Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 11 kết nối tri thức bài 13 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế và pháp luật 11 Bài 13 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm quản lí nhà nước là gì?   

  • A. Quản lí nhà nước là hoạt động quản lí của khu vực tư nhân
  • B. Quản lí nhà nước là thực hiện phạm vi quản lí trong các cơ quan hành chính của nhà nước
  • C. Quản lí nhà nước là hoạt động quản lí đặc biệt, được thực hiện bằng quyền lực của nhà nước
  • D. Quản lí nhà nước là những người làm trong các lĩnh vực thuộc nhà nước quản lí mới phải thực hiện

Câu 2: Em hãy cho biết khái niệm của quản lí xã hội là gì?  

  • A. Quản lí xã hội là quản lí được thực hiện bởi quyền lực của nhà nước
  • B. Quản lí xã hội là sự quản lí tổng thể xã hội
  • C. Quản lí xã hội là các việc làm nhằm để kiểm soát sự phát triển của xã hội
  • D. Quản lí xã hội là các việc làm để thúc đẩy việc phát triển của xã hội

Câu 3: Người trong độ tuổi nào dưới đây được đủ quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân?

  • A. Người đủ 16 tuổi trở lên
  • B. Người đủ 18 tuổi trở lên
  • C. Người đủ 20 tuổi trở lên
  • D. Người đủ 21 tuổi trở lên

Câu 4: “Hình thức dân chủ với những quy chế, thể chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng Nhà nước” là hình thức gì?

  • A. Hình thức dân chủ trực tiếp
  • B. Hình thức dân chủ gián tiếp
  • C. Hình thức dân chủ tập trung
  • D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa

Câu 5: Nhận định nào sau đây là sai “Nhân dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt …”?

  • A. Giới tính, dân tộc, tôn giáo
  • B. Trình trạng pháp lí
  • C. Trình độ văn hóa, nghề nghiệp
  • D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử

Câu 6: Công dân có các quyền nào trong việc tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

  • A. Quyền bình đẳng
  • B. Quyền bầu cử
  • C. Quyền ứng cử đại biểu Quốc hội
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 7: Quyền ứng cử của công dân có thể được thực hiện bằng bao nhiêu con đường?

  • A. Một con đường duy nhất
  • B. Hai con đường
  • C. Ba con đường
  • D. Bốn con đường

Câu 8: Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân?

  • A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử
  • B. Đủ 21 tuổi trở lê có quyền bầu cử và ứng cử
  • C. Từ đủ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử
  • D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử

Câu 9: Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội dẫn đến hậu quả như thế nào?

  • A. Tích cực
  • B. Tiêu cực
  • C. Không ảnh hưởng gì
  • D. Tạo ra các bước phát triển vượt bậc

Câu 10: Ngày 22/5 /2023, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là?   

  • A. 21/5/2000
  • B. 22/5/2001
  • C. 22/5/2002
  • D. 21/5/2002

Câu 11: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

  • A. Quyền ứng cử
  • B. Quyền kiểm tra, giám sát
  • C. Quyền đóng góp ý kiến
  • D. Quyền tham quản lí nhà nước và xã hội

Câu 12: Những người thực hiện các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ quản lí nhà nước và xã hội sẽ bị xử lí như thế nào? 

  • A. Bị phạt hành chính hoặc giam giữ vô thời hạn
  • B. Tùy vào mức độ vi phạm sẽ có hình thức phạt cụ thể
  • C. Bị phạt theo khung hình phạt nặng nhất
  • D. Bị xử phạt hình sự vô thời hạn

Câu 13: Việc làm nào sau đây được coi là tích cực tham gia quản lí nhà nước và xã hội như?

  • A. Tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật đã ban hành
  • B. Chấp hành tốt các quy định của tổ dân phố
  • C. Tham gia các hoạt động nhằm giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 14: Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội?

  • A. Để không ai bị đối xử phân biệt trong xã hội
  • B. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình
  • C. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội
  • D. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội

Câu 15: Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền?

  • A. Bầu cử đại biểu Quốc hội
  • B. Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
  • C. Được biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý
  • D. Đóng góp ý kiến với Quốc hội trong những lần đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri

Câu 16: Việc làm nào dưới đây thể hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

  • A. Bảo vệ môi trường
  • B. Vượt khó học tập
  • C. Nộp thuế đúng theo quy định
  • D. Bầu cử đại biểu Quốc hội

Câu 17: Khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp mới, anh B đã mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về các điểm chưa hài lòng. Theo em, việc làm của anh B đã thực hiện tốt quyền tham gia vào quản lí nhà nước, xã hội của công dân hay chưa?

  • A. Việc làm của anh B chỉ khiến các cơ quan chức năng có các thành kiến về anh
  • B. Việc làm của anh B là không cần thiết vì trong tổ chức bộ máy Nhà nước có rất nhiều chuyên gia không cần thiết đến anh phải tham gia góp ý
  • C. Anh B đã thực hiện tất tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia vào quản lí xã hội, nhà nước
  • D. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 18: Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội:

  • A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội để thảo luận và kiến nghị các công việc chung của đất nước và địa phương.
  • B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội liên quan đến việc tham gia bầu cử, ứng cử và cho ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề ở tầm quốc gia.
  • C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội không tách rời nghĩa vụ công dân trong xây dựng bộ máy nhà nước và phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19: Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước, xã hội về phía cơ quan:

  • A. Không bảo đảm và thực hiện được quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • B. Không phát huy được vai trò, tính tích cực và sáng tạo của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lí của Nhà nước.
  • C.  Không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ của bản thân và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
  • D. A và B đúng

Câu 20: Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước, xã hội về phía công dân:

  • A.  Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội sẽ chịu trách nhiệm pháp lí.
  • B. Không thực hiện được đúng, dầy đủ quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • C.  Không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ của bản thân và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21: Mức độ vi phạt về hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân:

  • A. Hình sự
  • B. Dân sự
  • C. Hành chính
  • D. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, có thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lí như: hình sự, dân sự, hành chính, kỉ luật.

Câu 22: Những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp, pháp luật là

  • A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.
  • B. Các quyền con người, quyền công dân.
  • C. Quyền cơ bản của công dân.
  • D. Việc thực hiện quyền công dân.

Câu 23: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại đâu?

  • A. Chương I của Hiến pháp năm 2013.
  • B. Chương II của Hiến pháp năm 2013.
  • C. Chương III của Hiến pháp năm 2013.
  • D. Chương IV của Hiến pháp năm 2013.

Câu 24: Đâu là nội dung được Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người?

  • A. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phản biệt đối xử.
  • B. Mọi người đều có quyền sống.
  • C. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiện xác theo quy định của luật.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 25: Ý nghĩa của quyền con người được quy định trong Hiến pháp là gì?

  • A. Là cơ sở pháp lý để bảo vệ con người.
  • B. Chống lại các hành vi làm tổn hại đến thân thể, danh dự, nhân phẩm, quyền lợi, sự tự do,... của con người.
  • C. Thể hiện tính nhân văn, dân chủ của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 26: Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về chính trị, dân sự ở các nội dung nào sau đây?

  • A. Quyền có nơi ở hợp pháp.
  • B. Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định.
  • C. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 27: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước thuộc nhóm quyền nào của con người quy định trong Hiến pháp 2013?

  • A. Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội.
  • B. Các quyền về chính trị, dân sự
  • C. Các quyền về kinh tế, văn hoá.
  • D. Các quyền về kinh tế, dân sự.

Câu 28: Những quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với lợi ích, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
  • B. Thể hiện trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta với đời sống nhân dân.
  • C. Là căn cứ pháp lí để người dân thực hiện các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 29: Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các nghĩa vụ cơ bản nào sau đây?

  • A. Nghĩa vụ học tập.
  • B. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
  • C. Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốC.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 30: Nội dung nào thể hiện chủ thể thực hiện tốt nghĩa vụ cơ bản của công dân?

  • A. Anh Q thực hiện nghĩa vụ quân sự bằng việc nhập ngũ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông
  • B. Là một cán bộ đoàn gương mẫu, anh N luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
  • C. Vì không muốn xa bố mẹ, A đã bỏ vào Sài Gòn một thời gian khi có giấy trúng tuyển.
  • D. Cả A, và B đều đúng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác