Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 6 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 6 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 4 lần trong ngày vào các thời điểm
- A. 2 giờ, 8 giờ, 15 giờ, 21 giờ.
- B. 3 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 19 giờ.
- C. 1 giờ, 6 giờ, 14 giờ, 20 giờ.
D. 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ.
Câu 2: Vì sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
- A.Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
- B.Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
- C.Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.
D.Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.
Câu 3: Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc (COP21) năm 2015 về biến đổi khí hậu diễn ra ở
- A. Béc-lin (Đức).
- B. Luân Đôn (Anh).
C. Pa-ri (Pháp).
- D. Roma (Italia).
Câu 4: Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là
- A. Tiết kiệm điện, nước.
- B. Trồng nhiều cây xanh.
- C. Giảm thiểu chất thải.
D. Khai thác tài nguyên.
Câu 5: Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là
- A. H2O, CH4, CFC.
- B. N2O, O2, H2, CH4.
- C. CO2, N2O, O2.
D. CO2, CH4, CFC.
Câu 6: Khu vực vị trí gần biển và dòng biển nóng chảy qua có
- A. Lượng mưa ít
B. Lượng mưa nhiều
- C. Khí hậu khô hạn
- D. Khí hậu lạnh, khô
Câu 7: Nước ngọt trên Trái Đất gồm có
- A. Nước ngầm, nước biển, nước sông và băng.
- B. Nước mặt, nước biển, nước ngầm và băng.
- C. Nước ngầm, nước ao hồ, sông suối và băng.
D. Nước mặt, nước khác, nước ngầm và băng.
Câu 8: Năng lượng Mặt Trời là nguồn cung cấp năng lượng chính cho vòng tuần hoàn nào sau đây?
- A. Vòng tuần hoàn của sinh vật.
B. Vòng tuần hoàn của nước.
- C. Vòng tuần hoàn của thổ nhưỡng.
- D. Vòng tuần hoàn địa chất.
Câu 9: Dùng dụng cụ nào để đo độ ẩm không khí?
- A. Nhiệt kế
- B. Áp kế
C. Ẩm kế
- D. Vũ kế
Câu 10: Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?
A. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
- B. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.
- C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.
- D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội.
Câu 11: Những dòng biển nóng trên Trái Đất thường chảy từ
A. Xích đạo lên các vĩ độ cao.
- B. Vùng vĩ độ cao về vùng vĩ độ thấp.
- C. Vùng vĩ độ ôn hòa về cực.
- D. Các vùng vĩ độ cao về xích đạo.
Câu 12: Những dòng biển lạnh trong các đại dương trên thế giới thường chảy từ
A. Vùng vĩ độ cao về vùng vĩ độ thấp.
- B. Xích đạo lên các vĩ độ cao.
- C. Vùng vĩ độ ôn hòa về cực.
- D. Vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
Câu 13: Tầng nào sau đây của đất chứa các sản phẩm phong hóa bị biến đổi để hình thành đất?
- A. Tích tụ.
- B. Thảm mùn.
C. Đá mẹ.
- D. Hữu cơ.
Câu 14: Các nhóm có sự khác biệt rất lớn về
- A. Màu sắc, chất khoáng, độ phì và bề dày.
B. Màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.
- C. Màu sắc, chất khoáng, độ xốp và bề dày.
- D. Màu sắc, chất hữu cơ, độ xốp và độ phì.
Câu 15: Hai yếu tố của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất là
- A. Bức xạ và lượng mưa.
- B. Độ ẩm và lượng mưa.
C. Nhiệt độ và lượng mưa.
- D. Nhiệt độ và ánh sáng.
Câu 16: Rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính nào sau đây?
A. Rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.
- B. Rừng mưa nhiệt đới và rừng cận nhiệt đới mùa.
- C. Rừng nhiệt đới ẩm và rừng nhiệt đới xích đạo.
- D. Rừng nhiệt đới khô và rừng cận nhiệt gió mùa.
Câu 17: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới ôn hòa?
- A. Gió Tín phong.
- B. Gió Đông cực.
C. Gió Tây ôn đới.
- D. Gió Tây Nam.
Câu 18: Ở đới nào sau đây thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ nét nhất?
- A. Nhiệt đới.
- B. Cận nhiệt đới.
C. Ôn đới.
- D. Hàn đới.
Câu 19: Quá trình đô thị hóa trên thế giới có đặc điểm nào sau đây?
A. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn, cực lớn.
- B. Người dân thành phố tăng cường di cư về các vùng ngoại ô
- C. Tỉ lệ người sống ở vùng nông thôn ngày càng tăng.
- D. Thất nghiệp ở đô thị và nông thôn ngày càng tăng.
Câu 20: Theo em, kết cấu dân số theo khu vực kinh tế là một thước đo của
- A. Đặc điểm sinh tử của dân số.
- B. Tổ chức đời sống xã hội.
C. Trình độ phát triển kinh tế
- D. Trình độ quản lí nhà nước.
Câu 21: Nguyên nhân nào khiến khu vực châu Âu có mật độ dân số cao?
- A.khí hậu ấm áp, nguồn nước dồi dào.
- B.có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ.
- C.tập trung nhiều dầu khí nhất trên thế giới.
D.nền kinh tế phát triển mạnh, nhiều trung tâm kinh tế lớn.
Câu 22: Ngành kinh tế nào sau đây không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các điều kiện tự nhiên?
- A. Du lịch.
- B. Trồng trọt.
- C. Vận tải.
D. Tin học.
Câu 23: Các đồn điền cao su, cà phê của nước ta phổ biến ở dạng địa hình nào sau đây?
- A. Vùng núi cao.
B. Cao nguyên.
- C. Vùng đồi trung du.
- D. Vùng đồng bằng.
Câu 24: Trong các hình thức canh tác dưới đây, hình thức nào cho năng suất thấp nhất, ảnh hưởng xấu tới môi trường:
- A. Làm đồn điền.
- B. Làm ruộng thâm canh lúa nước.
C. Làm nương rẫy.
- D. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
Câu 25: Hoạt động nào sau đây của con người không tác động xấu đến tính chất đất?
- A. Canh tác quá nhiều vụ trong một năm.
B. Luân canh, xen canh các loại cây trồng.
- C. Phá rừng và đốt rừng làm nương rẫy.
- D. Bón nhiều phân, sử dụng chất hóa học.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận