Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập KTPL 11 kết nối tri thức giữa học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 11 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

  • A. Chính trị.
  • B. Kinh tế.
  • C. Hôn nhân và gia đình.
  • D. Văn hóa và giáo dục.

Câu 2: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là: nam, nữ bình đẳng trong

  • A. tiếp cận các cơ hội việc làm.
  • B. tham gia quản lý nhà nước.
  • C. tiến hành hoạt động sản xuất.
  • D. lựa chọn nghề nghiệp.

Câu 3: Hành vi của chị K trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?

Tình huống. Được biết Hội phụ nữ xã X thành lập đội công tác nhằm tuyên truyền, tư vấn cho cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, anh M và chị V đã đăng kí tham gia. Tuy nhiên, chị K (Hội trưởng Hội phụ nữ xã X) đã gạch tên anh M ra khỏi danh sách ứng viên vì chị cho rằng: công việc này không phù hợp với nam giới.

  • A. Chính trị.
  • B. Kinh tế.
  • C. Lao động.
  • D. Văn hóa.

Câu 4: Nam, nữ bình đẳng trong việc quản lý doanh nghiệp - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

  • A. Chính trị.
  • B. Kinh tế.
  • C. Văn hóa.
  • D. Giáo dục.

Câu 5:  Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào không vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?

Tình huống. Anh V và chị T tự ứng cử đại biểu HĐND cấp xã. Biết được thông tin này, ông N (cán bộ xã Y) rất bức xúc. Ông N cho rằng: chị T là phụ nữ, không có đủ trình độ và năng lực để trở thành đại biểu HĐND, do đó, ông N đã nhiều lần tung tin đồn thất thiệt, làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của chị T.

  • A. Ông N, anh V và chị T.
  • B. Anh V và ông N.
  • C. Chị T và anh V.
  • D. Ông N và chị T.

Câu 6: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: nam, nữ bình đẳng trong việc

  • A. thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất.
  • B. tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.
  • C. tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội.
  • D. t tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ.

Câu 7: Quyền nào của công dân được đề cập đến trong khái niệm sau đây: “Mọi công dân, không phân biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật”?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
  • B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • C. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
  • D. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Câu 8: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân về nghĩa vụ?

  • A. Lựa chọn loại hình bảo hiểm.  
  • B. Tham gia bảo vệ môi trường.
  • C. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản.
  • D. Hỗ trợ người già neo đơn.

Câu 9: Trong trường hợp dưới đây, các bạn học sinh lớp 12B đã được hưởng quyền gì?

Trường hợp. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khác nhau, sau khi có kết quả kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các bạn học sinh lớp 12B trường trung học phổ thông Y đều đăng kí tham gia tuyển sinh đại học theo nguyện vọng của bản thân.

  • A. Quyền học tập.
  • B. Quyền ứng cử.
  • C. Quyền sở hữu tài sản.
  • D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 10: Ý kiến nào dưới đây không đúng với quy định công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật?

  • A. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của mọi công dân.
  • B. Trẻ em không có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
  • C. Mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật.
  • D. Công dân có nghĩa vụ đóng thuế.

Câu 11: Bất kì người nào đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tìm việc làm phù hợp với khả năng của mình là thể hiện công dân bình đẳng trong

  • A. thực hiện quyền lao động.       
  • B. thực hiện quan hệ giao tiếp.
  • C. việc chia đều của cải xã hội.    
  • D. việc san bằng thu nhập cá nhân.

Câu 12: Theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc - điều này thể hiện công dân bình đẳng về

  • A. danh dự cá nhân.
  • B. phân chia quyền lợi
  • C. địa vị chính trị.
  • D. nghĩa vụ pháp lí.

Câu 13: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

  • A. Lựa chọn giao dịch dân sự.     
  • B. Bí mật xác lập di chúc thừa kế.
  • C. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.     
  • D. Tìm hiểu loại hình dịch vụ.

Câu 14:  Trong trường hợp dưới đây, anh T và chị V đã được hưởng quyền gì?

Trường hợp. Anh T và chị V cùng nộp hồ sơ đăng kí thành lập công ty tư nhân. Sau khi xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh, xét thấy hồ sơ của hai cá nhân này đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho anh Kiên và chị Hạnh trong thời hạn quy định.

  • A. Quyền bầu cử và ứng cử.
  • B. Quyền tự do ngôn luận.
  • C. Quyền tự do kinh doanh.
  • D. Quyền sở hữu tài sản.

Câu 15: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều

  • A. được quyền phủ nhận lời khai nhân chứng.
  • B. bị xử lí theo quy định của pháp luật.
  • C. phải từ bỏ sở hữu mọi tài sản.  
  • D. phải tham gia lao động công ích.

Câu 16: Lao động nam và lao động nữ được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

  • A. Chính trị.
  • B. Văn hóa.
  • C. Lao động.
  • D. Giáo dục.

Câu 17: Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trước pháp luật khi thực hiện nghĩa vụ

  • A. nộp thuế.
  • B. đầu tư các dự án kinh tế.
  • C. đóng góp quỹ bảo trợ xã hội.
  • D. thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Câu 18: Bất kì công dân nào cũng có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế,... - điều này thể hiện

  • A. công dân bình đẳng về quyền.
  • B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
  • C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
  • D. quyền công dân gắn bó với nghĩa vụ công dân.

Câu 19: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã thực hiện đúng quy định công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật?

Tình huống. Năm nay Q, P và K đều đủ 17 tuổi, đều thuộc diện đăng kí nghĩa vụ quân sự, theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự. Q và P đã thực hiện xong việc đăng kí, còn K thì không tới đăng kí cho rằng: bố của K là nhà kinh doanh thành đạt, đã nộp nhiều tiền thuế cho Nhà nước, nên K được miễn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.

  • A. Bạn Q và K.
  • B. Bạn K và P.
  • C. Bạn Q và P.
  • D. Cả 3 bạn Q, P, K.

Câu 20: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Tại một ngã tư giao thông, ông M (nhân viên) và ông N (thủ trưởng) cùng làm tại một cơ quan, do mải nói chuyện, không chú ý nên cả hai ông đều điều khiển xe máy vượt đèn đỏ nhưng không gây tai nạn giao thông.

Câu hỏi: Theo quy định của pháp luật, việc xử lí vi phạm của hai ông A và B sẽ diễn ra theo hướng nào?

  • A. Cả hai ông M và N đều bị xử phạt hành chính như nhau.
  • B. Ông N bị xử phạt hành chính nặng hơn do chức vụ cao hơn.
  • C. Ông M bị xử phạt hành chính nặng hơn do cấp bậc thấp hơn.
  • D. Ông N là thủ trưởng nên không bị xử phạt vi phạm hành chính.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác