Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 6 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 6 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ý nào sau đây nêu đúng nhất ý nghĩa của vòng cực Bắc?
- A. Vòng cực Bắc có tọa độ 66° 33' 38" vĩ bắc, giúp phân biệt vùng cực với phần còn lại của Trái Đất
B. Vòng cực Bắc có tọa độ 66° 33' 38" vĩ bắc, là ranh giới của những vùng có thể nhìn thấy Mặt Trời trong suốt ít nhất một ngày trong năm.
- C. Vòng Cực Bắc có tọa độ 66° 33' 38" vĩ nam, nằm ở phía bán cầu Nam.
- D. Vòng Cực Bắc có tọa độ 66° 33' 38" vĩ nam, là ranh giới của những vùng có thể nhìn thấy Mặt Trời trong suốt 6 tháng/năm.
Câu 2: Đâu không phải là tác động quan trọng của vĩ độ đối với các vùng trên Trái Đất?
- A. Xác định đặc điểm khí hậu của khu vực đó
- B. Xác định xu hướng trong cực quang
C. Xác định loại địa hình của khu vực
- D. Xác định loại gió mùa của khu vực
Câu 3: Theo em căn cứ nào sau đây không dùng để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ?
- A. Đường đồng mức.
- B. Kí hiệu thể hiện độ cao.
- C. Phân tầng màu.
D. Kích thước của kí hiệu.
Câu 4: Theo em để thể hiện các nhà máy thủy điện, người ta dùng kí hiệu?
- A. Tượng hình
B. Điểm
- C. Đường
- D. Diện tích
Câu 5: Thông tin nào không được đề cập đến trong bảng chú giải sau:
- A. Phân tầng độ cao
- B. Phân tầng độ sâu
C. Lượng mưa
- D. Sông ngòi
Câu 6: Cho biết bản đồ A có tỉ lệ: 1 : 500.000, bản đồ B có tỉ lệ 1 : 20.000.000. So sánh tỉ lệ và mức độ thể hiện các đối tượng địa lí giữa bản đồ A với bản đồ B ?
- A. Bản đồ A có tỉ lệ bé hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện ít hơn.
- B. Bản đồ A có tỉ lệ lớn hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện ít hơn.
- C. Bản đồ A có tỉ lệ bé hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện chi tiết hơn.
D. Bản đồ A có tỉ lệ lớn hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện chi tiết hơn.
Câu 7: Theo anh chị máy bay đi từ Hà nội đến Băng Cốc (Thái Lan), bay theo hướng nào sau đây ?
- A.Hướng Nam
- B.Hướng Tây
- C.Hướng Bắc
D.Hướng Tây Nam
Câu 8: Lược đồ trí nhớ phong phú về không gian sống của một vùng đất, sẽ giúp ta:
- A. Sống xa cách và không muốn sinh sống ở đó nữa.
B. Sống gắn bó và thấy vùng đất đó có ý nghĩa hơn.
- C. Thấy vùng đất chán, nhiều vấn đề và muốn cải tổ.
- D. Thấy vùng đất đẹp, nhiều không gian chưa khai thác.
Câu 9: Trong các ý sau, ý nào không đúng khi nói về việc xây dựng một lược đó trí nhớ?
- A. Lược đồ được bắt đầu từ vị trí điểm đứng của người vẽ lược đồ.
- B. Lược đồ rất đơn giản, gồm có kí hiệu đường, kí hiệu điểm và những thông tin người dùng cho là hữu ích, dễ nhớ.
- C. Lược đồ có một số địa hình địa vật được dùng làm các mốc xác định phương hướng, đường đi, địa điểm.
D. Lược đồ có đầy đủ các yếu tố kí hiệu đường, kí hiệu điểm, tên, hệ thống lưới kinh vĩ tuyến, tỉ lệ và chú giải.
Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về mục đích sử dụng lược đồ trí nhớ trong học tập Địa Lí?
- A. Giúp cho quá trình học tập thú vị hơn.
- B. Có kiến thức địa lí vững chắc hơn.
- C. Tăng khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
D. Sử dụng để luyện tập các bài học.
Câu 11: Hãy sắp xếp lại các ý sau sao cho đúng với thứ tự các bước khi vẽ lược đồ trí nhớ về đường đi từ nhà đến trường học. (1-4-2-3)
1. Hồi tưởng điểm xuất phát và điểm kết thúc.
2. Xác định hướng đi và khoảng cách giữa các điểm mốc.
3. Nhớ lại những điểm mốc chính trên toàn bộ quãng đường.
4. Xác định hướng đi từ điểm xuất phát đến điểm đến.
- A. 3-2-4-1
- B. 4-1-3-2
C. 1-4-2-3
- D. 2-3-1-4
Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu trên Trái Đất lại tồn tại sự sống là do
- A. dạng hình cầu và thực hiện nhiều chuyển động.
B. khoảng cách phù hợp từ Trái Đất đến Mặt Trời.
- C. kích thước rất lớn để nhận ánh sáng từ Mặt Trời.
- D. sự phân bố xen kẽ nhau của lục địa và đại dương.
Câu 13: Dựa vào hình sau, có thể tính được chu vi Xích đạo của Trái Đất là:
- A. 2354,75 km
B. 40053,84 km
- C. 5670,57 km
- D. 6081 km
Câu 14: Người ta xây dựng các đài quan sát ở ven biển không phải vì lí do nào sau đây?
- A. Các đài quan sát giúp tăng tầm nhìn xa, có thể quan sát và kiểm tra một cách bao quát hơn.
- B. Khi tàu thuyền bị mất phương hướng trên biển có thể dựa vào vị trí các đài quan sát để di chuyển.
- C. Các đài quan sát có vai trò quan trọng trong việc cứu hộ tàu thuyền ra khơi gặp nạn.
D. Là nơi tránh trú mưa bão khẩn cấp cho các thủy thủ.
Câu 15: Ở vị trí A hay B sẽ nhìn thấy con thuyền ở vị trí xa nhất? Vì sao?
- A. Ở vị trí A có thể nhìn thấy con thuyền xa nhất vì theo quan sát, góc nhìn ở vị trí A là khá rộng.
- B. Ở vị trí B sẽ có thể nhìn được con thuyền xa nhất vì vị trí B cao hơn vị trí A.
C. Ở vị trí B sẽ nhìn thấy con thuyền xa nhất vì Trái Đất là hình cầu chứ ko phải mặt phẳng, ở vị trí càng cao thì sẽ càng nhìn được xa hơn.
- D. Đứng ở cả 2 vị trí đều có thể quan sát được vì tầm bao quát ở vị trí A và B chênh lệch nhau không đáng kể.
Câu 16: Khi khu vực giờ kinh tuyến số 0 là 14 giờ thì ở TP. Đà Nẵng là
- A. 18 giờ.
- B. 22 giờ.
- C. 19 giờ.
D. 21 giờ.
Câu 17: Quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất là?
- A. Trung Quốc.
- B. Hoa Kì.
C. Nga.
- D. Canada
Câu 18: Tại sao trong khoảng thời gian từ 21 – 3 đến 23 – 9 ở bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm?
- A. Bán cầu Bắc là mùa xuân và mùa hạ.
- B. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời giảm đi.
C. Bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời.
- D. Bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời.
Câu 19: Theo em sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất là hệ quả có ý nghĩa nào dưới đây?
- A. Giúp con người có thể sắp xếp thời gian làm việc.
B. Ý nghĩa đối với sự sống của con người trên Trái Đất.
- C. Tạo ra các mùa trong năm, ngày đêm dài ngắn theo mùa.
- D. Mang lại các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Câu 20: Sắp xếp lại các câu dưới thành một đoạn văn hoàn chỉnh, để có lời giải thích đúng về nguyên nhân sinh ra các mùa:
- a) Trái Đất vừa tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, vừa vận động xung quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn
- b) Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, nửa cầu nào hướng về phía Mặt Trời
- c) thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít sáng và nhiệt, đó là mùa lạnh của nửa cầu đó
- d) Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời
đ) thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, đó là mùa nóng của nửa cầu đó
e) do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời
g) Vì vậy, trên Trái Đất sinh ra các mùa và các mùa ở hai nửa cầu trái ngược nhau
h) nên Trái Đất lần lượt hướng nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam về phía Mặt Trời
- A. b, d, đ, a, c, e, h, g.
- B. a, d, b, đ, c, e, h, g.
- C. a, b, d, e, đ, c, h, g.
D. a, b, d, đ, c, e, h, g.
Câu 21: Nhận xét nào sau đây không phải là điểm giống nhau giữa núi lửa và động đất?
- A. Núi lửa và động đất do nội lực sinh ra.
B. Núi lửa và động đất do ngoại lực sinh ra.
- C. Núi lửa và động đất khó dự báo trước.
- D. Núi lửa và động đất gây thiệt hại lớn cho đời sống và sản xuất.
Câu 22: Hiện tượng nào sau đây không phải là một trong những nguyên nhân chủ yếu sinh ra động đất?
A. Sự va chạm của các núi băng trôi trên đại dương
- B. Sự hoạt động của núi lửa
- C. Sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất
- D. Sự di chuyển của các mảng kiến tạo
Câu 23: Quá trình tạo núi là kết quả tác động
- A. Nhanh, liên tục và hỗ trợ nhau của nội và ngoại lực.
- B. Lâu dài, phụ thuộc từng giai đoạn của nội và ngoại lực.
C. Lâu dài, liên tục và đồng thời của nội và ngoại lực.
- D. Nhanh chóng nhưng hỗ trợ nhau của nội và ngoại lực.
Câu 24: Nhật Bản nằm ở vành đai lửa nào sau đây?
- A. Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương.
- C. Ấn Độ Dương.
- D. Bắc Băng Dương.
Câu 25: Bằng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế, em hãy cho biết ý nào sau đây không đúng?
- A. Oxy là chất khí giúp duy trì sự sống của con người và các loài sinh vật, là nguyên tố cấu tạo nên các tế bào và hợp chất quan trọng,...
- B. Hơi nước trong khí quyển có vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở tạo ra lớp nước trên Trái Đất, hình thành nên sự sống của muôn loài,...
C. Trong không khí, khí Nitơ chiếm tỉ lệ nhỏ nhất và nó hầu như không có vai trò gì đối với sự sống trên Trái Đất.
- D. Khí cacbonic là chất khí tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật, đồng thời là chất khí giúp giữ lại lượng nhiệt cần thiết cho Trái Đất đủ độ ấm, điều hoà đối với sự sống,...
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận