Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức cuối học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cuối học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Hành vi nào sau đây là thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội?

  • A. Bà K không tố giác hành vi tham ô, tham nhũng của ông T là trưởng thôn.
  • B. Trưởng thôn V tự ý quyết định mức đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn.
  • C. Anh P tuyên truyền các quy định, chủ trương của xã cho bà con trong thôn.
  • D. Chị G từ chối thảo luận, biểu quyết những vấn đề quan trọng của địa phương.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân đề nghị cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định  điều động công tác đối với mình là thực hiện quyền

  • A. Phát hiện tù nhân trốn trại.      
  • B. Chứng kiến bắt cóc con tin.
  • C. Bị phần tử khủng bố đe dọa tính mạng.         
  • D. Nhận quyết định kỷ luật chưa thỏa đáng.

Câu 3: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân dân về bầu cử và ứng cử có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiệm trọng, ngoại trừ việc

  • A. là nhân tố duy nhất gây nên tình trạng bất ổn trong xã hội.
  • B. làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.
  • C. gây nên tình trạng mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
  • D. không thể hiện được ý chí, nguyện vọng của bản thân công dân.

Câu 4: Trong trường hợp sau, bà M đã thực hiện quyền khiếu nại của công dân như thế nào?

Trường hợp. Bà M được chính quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 300 m2 đất nhưng sau khi tiến hành đo đạc, gia đình bà phát hiện diện tích đất thực tế không đủ 300 m2 theo quy định. Do tuổi cao, sức yếu, bà M đã uỷ quyền cho con gái làm đơn khiếu nại và thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến sự việc gửi đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét, giải quyết để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình.

  • A. Tự mình tiến hành khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.
  • B. Uỷ quyền cho người khác khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  • C. Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính
  • D. Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại.

Câu 5:  Trong trường hợp dưới đây, bạn K đã thực hiện tốt quyền dân chủ nào của công dân?

Trường hợp. Sau khi tìm hiểu các quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự, K nhận thấy mình có đầy đủ các điều kiện nên đã quyết định đi khám nghĩa vụ quân sự. Khi có kết quả trúng tuyển, K đã xin phép bố mẹ cho bảo lưu kết quả học tập để tham gia nghĩa vụ quân sự.

  • A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
  • B. Quyền bảo vệ Tổ quốc.
  • C. Quyền bầu cử và ứng cử.
  • D. Quyền tham gia quản lý nhà nước.

Câu 6: Công dân có nghĩa vụ gì khi tham gia bầu cử, ứng cử?

  • A. Sao chép nội dung phiếu bầu của người khác.
  • B. Chỉ tham gia bầu cử khi được hưởng lợi ích vật chất.
  • C. Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử.
  • D. Trao đổi với người khác về nội dung phiếu bầu của mình.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền của công dân về khiếu nại?

  • A. Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
  • B. Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý hoặc quyết định giải quyết khiếu nại.
  • C. Nhận thông tin về quá trình giải quyết khiếu nại bao gồm cả bí mật nhà nước.
  • D. Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại.

Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền của công dân về bảo vệ Tổ quốc?

  • A. Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • B. Tham gia thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.
  • C. Lan truyền các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia.
  • D. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các quy định pháp luật về quyền khiếu nại của công dân?

  • A. Là nhân tố duy nhất giúp ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
  • B. Là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân.
  • C. Thể hiện quyền làm chủ của công dân trong hoạt động quản lí nhà nước.
  • D. Góp phần xây dựng và phát triển một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Câu 10: Đọc trường hợp sau và cho biết: lực lượng bộ đội biên phòng và chính quyền xã P đã thực hiện tốt quyền dân chủ nào của công dân?

Trường hợp. Xã P ở huyện Y là một xã biên giới. Thực hiện phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới" lực lượng Bộ đội Biên phòng trên địa bàn đã phối hợp với chính quyền địa phương thành lập Tổ tự quản, vận động các hộ gia đình tham gia kí cam kết tự quản đường biên, cột mốc biên giới quốc gia. Qua công tác tuyên truyền, tất cả người dân trên địa bàn hiểu được bảo vệ an ninh quốc gia, biên giới lãnh thổ đất nước là quyền, nghĩa vụ công dân. Nhờ vậy, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn phát triển, đạt nhiều thành tích. Đây là điểm sáng trong thực hiện phong trào tại huyện.

  • A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
  • B. Quyền bảo vệ Tổ quốc.
  • C. Quyền bầu cử và ứng cử.
  • D. Quyền tham gia quản lí nhà nước.

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân khi tham gia bầu cử, ứng cử?

  • A. Không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước.
  • B. Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử.
  • C. Hỏi ý kiến rồi sao chép nội dung phiếu bầu của người khác.
  • D. Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử.

Câu 12: Trong trường hợp dưới đây, Trung tâm ngoại ngữ K đã thực hiện quyền khiếu nại như thế nào?

Trường hợp. Gần đây, Trung tâm Ngoại ngữ K bị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoa quyết định thu hồi giấy phép hoạt động vì không hoạt động đúng địa điểm cấp phép và không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Trung tâm Ngoại ngữ K không đồng ý với quyết định thu hồi giấy phép nên đã làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị xem xét lại. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu kĩ, Trung tâm Ngoại ngữ K nhận thấy quyết định đó là có căn cứ và đúng với các quy định của pháp luật nên đã rút đơn khiếu nại.

  • A. Uỷ quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  • B. Đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT xem xét lại quyết định thu hồi giấy phép hoạt động.
  • C. Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính
  • D. Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại.

Câu 13:  Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm hoạt động nào sau đây?

  • A. Tham gia nghĩa vụ quân sự.
  • B. Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
  • C. Góp ý cho các chính sách phát triển kinh tế.
  • D. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

Câu 14: Anh B là Chi cục trưởng Chi cục X chở chị H là nhân viên đi công tác bằng xe mô tô. Trên đường đi, anh B đã vượt đèn đỏ nên bị anh M là cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe. Vào thời điểm anh M lập biên bản và ra quyết định xử phạt anh B ; cách đó không xa, anh D là tài xế xe taxi bị hành khách trên xe là anh C khống chế, dùng dao đâm vào bụng. Sau khi thoát khỏi xe và kêu cứu, anh D ngã gục xuống đường, lợi dụng lúc này, anh C bỏ chạy. Anh M nhờ người đưa anh D đi cấp cứu còn mình thì truy đuổi anh C. Thấy trong quyết định xử phạt anh B có ghi thêm lỗi đi sai làn đường dù anh B không vi phạm, chị H đã đưa sự việc lên mạng xã hội. Không ngờ hành động của chị H khiến việc anh B bị xử phạt lan truyền rộng rãi dẫn đến uy tín của anh B bị ảnh hưởng. Bức xúc, anh B đã tạo tình huống để chị H mắc lỗi nghiêm trọng rồi dựa vào đó thực hiện quy trình kỉ luật và chị H đã phải nhận quyết định buộc thôi việc. Những ai sau đây có thể vừa được thực hiện quyền khiếu nại vừa được thực hiện quyền tố cáo?

  • A. Chị H và anh B.
  • B. Chị H và anh D.
  • C. Anh B, anh D và chị H.
  • D. Anh M, anh B và anh C.

Câu 15: Hành vi nào sau đây không phải là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?

  • A. Tham gia phục vụ trong Công an nhân dân.
  • B. Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân.
  • C. Tham gia bảo vệ an ninh vùng biên giới.
  • D. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Câu 16: Đối với cơ quan nhà nước, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử gây ra hậu quả như thế nào?

  • A. Suy sụp tinh thần và gây tổn thất kinh tế cho công dân.
  • B. Không thể hiện được nguyện vọng của bản thân công dân.
  • C. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự của công dân.
  • D. Làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.

Câu 17: Công dân có quyền khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của

  • A. Bộ luật Hình sự.
  • B. Luật tố tụng dân sự.
  • C. Luật hành chính công.
  • D. Luật Tố tụng hành chính.

Câu 18: Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự là thực hiện quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền tự do.
  • B. Quyền lập hội.
  • C. Quyền dân chủ.
  • D. Quyền bình đẳng.

Câu 19: Công dân báo cho cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức là thực hiện quyền

  • A. truy cứu.  
  • B. tố cáo.     
  • C. khiếu nại.
  • D. xét xử.

Câu 20: Bảo về Tổ quốc là

  • A. trách nhiệm riêng của nhà nước.
  • B. nghĩa vụ thiêng liêng của công dân.
  • C. quyền dân chủ duy nhất của công dân.
  • D. nghĩa vụ riêng của lực lượng vũ trang.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác