Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập KTPL 11 kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 11 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Tính kế thừa trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là: người tiêu dùng

  • A. hướng tới các giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mỹ.
  • B. có sự kế thừa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
  • C. có thói quen tiêu dùng phù hợp với sự phát triển của thời đại.
  • D. cân nhắc, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Câu 2: Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải

  • A. thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.
  • B. ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
  • C. ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.
  • D. cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề văn hóa tiêu dùng?

  • A. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hóa tiêu dùng.
  • B. Văn hóa tiêu dùng không có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước.
  • C. Tiêu dùng chỉ có vai trò thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng.
  • D. Không cần cân nhắc khi mua sắm, vì “chúng ta chỉ sống có một lần”.

Câu 4: Người tiêu dùng Việt Nam luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ – đó là biểu hiện đặc điểm nào của văn hóa tiêu dùng?

  • A. Tính kế thừa.
  • B. Tính giá trị.
  • C. Tính thời đại.
  • D. Tính hợp lí.

Câu 5:  Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?

  • A. Tính hợp lí.
  • B. Tính sáng tạo.
  • C. Tính độc đáo.
  • D. Tính sính ngoại.

Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?

  • A. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp chỉ cần trung thực trong hoạt động kinh tế.
  • B. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau.
  • C. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh.
  • D. Đảm bảo đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.

Câu 7: Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa được gọi là

  • A. Cạnh tranh.
  • B. Đấu tranh.
  • C. Đối đầu.
  • D. Đối kháng.

Câu 8: Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng cũng luôn ganh đua với nhau để

  • A. giành giật những điều kiện thuận lợi trong xản xuất.
  • B. được lợi ích từ hoạt động trao đổi trên thị trường.
  • C. mua được hàng hóa đắt hơn, chất lượng tốt hơn.
  • D. mua được hàng hóa rẻ hơn, chất lượng tốt hơn.

Câu 9: Chủ thể nào trong các trường hợp dưới đây có hành vi cạnh tranh lành mạnh?

- Trường hợp 1. Khi quảng cáo sản phẩm, doanh nghiệp B luôn đưa ra thông tin khuếch đại ưu điểm sản phẩm của mình so với các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác đang bán trên thị trường.

- Trường hợp 2.Do có tiềm năng về tài chính, doanh nghiệp C quyết định bán phá giá sản phẩm của mình với giá thành thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.

- Trường hợp 3.Công ty T tìm mọi cách để mua được thông tin chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Y - đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

- Trường hợp 4.Tổng công ty may H đầu tư mua sắm các thiết bị kĩ thuật may tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

  • A. Doanh nghiệp B (trong trường hợp 1).
  • B. Doanh nghiệp C (trong trường hợp 2).
  • C. Công ty T (trong trường hợp 3).
  • D. Công ty H (trong trường hợp 4)

Câu 10: Lượng cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây?

  • A. Chính sách của nhà nước.
  • B. Thu nhập của người tiêu dùng.
  • C. Trình độ công nghệ sản xuất.

Câu 11: Lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định được gọi là

  • A. cung.
  • B. cầu.
  • C. giá trị.
  • D. giá cả.

Câu 12: Giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận cao nhất cho mình - đó là sự cạnh tranh giữa những chủ thể nào?

  • A. Giữa các chủ thể sản xuất với nhau.
  • B. Giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
  • C. Giữa người tiêu dùng với nhau.
  • D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 13: Cạnh tranh tạo điều kiện để người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa

  • A. chất lượng tốt; phong phú về mẫu mã, chủng loại; giá cả hợp lý
  • B. giá thành cao; đơn điệu về mẫu mã, chủng loại; chất lượng tốt.
  • C. đơn điệu về mẫu mã; chủng loại, chất lượng kém; giá thành cao.
  • D. chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, chủng loại; giá thành cao.

Câu 14: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc cạnh tranh không lành mạnh?

  • A. Xâm phạm bí mật kinh doanh.
  • B. Nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng hóa.
  • C. Đầu tư, cải tiến trang thiết bị, máy móc.
  • D. Đãi ngộ tốt với lao động có tay nghề cao.

Câu 15:  Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Vào thời điểm gần Tết Trung thu năm 2022, thị trường bánh trung thu trở nên sôi động. Nhu cầu đa dạng về chủng loại, mẫu mã bánh trung thu và xu thế tăng giá bán là những yếu tố thúc đẩy các nhà sản xuất tập trung nguồn lực cho sản phẩm này. Ngoài số doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo với dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất lớn chuyển sang làm bánh trung thu theo thời vụ, nhiều cơ sở sản xuất theo kiểu thủ công, qui mô nhỏ hơn, như các hộ cá thể trong các làng nghề truyền thống cũng gia nhập thị trường.

Câu hỏi: Lượng cung bánh Trung thu cho thị trường ở nước ta năm 2022 không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây?

  • A. Giá bán sản phẩm.
  • B. Chính sách của nhà nước.
  • C. Trình độ công nghệ sản xuất.
  • D. Số lượng người tham gia cung ứng.

Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh kinh tế?

  • A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.
  • B. Sự tương đồng về chất lượng sản phẩm và điều kiện sản xuất giữa các chủ thể kinh tế.
  • C. Các chủ thể kinh tế luôn giành giật những điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận cao nhất.
  • D. Các chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra chất lượng sản phẩm khác nhau

Câu 17:  Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?

  • A. Không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội.
  • B. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
  • C. Người tiêu dùng được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ chất lượng tốt.
  • D. Cạnh tranh trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Câu 18: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “…….. là những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh; có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội. động xấu đến đời sống xã hội”.

  • A. Văn hóa tiêu dùng.
  • B. Đạo đức kinh doanh.
  • C. Cạnh tranh lành mạnh.
  • D. Cạnh tranh không lành mạnh.

Câu 19: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau: “….. là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định”.

  • A. cung.
  • B. cầu.
  • C. giá trị.
  • D. giá cả.

Câu 20: Trong trường hợp dưới đây, những nhân tố nào đã ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa trên thị trường?

Trường hợp. Doanh nghiệp T chuyên sản xuất, kinh doanh những thực phẩm chế biến từ thịt lợn. Gần đây, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp gặp khó khăn do giá của các yếu tố đầu vào (con giống, cám,..) tăng khiến chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm bị đẩy lên cao. Số lượng các đơn đặt hàng cũng giảm sút do thị trường xuất hiện nhiều nhà cung ứng sản phẩm cùng loại.

  • A. Số lượng người bán trên thị trường và giá bán của sản phẩm.
  • B. Trình độ công nghệ và dự đoán của người bán về thị trường.
  • C. Chính sách của nhà nước và sự kì vọng của chủ thể sản xuất.
  • D. Giá cả các yếu tố đầu vào và số lượng người tham gia cung ứng.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác