Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập HĐTN 5 cánh diều học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm HĐTN 5 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Trồng cây xanh
  • B. Xả rác đúng nơi quy định
  • C. Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 2: Khi tham quan một khu rừng quốc gia, chúng ta cần làm gì?

  • A. Chụp ảnh và hái lá cây làm kỷ niệm
  • B. Không bẻ cành, không làm tổn hại cây cối
  • C. Đốt lửa trong rừng để sưởi ấm
  • D. Lấy một số động vật về làm thú cưng

Câu 3: Hành động nào thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong gia đình?

  • A. Tự ý tiêu tiền của bố mẹ
  • B. Tặng quà và hỏi thăm sức khỏe bố mẹ, ông bà
  • C. Không giúp đỡ mọi người khi cần
  • D. Chỉ quan tâm đến bản thân

Câu 4: Bảo vệ môi trường tự nhiên mang lại lợi ích gì cho con người?

  • A. Tăng phát triển kinh tế.
  • B. Khó hạn chế các bệnh về hô hấp.
  • C. Tăng hiệu ứng nhà kính.
  • D. Giúp chúng ta ứng phó với biến đổi khí hậu.

Câu 5: Biện pháp bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là:

  • A. Thu gom rác ở bãi biển hoặc cảnh quan của địa phương.
  • B. Săn bắt động vật quý hiếm.
  • C. Xả rác bừa bãi.
  • D. Sử dụng túi nilong một lần.

Câu 6: Hành động nào sau đây không góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Buôn bán động vật hoang dã.
  • B. Không vứt rác bừa bãi ở bãi biển.
  • C. Tham gia trồng cây, gây rừng.
  • D. Thu gom rác trên bãi biển.

Câu 7: Đâu không phải biện pháp bảo tồn cảnh quan biển?

  • A. Không đánh bắt hải sản trái phép.
  • B. Tham gia các hoạt động làm sạch bờ biển.
  • C. Vứt rác bừa bãi ra biển.
  • D. Kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ biển.

Câu 8: Để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, chúng ta cần thực hiện biện pháp nào sau đây?

  • A. Tăng cường sử dụng túi ni-lông, đồ nhựa,… thay cho các loại túi giấy.
  • B. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
  • C. Xả rác thải sinh hoạt, nước thải chưa qua xử lí kĩ thuật ra môi trường.
  • D. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo.

Câu 9: Mục đích của việc ghi chép chi tiêu trong gia đình là:

  • A. Tiêu tiền hoang phí cho những việc không cần thiết.
  • B. Tiết kiệm được tiền ăn uống.
  • C. Giúp quản lý dòng tiền một cách dễ dàng hơn và tránh việc dùng tiền cho những khoản không cần thiết.
  • D. Tránh được những thời gian nhàn rỗi.

Câu 10: Quan hệ giữa yêu thương và trách nhiệm trong gia đình là:

  • A. Trách nhiệm là gánh nặng của tình yêu thương.
  • B. Tình yêu thương không dẫn đến trách nhiệm.
  • C. Không có trách nhiệm thì vẫn có tình yêu thương.
  • D. Trách nhiệm làm cho tình yêu thương thêm bền vững.

Câu 11: Ý nào dưới đây không phải là việc làm đúng về trách nhiệm, lòng biết ơn với các thành viên trong gia đình?

  • A. Không phụ giúp bố mẹ làm việc nhà.
  • B. Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bố mẹ.
  • C. Bày tỏ tình yêu thương với gia đình.
  • D. Quan tâm, giúp đỡ người thân.

Câu 12: Đâu không phải là cách để rèn luyện thái độ, lời nói, việc làm để thể hiện lòng biết ơn?

  • A. Vui vẻ cùng mẹ nấu cơm.
  • B. Chủ động bớp vai cho bố.
  • C. Nói những lời gây tổn thương tới anh chị.
  • D. Chăm sóc, yêu thương ông bà.

Câu 13: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?

  • A. Của thiên trả địa.
  • B. Thắt lưng buộc bụng.
  • C. Của chợ trả chợ.
  • D. Còn người thì còn của.

Câu 14: Tám chữ vàng mà Bác Hồ đã trao tặng cho Phụ nữ Việt Nam, đó là gì?

  • A. Tự tin, quyết đoán, hăng hái, nhiệt tình.
  • B. Chung thủy, thông minh, lạc quan, tử tế.
  • C. Anh hùng, trung hậu, bất khuất, đảm đang.
  • D. Anh hùng, khéo léo, bất khuất, vui vẻ.

Câu 15: Đâu là vấn đề nảy sinh trong quan hệ với bạn bè?

  • A. Em tham gia các hoạt động tập thể.
  • B. Em đạt giải trong các kì thi.
  • C. Em không giữ lời hứa với bạn.
  • D. Em giảng bài cho bạn.

Câu 16: Đâu không phải cách nuôi dưỡng, giữ gìn tình bạn?

  • A. Cho bạn mượn bút.
  • B. Chê bai khuyết điểm của bạn.
  • C. Hướng dẫn bạn khi bạn chưa hiểu bài.
  • D. Luôn động viên khi bạn gặp khó khăn.

Câu 17: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về chủ đề tình bạn?

  • A. Không thầy đố mày làm nên.
  • B. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.
  • C. Nhất tự vi sư bán tự vi sư.
  • D. Trăm hay không bằng một thấy.

Câu 18: Em sẽ chựa chọn phương án nào sau đây khi có bạn cùng lớp gặp phải chuyện buồn trong gia đình?

  • A. Không quan tâm vì không liên quan đến bản thân.
  • B. Cười cợt, chê bai bạn.
  • C. Lắng nghe câu chuyện của bạn để tìm cách an ủi.
  • D. Lôi kéo cả lớp không chơi với bạn nữa.

Câu 19: Đức tính em cần rèn luyện để phát triển bản thân, thích ứng với môi trường học tập mới là:

  • A. Nhút nhát.
  • B. Tự ti.
  • C. Hiếu thảo.
  • D. Kiên trì.

Câu 20: Đâu là nhiệm vụ học tập của học sinh lớp 5?

  • A. Hoàn thành chương trình tiền Tiểu học.
  • B. Hoàn thành chương trình cấp Trung học phổ thông.
  • C. Hoàn thành chương trình cấp Trung học cơ sở.
  • D. Hoàn thành chương trình cấp Tiểu học.

Câu 21: Đâu không phải là đức tính em cần rèn luyện để phát triển bản thân, thích ứng với môi trường học tập mới?

  • A. Chia sẻ, hợp tác.
  • B. Hòa đồng.
  • C. Tự ti.
  • D. Tự lập.

Câu 22: Đâu không phải việc cần làm để rèn luyện tính kỉ luật?

  • A. Tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • B. Chủ động tự làm lấy việc của mình.
  • C. Thực hiện nề nếp sinh hoạt khoa học.
  • D. Luôn nhờ người khác giúp đỡ dù việc lớn hay nhỏ.

Câu 23: Câu ca dao nào không nói về sự tự tin?

  • A. Trời sinh voi trời sinh cỏ.
  • B. Thua keo này ta bày keo khác.
  • C. Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.
  • D. Thất bại là mẹ thành công.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác