Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 10 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Số oxi hoá của chlorine trong hợp chất HClO là

  • A. +1.                              
  • B. -1.
  • C. +2.                              
  • D. -2.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Số oxi hoá được đặt ở phía trên kí hiệu của nguyên tố.
  • B. Số oxi hoá của nguyên tử trong các đơn chất bằng 0.
  • C. Oxygen trong mọi hợp chất đều có số oxi hoá là -2.
  • D. Hydrogen trong hydride có số oxi hoá là -1.

Câu 3: Cho phản ứng hoá học sau:

2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O

Trong phản ứng này, chất khử là

  • A. H2S.                            
  • B. O2.
  • C. SO2.                            
  • D. H2O.

Câu 4: Trong phản ứng tạo thành calcium chloride từ đơn chất: Ca + Cl2 → CaCl2.

Kết luận nào sau đây đúng?

  • A. Mỗi nguyên tử calcium nhường 1 electron.
  • B. Mỗi nguyên tử chlorine nhận 2 electron.
  • C. Mỗi phân tử chlorine nhận 1 electron.
  • D. Mỗi nguyên tử calcium nhường 2 electron.

Câu 5: Ở điều kiện nào dưới đây, quy tắc Van’t là gần đúng?

  • A. Nồng độ chất tham gia phản ứng thấp
  • B. Nồng độ chất tham gia phản ứng cao
  • C. Khoảng nhiệt độ không cao
  • D. Khoảng nhiệt độ cao

Câu 6: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

  • A. Phản ứng xảy ra khi đốt cháy cồn.
  • B. Phản ứng phân hủy đá vôi (CaCO3).
  • C. Phản ứng đốt cháy khí hydrogen trong không khí.
  • D. Phản ứng đốt cháy khí methane (CH4).

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

(1). Tất cả các phản ứng cháy đều thu nhiệt.

(2). Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

(3). Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều toả nhiệt.

(4). Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

Số phát biểu sai là

  • A. 1.                               
  • B. 2.
  • C. 3.                                
  • D. 4.

Câu 8: Khi nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng

  • A. Tăng
  • B. Giảm
  • C. Không đổi
  • D. Tăng sau đó giảm

Câu 9: Ion halide được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử:

  • A. F-, Cl-, Br-, I-.              
  • B. I-, Br-, Cl-, F-.       
  • C. F-, Br-, Cl-, I-.              
  • D. I-, Br-, F-, Cl-.

Câu 10: Dung dịch dùng để nhận biết các ion halide là

  • A. Quỳ tím.        
  • B. AgNO3.             
  • C. NaOH.             
  • D. HCl

Câu 11: Tốc độ trung bình của phản ứng là

  • A. tốc độ được tính tại một thời điểm nào đó.
  • B. tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản ứng.
  • C. tốc độ được tính theo định luật tác dụng khối lượng.
  • D. tốc độ của phản ứng sau 1 phút.

Câu 12: Hydrohalic acid có tính ăn mòn thuỷ tinh là

  • A. HBr.           
  • B. HI.             
  • C. HCI.       
  • D. HF

Câu 13: Phản ứng 3H2(g) + N2(g) → 2NH3(g) có tốc độ mất đi của N2 so với tốc độ hình thành NH3 là

  • A. bằng 1212.
  • B. bằng 3232.
  • C. bằng 2323.
  • D. bằng 1313.

Câu 14: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 3H2(g) + N2(g) ⟶ 2NH3(g).

Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu nồng độ N2 không đổi và nồng độ H2 tăng 2 lần?

  • A. Tăng 2 lần.
  • B. Tăng 4 lần.
  • C. Tăng 8 lần.
  • D. Tăng 6 lần.

Câu 15: Khi nồng độ chất tham gia phản ứng càng lớn thì

  • A. tốc độ phản ứng càng lớn.
  • B. tốc độ phản ứng càng giảm.
  • C. tốc độ phản ứng không thay đổi.
  • D. tốc độ phản ứng biến thiên liên tục.

Câu 16: Chất xúc tác là

  • A. chất làm giảm tốc độ phản ứng hoá học.
  • B. chất làm tăng tốc độ phản ứng và bị tiêu biến sau khi phản ứng kết thúc.
  • C. chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng vẫn được bảo toàn về chất và lượng khi kết thúc phản ứng.
  • D. chất làm giảm tốc độ phản ứng nhưng vẫn được bảo toàn về chất và lượng khi kết thúc phản ứng.

Câu 17: Hydrogen halide nào sau đây được dùng để tẩy cặn trong các thiết bị trao đổi nhiệt; chất xúc tác trong các nhà máy lọc dầu, công nghệ làm giàu uranium, sản xuất dược phẩm …

  • A. Hydrogen fluoride.
  • B. Hydrogen chloride.
  • C. Hydrogen bromide.
  • D. Hydrogen iodide.

Câu 18: Dung dịch dùng để nhận biết các ion halide là

  • A. Quỳ tím.                      
  • B. AgNO3.
  • C. NaOH.                        
  • D. HCl.

Câu 19: Kim loại nào sau đây không tác dụng với acid HCl?

  • A. Al.                              
  • B. Zn.
  • C. Cu.                             
  • D. Mg.

Câu 20: Halogen ở trạng thái rắn điều kiện thường là

  • A. Fluorine.
  • B. Chlorine.
  • C. Bromine.
  • D. Iodine.

Câu 21: Trong các đơn chất: F2, Cl2, Br2, I2, chất có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao nhất là

  • A. F2.                              
  • B. Cl2.                        
  • C. Br2.                            
  • D. I2.

Câu 22: Đặc điểm của halogen là

  • A. nguyên tử chỉ nhận thêm 1 electron trong các phản ứng hóa học.
  • B. tạo liên kết cộng hóa trị với nguyên tử hydrogen.
  • C. nguyên tử có số oxi hóa –1 trong tất cả hợp chất.
  • D. nguyên tử có 5 electron hóa trị.

Câu 23: Phương trình hoá học nào sau đây là sai?

  • A. Fe + Cl2 to→→to FeCl2.
  • B. 6NaOH + 3Cl2 to→→to 5NaCl + NaClO3 + 3H2O.
  • C. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O.
  • D. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2.

Câu 24: Cho các phát biểu sau:

(a) Iodine là nguyên tố đa lượng cần thiết cho dinh dưỡng của con người.

(b) Từ fluorine đến iodine màu sắc halogen đậm dần.

(c) Nhiệt độ sôi của các hydrogen halide tăng dần từ HF đến HI.

(d) Hydrofluoric acid (HF) là acid mạnh.

Số phát biểu sai là

  • A. 4.                                
  • B. 3.
  • C. 2.                                
  • D. 1.

Câu 25: Phân tử có tương tác van der Waals lớn nhất là

  • A. HCl.                            
  • B. HI.
  • C. HBr.                            
  • D. HF.          

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác