Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 11 kết nối tri thức bài 3 Thị trường lao động

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế và pháp luật 11 Bài 3 Thị trường lao động - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lao động là gì?

  • A. Lao động là một hoạt động thiết yếu và cốt lõi của con người, có mục đích và ý thức để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và công việc phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống.
  • B. Lao động là một hoạt động cần có và cốt lõi của con người, có mục đích và ý thức để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và công việc phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống
  • C. Lao động là một hoạt động thiết yếu và cốt lõi của con người, có mục tiêu và ý thức để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và công việc phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống
  • D. Không có ý nào đúng

Câu 2: Thị trường lao động là gì?

  • A. Thị trường lao động là một phần trong hoạt động kinh tế, nơi mà các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động gặp gỡ và đàm phán với những người lao động có kỹ năng phù hợp. 
  • B. Thị trường lao động là một phần quan trọng trong hoạt động đối ngoại, nơi mà các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động gặp gỡ và đàm phán với những người lao động có kỹ năng phù hợp. 
  • C. Thị trường lao động là một phần quan trọng trong hoạt động kinh tế, nơi mà các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động và không đàm phán với những người lao động có kỹ năng phù hợp. 
  • D. Thị trường lao động là một phần quan trọng trong hoạt động kinh tế, nơi mà các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động gặp gỡ và đàm phán với những người lao động có kỹ năng phù hợp. 

Câu 3: Các xu hướng tuyển dụng lao động hiện nay là gì?

  • A. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đang giảm dần, trong khi đó lao động trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đang gia tăng.
  • B. Lao động được đào tạo ngày càng tăng và trở nên ưu thế hơn so với những lao động chưa có trình độ chuyên môn trong tổng số lực lượng lao động của xã hội.
  • C.  Tốc độ tăng của lực lượng lao động trong khu vực dịch vụ đang nhanh hơn so với tốc độ tăng của lực lượng lao động trong các lĩnh vực sản xuất vật chất.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Thị trường làm việc làm hiện nay là gì?

  • A. Thị trường việc làm hiện nay được xem là một nơi quan trọng, nơi mà các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức tìm kiếm các cơ hội việc làm và tìm kiếm người lao động tài năng. 
  • B. nơi mà người sử dụng lao động và người lao động thực hiện các cuộc thương lượng về các yêu cầu công việc, tiền lương, và các điều kiện làm việc dựa trên hợp đồng lao động. 
  • C. A và B đúng
  • D. Cả 3 đáp án đúng

Câu 5: Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm?

  • A. Thị trường việc làm và thị trường lao động tác động qua lại chặt chẽ.
  • B. Khả năng cung ứng lao động và tạo việc làm đóng vai trò quan trọng trong tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu hụt lao động.
  • C. Người lao động và người sử dụng lao động dựa trên thông tin về thị trường việc làm và lao động để tìm kiếm và tuyển dụng việc làm và lao động.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6:  Tiêu chí nào sai về mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm?

  • A. Thị trường việc làm và thị trường lao động tác động qua lại chặt chẽ.
  • B. Khả năng cung ứng lao động và tạo việc làm đóng vai trò quan trọng trong tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu hụt lao động.
  • C. Người lao động và người sử dụng lao động dựa trên thông tin về thị trường việc làm và lao động để tìm kiếm và tuyển dụng việc làm và lao động.
  • D. Thị trường mang đến lao động và lấy giá trị chênh lệch từ người lao động

Câu 7: Thị trường lao động giải quyết tốt mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trường lao động không

  • A. Không
  • B. Có

Câu 8: Cạnh tranh là gì?

  • A. Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các cá thể tham gia thị trường nhằm giành điều kiện thuận lợi trong sản xuất, mua bán, tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ để có thể thu về lợi ích kinh tế cao nhất.
  • B. Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường nhằm giành điều kiện thuận lợi trong sản xuất, mua bán, tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ để có thể thu về lợi ích kinh tế nhỏ nhất.
  • C. Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường nhằm giành điều kiện thuận lợi trong sản xuất, mua bán, tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ để có thể thu về lợi ích kinh tế cao nhất.
  • D. Cạnh tranh là sự tìm hiểu, đấu tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường nhằm giành điều kiện thuận lợi trong sản xuất, mua bán, tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ để có thể thu về lợi ích kinh tế cao nhất.

Câu 9: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?

  • A. sự khác biệt về hình thức sở hữu nguồn lực và độc lập tồn tại của chúng
  • B. vì lợi ích của mình, chúng luôn hành động trước hết.
  • C. Vì các nguồn lực có hạn và các điều kiện sản xuất, mua bán và tiêu dùng khác nhau, các chủ thể kinh tế phải cạnh tranh với nhau để đạt được lợi ích của mình.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10: Các chủ thể sản xuất tranh giành gì?

  • A. Mặt bằng
  • B. Hàng hoá
  • C. kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận cao nhất.
  • D. A và B đúng

Câu 11: Vai trò của cạnh tranh

  • A. Cạnh tranh thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
  • B. Cạnh tranh tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận hàng hoá dịch vụ chất lượng tốt, đa dạng về mẫu mã, chủng loại và giá cả hợp lý, từ đó đáp ứng nhu cầu của xã hội.
  • C. Nhờ cạnh tranh, các nguồn lực kinh tế được sử dụng linh hoạt và hiệu quả, trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12: Cạnh tranh không lành mạnh là gì?

  • A. Cạnh tranh bất chính là hành vi mâu thuẫn với các nguyên tắc thiện chí, trung thực, đạo đức thương mại và các tiêu chuẩn trong sản xuất, kinh doanh, có thể gây tổn hại hoặc nguy hiểm đến quyền lợi hợp pháp của các chủ thể khác.
  • B. Dành lợi ý từ nhau
  • C. Cùng mặt hàng nên cạnh tranh
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13: Cạnh tranh không lành mạnh có tốt không

  • A. Không
  • B. Có

Câu 14: Cạnh tranh lành mạnh có cần ngăn chặn không

  • A. Có
  • B. Không

Câu 15: Sản xuất là hoạt động có vai trò quyết định

  • A. Mọi hoạt động của xã hội.
  • B. Các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng.
  • C. Thu nhập của người lao động
  • D. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?

  • A. Động lực cho sản xuất phát triển.
  • B. “Đơn đặt hàng” cho sản xuất.
  • C. Điều tiết hoạt động trao đổi.
  • D. Quyết định phân phối thu nhập.

Câu 17: Hoạt động sản xuất đóng vai trò là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của đối tượng nào?

  • A.Con người.
  • B.Người bán.
  • C.Người mua.
  • D.Nhà nước.

Câu 18: Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng nào?

  • A.Đời sống nhà sản xuất.
  • B.Đời sống xã hội.
  • C.Đời sống nhà đầu tư.
  • D.Đời sống người tiêu dùng.

Câu 19: Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phầm được gọi là gì?

  • A.Hoạt động trao đổi.
  • B.Hoạt động tiêu dùng.
  • C.Hoạt động sản xuất.
  • D.Hoạt động phân phối.

Câu 20: Đâu không phải là một hoạt động của nền kinh tế nước ta?

  • A.Hoạt động phân phối - trao đổi.
  • B.Hoạt động sản xuất.
  • C.Hoạt động giải trí.
  • D.Hoạt động tiêu dùng.

Câu 21: Các đại lý sữa lấy sản phẩm từ những nhà sản xuất về bán lại cho người dùng. Trong trường hợp này, các đại lý sữa đóng vai trò gì trong hoạt động kinh tế của thị trường.

  • A.Trung gian.
  • B.Chủ đạo.
  • C.Quyết định.
  • D.Tác động.

Câu 22: Hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng được gọi là gì?

  • A.Sản xuất.
  • B.Tiêu dùng.
  • C.Trao đổi.
  • D.Phân phối.

Câu 23: Trong nền kinh tế của nước ta, đâu là hoạt động cơ bản nhất đóng vai trò quyết định các hoạt động còn lại?

  • A.Hoạt động phân phối.
  • B.Hoạt động trao đổi.
  • C.Hoạt động sản xuất.
  • D.Hoạt động tiêu dùng.

Câu 24: Công ty A lên kế hoạch và tạo ra các sản phẩm văn phòng phẩm như bút, thước kẻ,...nhằm phục vụ cho việc sử dụng của người tiêu dùng đặc biệt là học sinh, sinh viên. trong trường hợp trên, công ty A đã thực hiện hoạt động nào của nền kinh tế?

  • A.Hoạt động trao đổi.
  • B.Hoạt động phân phối.
  • C.Hoạt động tiêu dùng.
  • D.Hoạt động sản xuất.

Câu 25: Công ty X chuyên sản xuất về bánh bao, trong quá trình tạo ra thành phẩm, nhà sản xuất đã chia các yếu tố như nhân bánh, vỏ bánh và hộp bánh cho các đơn vị sản xuất khác nhau. Trong trường hợp trên, nhà sản xuất đã thực hiện hoạt động gì của kinh tế?

  • A.Hoạt động phân phối.
  • B.Hoạt động trao đổi.
  • C.Hoạt động sản xuất.
  • D.Hoạt động tiêu dùng.

Câu 26: Việc con người sử dụng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt là đang thực hiện hoạt động kinh tế nào?

  • A.Hoạt động sản xuất.
  • B.Hoạt động trao đổi.
  • C.Hoạt động phân phối.
  • D.Hoạt động tiêu dùng.

Câu 27: Nền kinh tế là

  • A. Khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một địa phương nhất định.
  • B. Khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một quốc gia.
  • C. Là một chỉnh thể thống nhất các hoạt động kinh tế cơ bản: sản xuất – trao đổi – tiêu dùng.
  • D. Vừa đảm bảo, vừa kìm hãm nền kinh tế.

Câu 28: Hoạt động sản xuất là

  • A. Hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
  • B. Hoạt động quyết định đến sự phát triển về vật chất và tinh thần của con người.
  • C. Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm.
  • D. Hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

Câu 29: Có vai trò quyết định trong các hoạt động kinh tế cơ bản của đời sống xã hội là hoạt động

  • A. Phân phối và trao đổi.
  • B. Sản xuất.
  • C. Tiêu dùng.
  • D. Đáp án khác.

Câu 30: Phân phối là hoạt động

  • A. Cơ bản nhất trong các hoạt động của con người.
  • B. Con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cần sản xuất và sinh hoạt.
  • C. Phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm và phân chia kết quả cho tiêu dùng.
  • D. Đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác