Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 6 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 6 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong lĩnh vực toán học, cư dân nước nào ở phương Đông cổ đại thành thạo về số học? Vì sao?
- A. Trung Quốc - vì cư dân phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.
- B. Ai Cập - vì cư dân phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm do phù sa bồi đắp.
C. Lưỡng Hà - vì cư dân phải đi buôn bán.
- D. Ấn Độ - vì cư dân phải tính thuế ruộng đất hàng năm.
Câu 2: Đứng đầu nhà nước Ai Cập là:
- A. Hoàng đế.
B. Pha-ra-ông.
- C. Tăng lữ.
- D. En-xi.
Câu 3: Đứng đầu nhà nước Lưỡng Hà được gọi là:
- A. Thiên tử.
B. En-xi.
- C. Quý tộc quan lại.
- D. Hoàng đế.
Câu 4: Cư dân Ai Cập viết chữ trên:
- A. Đất sét.
- B. Mai rùa.
- C. Thẻ tre.
D. Giấy Pa-pi-rút.
Câu 5: Chiều cao của Kim tự tháp Kê-ốp là:
- A. 247m.
B. 147m.
- C. 274m.
- D. 174m.
Câu 6: Thành tựu văn hóa thuộc về người Ai Cập là:
- A. Viết chữ trên đất sét.
- B. Giỏi về số học, sử dụng hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.
C. Biết tính diện tích các hình
- D. Có tục ướp xác, giải phẫu phát triển.
Câu 7: Ai Cập cổ đại được hình thành ở lưu vực:
- A. Sông Hằng.
B. Sông Nin.
- C. Sông Ấn.
- D. Sông Dương Tử.
Câu 8: “Tặng phẩm” mà sông Nin không mang tới cho Ai Cập cổ đại là:
- A. Bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mờ, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
- B. Trở thành con đường giao thông chính, kết nối các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải ở Ai Cập.
C. Mực nước lên xuống hai mùa trong năm không ổn định.
- D. Lớp đất mềm, xốp, dễ canh tác.
Câu 9: “Ai Cập là quà tặng của sông Nin” là câu nói nổi tiếng của nhà sử gia:
A. Hê-rô-dốt.
- B. Tu-xi-đít.
- C. Pô-li-biu-xơ.
- D. Xi-xê-rông.
Câu 10: Gọi lịch của các cư dân ở các quốc gia cổ đại Phương Đông là “nông lịch” vì:
- A. Do nông dân sáng tạo ra.
B. Đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
- C. Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng.
- D. Dựa vào kinh nghiệm canh tác lúa nước.
Câu 11: Nhà nước do vua đứng đầu và toàn quyền gọi là:
- A. Nhà nước quân chủ lập hiến.
- B. Nhà nước phong kiến tập quyền.
- C. Nhà nước đế chế
D. Nhà nước quân chủ chuyên chế.
Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Ai Cập:
- A. Là một thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo lưu vực sông Nin.
- B. Sông Nin trở thành con đường giao thông chính, kết nối giữa các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải.
C. Giáp sa mạc A-ra-bi-an và vịnh Ba tư.
- D. Sử gia Hy Lạp Hê-rô-đốt từng viết: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.
Câu 13: Điều nào sau đây là đúng khi nói về thành tựu liên quan đến lịch pháp của người Ai Cập:
A. Chia một năm có 360 ngày.
- B. Làm ra lịch dựa trên sự quan sát sự chuyển động của Mặt trăng quay quanh Trái đất.
- C. Chia mỗi tháng có 29 ngày.
- D. Biết làm đồng hồ cát.
Câu 14: Điều kiện tự nhiên nào dưới đây không phải là cơ sở hình thành các quốc gia ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:
- A. Có nhiều con sông lớn.
- B. Đất phù sa màu mỡ, tơi xốp, dễ canh tác với nhiều đồng bằng rộng lớn.
- C. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.
D. Vùng ven biển có nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.
Câu 15: Kinh tế nông nghiệp phát triển sớm và mạnh ở hai quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại do:
A. Được các con sông lớn bồi đắp phù sa, tạo nên những đồng bằng màu mỡ.
- B. Địa hình chia cắt, những vùng đồng bằng nhỏ và hẹp.
- C. Giáp Địa Trung Hải và vịnh Ba Tư cung cấp nguồn nước tưới dồi dào.
- D. Các Pha-ra-ông và En-xi đưa ra những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp.
Câu 16: Ngành sản xuất phát triển sớm nhất ở các quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là:
A. Nông nghiệp.
- B. Công nghiệp.
- C. Thương nghiệp.
- D. Thủ công nghiệp.
Câu 17: Nhà nước Ai Cập cổ đại sớm hình thành và phát triển ở lưu vực sông Nin vì:
A. Có điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển.
- B. Cư dân ở đây sớm phát minh ra công cụ lao động bằng kim loại.
- C. Đây vốn là địa bàn cư trú của người nguyên thủy.
- D. Do có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động buôn bán.
Câu 18: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về nông nghiệp của Ai Cập và Lưỡng Hà:
- A. Phát minh ra máy cày, biết sử dụng sức kéo của động vật để cày ruộng.
B. Người Ai Cập và Lưỡng Hà đã biết làm nông nghiệp từ 5 000 năm trước.
- C. Biết đắp đê và làm hệ thống kênh mương tưới tiêu.
- D. Do nhu cầu chinh phục các dòng sông, phát triển kinh tế,... nên người Ai Cập và Lưỡng Hà có nhiều phát minh quan trọng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Câu 19: Nhận định nào dưới đây không đúng về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại:
A. Ở lưu vực sông Ấn, do tác động của gió mùa nên lượng mưa nhiều, cây cối tươi tốt.
- B. Ấn Độ là một bán đảo ở Nam Á, có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông.
- C. Miền Trung và miền Nam là cao nguyên Đê-can với rừng rậm và núi hiểm trở.
- D. Phía nam là các đồng bằng sông Ấn và sông Hằng rộng lớn.
Câu 20: Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ có điểm gì khác nhau so với Ai Cập và Lưỡng Hà?
- A. Ấn Độ có địa hình và khí hậu giống nhau ở mỗi miền.
B. Lãnh thổ Ấn Độ thời cổ đại là một vùng rộng lớn.
- C. Ấn Độ có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông.
- D. Có những dòng sông lớn bồi đắp phù sa màu mỡ.
Câu 21: Một trong những lễ hội tôn giáo cổ ở Ấn Độ và lớn nhất thế giới là:
- A. Lễ hội Loy-Kra thong.
- B. Lễ hội té nước Songkran.
C. Lễ hội tắm nước sông Hằng (Cum Me-la).
- D. Lễ hội Hin-đu Thaipusam.
Câu 22: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về hai tác phẩm văn học nổi bật nhất thời cổ đại ở Ấn Độ:
- A. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của văn học Ấn Độ và Đông Nam Á ở các giai đoạn sau này.
- B. Ma-ha-bha-ra-ta được coi là một bộ “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội Ấn Độ thời cổ đại.
- C. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na thuộc thể loại sử thi.
D. Ra-ma-y-a-na kể về tình yêu vĩ đại, đức hi sinh của người mẹ dành cho con.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận