Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức cuối học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cuối học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước – đó là nội dung của quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin.
  • B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • C. Quyền của công dân về khiếu nại và tố cáo.
  • D. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền

  • A. tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
  • B. ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
  • C. bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
  • D. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự.

Câu 3: Trong trường hợp dưới đây, chị K đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

Trường hợp. Sau khi được giải thích và tuyên truyền về quyền bầu cử của công dân, chị K (18 tuổi) đã tích cực thực hiện quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

  • A. Tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
  • B. Tham gia biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.
  • C. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
  • D. Khiếu nại những việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước.

Câu 4: Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp xã X, chị T gợi ý anh C bỏ phiếu cho ứng cử viên là người thân của mình. Thấy anh C còn băn khoăn, chị T nhanh tay gạch phiếu bầu giúp anh rồi bỏ luôn lá phiếu đó vào hòm phiếu. Chị T đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

  • A. Trực tiếp.
  • B. Phổ thông.
  • C. Ủy quyền.
  • D. Gián tiếp.

Câu 5:  Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền ứng cử bằng hình thức được giới thiệu ứng cử hoặc

  • A. ủy quyền ứng cử.         
  • B. được tranh cử.
  • C. trực tiếp tranh cử.         
  • D. tự ứng cử.

Câu 6: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây?

  • A. Đăng kí hiến máu nhân đạo.    
  • B. Khám tuyển nghĩa vụ quân sự
  • C. Tham khảo dịch vụ trực tuyến.
  • D. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những nguyên tắc thực hiện quyền bầu cử của công dân?

  • A. Bỏ phiếu kín.
  • B. Phổ thông.
  • C. Công khai phiếu bầu.
  • D. Trực tiếp.

Câu 8:  Công dân có nghĩa vụ gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

  • A. Tham gia hiến máu nhân đạo.
  • B. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
  • C. Từ chối nhận các di sản thừa kế.
  • D. Lan truyền bí mật quốc gia.

Câu 9: Theo quy định của pháp luật, công dân được thực hiện quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong trường hợp nào sau đây?

  • A. Chuẩn bị được đặc xá.            
  • B. Đang chấp hành hình phạt tù.
  • C. Đang bị tạm giữ, tạm giam.
  • D. Phải thi hành án chung thân.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội?

  • A. Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.
  • B. Gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín, tài chính… của công dân.
  • C. Sức khỏe, tính mạnh, danh dự và nhân phẩm của công dân bị đe dọa.
  • D. Không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ đất nước của công dân.

Câu 11: Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

  • A. Đóng góp ý kiến, sửa đổi Hiến pháp.
  • B. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.
  • C. Bầu cử Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp.
  • D. Tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật.

Câu 12:  Khi thực hiện quyền bầu cử, công dân được quyền

  • A. tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật.
  • B. ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương trên cả nước.
  • A. sử dụng tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.
  • D. lợi dụng bầu cử để tuyên truyền trái những thông tin với pháp luật.

Câu 13: Trong trường hợp dưới đây, Đoàn Thanh niên Trường Trung học phổ thông C đã thực hiện nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

Trường hợp. Đoạn đường đi qua cổng trường Trung học phổ thông C thường xuyên xảy ra ách tắc, gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Trước tình trạng đó, Đoàn Thanh niên trường đã thảo luận, đề xuất một số phương án giải quyết, khắc phục sự việc gửi tới Ban Giám hiệu nhà trường và chính quyền địa phương. Những phương án này đã được chính quyền địa phương cùng nhà trường xem xét, phân tích, đánh giá, triển khai trên thực tế để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, nội quy của trường học, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

  • A. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
  • B. Tham gia thảo luận, góp ý và biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.
  • C. Tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và công chức nhà nước.
  • D. Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 14: Theo quy định của pháp luật, công dân không được thực hiện quyền Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi

  • A. đang bị tạm giữ, tạm giam.
  • B. đang thực hiện cách li y tế.
  • C. bị mất năng lực hành vi dân sự.
  • D. tham gia công tác biệt phái.

Câu 15: Trong trường hợp sau đây, chủ thể nào đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội?

Trường hợp. Là Bí thư Chi đoàn lớp 12A1, bạn C được Bí thư Đoàn trường giao nhiệm vụ phổ biến thông tin và thu thập ý kiến đóng góp của các đoàn viên trong lớp đối với dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc và dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn tỉnh. Vì thời gian hơi gấp nên C đã tự đọc dự thảo các văn kiện và gửi ý kiến đóng góp cho cấp trên. Khi biết chuyện, thầy giáo V (Bí thư Đoàn trường) đã nghiêm khắc phê bình C và giải thích cho C hiểu việc làm đó đã vi phạm quyền bày tỏ ý kiến của các đoàn viên khác trong lớp. Các bạn sẽ không có cơ hội được nói lên nguyện vọng, ý kiến của cá nhân đối với hoạt động của Đoàn. C cảm thấy hối hận nên đã chủ động chia sẻ lại sự việc và xin lỗi cả lớp.

  • A. Bạn C.
  • B. Thầy giáo V.
  • C. Tất cả các chủ thể đều vi phạm.
  • D. Không có chủ thể nào vi phạm.

Câu 16: Trong trường hợp dưới đây, bạn A đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

Trường hợp. Bạn A tích cực tham gia đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo “Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng" khi cơ quan nhà nước tổ chức lấy ý kiến. A chủ động tìm hiểu thông tin, phổ biến lại cho các bạn trong lớp, người thân trong gia đình và gửi thư đề xuất một số kiến nghị và mong muốn đối với Bộ Quy tắc này để góp phần bảo vệ an toàn cho bản thân cũng như các trẻ em khác khi sử dụng internet.

  • A. Tham gia thảo luận những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở.
  • B. Khiếu nại những việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước.
  • C. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
  • D. Tham gia biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.

Câu 17: Đọc trường hợp sau và cho biết: chủ thể nào đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền bầu cử của công dân?

Trường hợp. Là thành viên của Tổ bầu cử, ông V được phân công nhiệm vụ phát thẻ cử tri cho nhân dân. Khi đến nhà anh T, ông V chỉ phát thẻ cử tri cho anh và chị D (vợ anh T) mà không phát cho bà M (mẹ anh T). Sau khi nhận được thắc mắc ông V giải thích: Bà M không biết chữ nên ông V không ghi tên bà M vào danh sách cử tri của xã.

  • A. Anh T.
  • B. Chị D.
  • C. Ông V.
  • D. Bà M.

Câu 18: Trước những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, chúng ta cần

  • A. học tập, noi gương.
  • B. khuyến khích, cổ vũ.
  • C. lên án, ngăn chặn.
  • D. thờ ơ, vô cảm.

Câu 19:  Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân?

  • A. 16 tuổi.
  • B. 20 tuổi.              
  • C. 21 tuổi               
  • B. 18 tuổi.

Câu 20: Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây có hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội?

Trường hợp. Theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã phải công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách một cách minh bạch, rõ ràng cho nhân dân được biết, theo dõi và giám sát. Tuy nhiên, khi người dân xã X yêu cầu được cung cấp thông tin về vấn đề này, ông T (là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã X) lại không thực hiện việc công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách xã.

  • A. Ông T.
  • B. Người dân xã X.
  • C. Tất cả các chủ thể đều vi phạm.
  • D. Không có chủ thể nào vi phạm.

 

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác