Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập KTPL 11 kết nối tri thức giữa học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 11 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam được Đảng, Nhà nước bảo đảm và tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển về kinh tế - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

  • A. Chính trị.
  • B. Kinh tế.
  • C. Văn hóa.
  • D. Tín ngưỡng.

Câu 2: Hành động của anh V và chị A trong trường hợp dưới đây đã thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

Trường hợp. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm X, chị A và anh V xung phong nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Biết được việc này, người thân của chị A và anh V đã khuyên: không nên chọn đi đến những nơi khó khăn như vậy mà nên ở lại thành phố để làm việc. Tuy nhiên, chị A và anh V vẫn kiên định với lựa chọn của mình, vì: anh, chị muốn góp một phần công sức bé nhỏ để phát triển văn hoá, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.

  • A. An ninh.
  • B. Chính trị.
  • C. Giáo dục.
  • D. Kinh tế.

Câu 3: Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật

  • A. bảo hộ.
  • B. phân lập.
  • C. cô lập.
  • D. xâm phạm.

Câu 4: Các tổ chức tôn giáo, cũng như người theo các tôn giáo khác nhau dù ở bất kì cương vị nào nếu vi phạm pháp luật

  • A. phải từ bỏ sở hữu mọi tài sản.
  • B. phải tham gia lao động công ích.
  • C. bị xử lí theo quy định của pháp luật.
  • D. được quyền phủ nhận lời khai nhân chứng.

Câu 5:  Đọc trường hợp sau và cho biết: ở địa phương H, sự bình đẳng về nghĩa vụ giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?

Trường hợp. Thi hành Chỉ thị của Chính quyền thành phố H là trong thời gian có dịch bệnh không tập trung đông người để phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh, các tổ chức và tín đồ của tất cả các tôn giáo trên địa bàn thành phố H đã thực hiện các hoạt động sinh hoạt tôn giáo bằng hình thức trực tuyến. Các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lí cơ sở tôn giáo thường xuyên hướng dẫn tín đồ và người dân nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về phòng, chống dịch của Chính quyền thành phố.

  • A. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo đều tuân thủ pháp luật.
  • B. Các tín đồ chỉ cần tuân theo những giáo lí, giáo luật của tôn giáo mình.
  • C. Chính quyền thành phố H nghiêm cấm sự hoạt động của các tôn giáo.
  • D. Chính quyền thành phố H có sự phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.

Câu 6: Hành vi của anh P trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

Trường hợp. Để mở rộng sản xuất, Công ty X đăng tin tuyển dụng 3 kĩ sư tin học biết tiếng Anh vào làm việc. Đối chiếu với các tiêu chuẩn mà công ty đề ra đối với ứng viên, anh Q và chị M thấy mình đều đủ cả nên đã đăng kí dự tuyển. Tuy nhiên, hồ sơ của anh Q không được anh P (Giám đốc Công ty X) chấp nhận vì lí do anh Q là người dân tộc thiểu số.

  • A. Chính trị.
  • B. Kinh tế.
  • C. Văn hóa.
  • D. Giáo dục.

Câu 7: Quan điểm của bạn học sinh nào trong tình huống dưới đây là đúng?

Tình huống. T và K sinh ra, lớn lên và học tập cùng trưởng tại địa phương H. Cả hai cùng dự thi vào Trường Đại học V và có số điểm thi đại học bằng nhau, nhưng T là người dân tộc thiểu số, được cộng thêm điểm ưu tiên nên đủ điểm đỗ, còn K là người dân tộc Kinh, không được cộng điểm ưu tiên nên không đỗ. Vì kết quả thi không như ý muốn, K cảm thấy bức xúc và tâm sự với bạn thân là M rằng: việc nhà nước thực hiện cộng điểm ưu tiên cho các bạn học sinh người dân tộc thiểu số là không được đảm bảo sự bình đẳng giữa các dân tộc. Không đồng tình với ý kiến của K, bạn M cho rằng: Việc Nhà nước ưu tiên trong tuyển sinh đại học đối với người dân tộc thiểu số là hoàn toàn hợp lí, nhằm tạo điều kiện  thuận lợi để học sinh dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa,… có thể tiếp tục học tập, lĩnh hội tri thức như mọi công dân khác, qua đó, góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong cả nước.

  • A. Quan điểm của bạn K đúng.
  • B. Quan điểm của bạn M đúng.
  • C. Quan điểm của hai bạn K và M đều đúng.
  • D. Quan điểm của hai bạn K và M đều sai.

Câu 8: Sự bình đẳng về quyền giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?

  • A. Có sự phân biệt đối xử về quyền giữa người có tôn giáo hoặc không tôn giáo.
  • B. Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm xâm phạm.
  • C. Các tổ chức tôn giáo không được phép sở hữu tài sản và tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
  • D. Mỗi công dân bắt buộc phải theo một tôn giáo nào đó để nhà nước dễ dàng quản lí.

Câu 9: Các tôn giáo bình đẳng với nhau về trách nhiệm pháp lí biểu hiện như thế nào trong trường hợp sau?

Trường hợp. Trong thời gian có dịch bệnh, chính quyền thành phố S đã ra quy định cấm tụ tập đông người, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, nhưng cơ sở của tôn giáo T và của tôn giáo N vẫn lén lút tổ chức sinh hoạt tôn giáo dẫn đến dịch bệnh lây lan nhiều tại địa phương. Khi bị phát hiện, chính quyền thành phố đã yêu cầu cả hai cơ sở tôn giáo T và tôn giáo N phải tạm dừng sinh hoạt tôn giáo và xử phạt hành chính đối với cả hai cơ sở tôn giáo này.

  • A. Chính quyền thành phố S xử phạt hành chính đối với cơ sở của tôn giáo T và N.
  • B. Chính quyền thành phố S nghiêm cấm tôn giáo T và N hoạt động tại địa phương.
  • C. Chính quyền thành phố S có sự phân biệt đối xử giữa tín đồ hai tôn giáo T và N.
  • D. Dù vi phạm pháp luật nhưng cơ sở của hai tôn giáo T và N không bị chính quyền xử lí

Câu 10: Đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, chúng ta cần

  • A. học tập, noi gương.
  • B. khuyến khích, cổ vũ.
  • C. lên án, ngăn chặn.
  • D. thờ ơ, vô cảm.

Câu 11: Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam được Đảng, Nhà nước tạo mọi điều kiện để mỗi dân tộc gìn giữ, phát huy và phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc mình - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

  • A. An ninh.
  • B. Chính trị.
  • C. Văn hóa.
  • D. Quốc phòng.

Câu 12: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội?

  • A. Tạo điều kiện để mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển.
  • B. Góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
  • C. Gia tăng sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các dân tộc.
  • D. Phát huy nguồn lực của các dân tộc trong xây dựng đất nước.

Câu 13: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào trong trường hợp dưới đây?

Trường hợp. Xã H cách xa trung tâm, gần biên giới, có đồng bào của nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Người dân trên địa bàn xã H tin và theo nhiều tôn giáo khác nhau. Các tôn giáo đều được quyền xuất bản kinh, sách tôn giáo, sản xuất đồ dùng tôn giáo để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt tôn giáo của tôn giáo mình. Người dân xã H luôn đoàn kết một lòng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc tích cực tham gia các hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức, bảo vệ an ninh, giữ vững biên cương của Tổ quốc, nhờ đó mà tình nghĩa đồng bào được gắn bó, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, xã H ngày càng giàu đẹp, đi lên cùng đất nước.

  • A. Chính quyền xã H phân biệt đối xử giữa các tôn giáo trên địa bàn.
  • B. Trên địa bàn xã H thường xuyên diễn ra các cuộc xung đột tôn giáo.
  • C. Các tôn giáo trên địa bàn xã H bình đẳng trong hoạt động tôn giáo.
  • D. Tại xã H, tín đồ theo các tôn giáo khác nhau thường có mâu thuẫn.

Câu 14: Thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các tôn giáo không đem lại ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Huy động nguồn lực của các tôn giáo trong phát triển đất nước.
  • B. Là nhân tố duy nhất đảm bảo sự ổn định chính trị của đất nước.
  • C. Thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước.
  • D. Góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Câu 15: Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước – đó là nội dung của quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin.
  • B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • C. Quyền của công dân về khiếu nại và tố cáo.
  • D. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Câu 16: Biểu hiện nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa?

  • A. Các dân tộc có quyền làm chủ đất nước, tham gia quản lí xã hội.
  • B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.
  • C. Các dân tộc đều có cơ hội học tập và bình đẳng trong giáo dục.
  • D. Các dân tộc được tạo cơ hội, điều kiện để phát triển kinh tế.

Câu 17: Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí - đó là nội dung của quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  • B. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
  • C. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
  • D. Quyền bình đẳng giữa các công dân.

Câu 18: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo khác nhau đều có nghĩa vụ

  • A. tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.
  • B. làm việc tốt, có lòng thiện.
  • C. bớt sân si, thôi tranh giành.
  • D. nói lời hay, làm việc thiện.

Câu 19: Hành vi của chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

Tình huống. Anh A và chị B quen nhau được một thời gian và hai người quyết định tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên, bố mẹ anh A phản đối vì cho rằng chị B không cùng tôn giáo. Gia đình còn yêu cầu anh A phải tìm người phù hợp để kết hôn. Biết được thông tin, anh T (cán bộ xã nơi anh A sinh sống) đã tiếp xúc và giải thích cho gia đình anh A về vấn đề bình đẳng giữa các tôn giáo, không được cản trở hôn nhân tiến bộ. Tuy nhiên, bố mẹ anh A vẫn kiên quyết phản đối, không chấp thuận cho cuộc hôn nhân của con mình.

  • A. Anh A và chị B.
  • B. Anh A và anh T.
  • C. Bố mẹ anh A.
  • D. Anh T và chị B.

Câu 20: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây?

  • A. Đăng kí hiến máu nhân đạo.    
  • B. Khám tuyển nghĩa vụ quân sự
  • C. Tham khảo dịch vụ trực tuyến.
  • D. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác