Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 10 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phương pháp nghiên cứu lí thuyết là
- A. nghiên cứu những vấn đề dựa trên kết quả thí nghiệm, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, định lượng…
- B. giải quyết các vấn đề hóa học được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau.
- C. nghiên cứu thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất.
D. sử dụng những định luật, nguyên lí, quy tắc, cơ chế, mô hình … để tiếp tục làm rõ những vấn đề của lí thuyết hóa học.
Câu 2: Nguyên tử aluminium (nhôm) có điện tích hạt nhân là +13. Số hạt mang điện có trong nguyên tử này là
A. 13.
- B. 26.
- C. 39.
- D. 38.
Câu 3: Nguyên tử đồng (copper) có 29 proton và 34 neutron. Số khối của nguyên tử đồng là
A. 63.
- B. 64.
- C. 58.
- D. 68.
Câu 4: Tỉ lệ phần trăm số nguyên tử các đồng vị tự nhiên của chlorine (Cl) được xác định theo phổ khối lượng sau:
Nguyên tử khối trung bình của Cl là
- A. 34,45.
B. 35,48.
- C. 36,48.
- D. 36,50.
Câu 5: Sự phân bố electron trong một orbital dựa vào nguyên lí hay quy tắc nào sau đây?
A. Nguyên lí vững bền.
- B. Quy tắc Hund.
- C. Nguyên lí Pauli.
- D. Quy tắc Pauli.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Electron ở orbital 3p có mức năng lượng thấp hơn electron ở orbital 3s.
- B. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau.
C. Những electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.
- D. Những electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng cao nhất.
Câu 7: Phân lớp 3d có số electron tối đa là
- A. 6.
- B. 18.
- C. 14.
D. 10.
Câu 8: Cấu hình electron của nguyên tử Al (Z = 13) là
- A. 1s22s22p63s23p2.
- B.1s22s22p63s1.
C.1s22s22p63s23p1.
- D.1s22s22p63s23p3.
Câu 9: Nguyên tố X (Z = 19) thuộc chu kì nào trong bảng tuần hoàn?
- A. Chu kì 1.
- B. Chu kì 2.
- C. Chu kì 3.
D. Chu kì 4.
Câu 10: Bảng tuần hoàn hiện nay gồm có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
- A. 119.
B. 118.
- C. 117.
- D. 115.
Câu 11: Cho các nguyên tử C (Z = 6); N (Z = 7); Al (Z = 13); P (Z = 15). Nguyên tử có bán kính lớn nhất là
- A. N.
- B. P.
C.Al.
- D. C.
Câu 12: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử,
- A. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm.
B. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.
- C. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm.
- D. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng.
Câu 13: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố nào sau đây có tính phi kim mạnh nhất?
- A. Na.
- B. Cs.
C. F.
- D. O.
Câu 14: Cấu hình electron nguyên tử của 3 nguyên tố X, Y, T lần lượt là: 1s22s22p63s1, 1s22s22p63s23p64s1, 1s22s22p63s23p1. Thứ tự tăng dần tính kim loại là
- A.T < X < Y.
- B.T < Y < Z.
- C.Y < T < X.
D.Y < X < T.
Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p3. Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của R là
- A. RO2.
B. R2O5.
- C. RO3.
- D. R2O3.
Câu 16: Nguyên tố X ở ô thứ 17 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Có các phát biểu sau:
(1) X có độ âm điện lớn nhất và là một phi kim mạnh nhất.
(2) X có thể tạo thành ion bền có dạng X-.
(3) Oxide cao nhất của X có công thức X2O5 và là acidic oxide.
(4) Hydroxide của X có công thức HXO3 và là acid mạnh.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A. 1.
- B. 2.
C. 3
- D. 0.
Câu 17: Nguyên tử nào sau đây có lớp electron ngoài cùng bền vững?
- A. K (Z = 19).
- B. Cl (Z = 17).
C. He (Z = 2).
- D. Al (Z = 13).
Câu 18: Để đạt được quy tắc octet, nguyên tử nitrogen (Z = 7) phải nhận thêm
- A.2 electron.
- B. 1 electron.
C. 3 electron.
- D. 4 electron.
Câu 19: Cho các ion sau: K+, O2-; Mg2+; N3-. Số ion có cấu hình electron của khí hiếm Ne là
- A. 4.
B. 3.
- C. 2.
- D. 1.
Câu 20: Trong phân tử nitrogen (N2), mỗi nguyên tử nitrogen đã góp ba electron để tạo cặp electron chung. Nhờ đó, mỗi nguyên tử nitrogen đã đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm nào dưới đây?
- A. Xe.
B. Ne.
- C. Ar.
- D. Kr.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A.Chỉ có các AO có hình dạng giống nhau mới xen phủ với nhau để tạo liên kết.
- B.Khi hình thành liên kết cộng hoá trị giữa hai nguyên tử, luôn có một liên kết δ.
- C.Liên kết δ bền vững hơn liên kết π.
- D.Có hai kiểu xen phủ hình thành liên kết là xen phủ trục và xen phủ bên.
Câu 22: Công thức Lewis của H2O là
- A.
- B.
- C.
D.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng với độ bền của một liên kết?
- A. Khi nhiều liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử, độ bền của liên kết sẽ giảm.
- B. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết tăng.
C. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết giảm.
- D. Độ bền của liên kết không phụ thuộc vào độ dài liên kết.
Câu 24: Tương tác van der Waals xuất hiện là do sự hình thành các lưỡng cực tạm thời cũng như các lưỡng cực cảm ứng. Các lưỡng cực tạm thời xuất hiện là do sự chuyển động của
- A. các nguyên tử trong phân tử.
B. các electron trong phân tử.
- C. các proton trong hạt nhân.
- D. các neutron và proton trong hạt nhân.
Câu 25: Mặc dù chlorine có độ âm điện là 3,16 xấp xỉ với nitrogen là 3,04 nhưng giữa các phân tử HCl không tạo được liên kết hydrogen với nhau, trong khi giữa các phân tử NH3 tạo được liên kết hydrogen với nhau, nguyên nhân là do
- A. độ âm điện của chlorine nhỏ hơn nitrogen.
- B. phân tử NH3 chứa nhiều nguyên tử hydrogen nhỏ hơn phân tử HCl.
- C. tổng số nguyên tử trong phân tử NH3 nhiều hơn so với phân tử HCl.
D. kích thước nguyên tử chlorine lớn hơn nguyên tử nitrogen nên mật độ điện tích âm trên chlorine không đủ lớn để hình thành liên kết hydrogen.
Bình luận