Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 6 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 6 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Câu nào sau đây giải thích đúng nhất ý nghĩa các điểm cực của nước ta?

  • A. Nước ta nằm ở vĩ độ 23°23′B – 8°34′ B nên nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc
  • B. Kinh độ của Việt Nam là từ 102°109′Đ đến l09°24′Đ nên nước ta thuộc bán cầu Đông.
  • C. Căn cứ vào các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây, có thể thấy lãnh thổ Việt Nam kéo dài và hẹp ngang.
  • D. Nước ta nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu và thuộc nửa cầu Đông nên có kiểu khí hậu cận Xích Đạo (do ở gần đường Xích Đạo)

Câu 2: Quan sát quả địa cầu, cho biết vị trí điểm có tọa độ 80°Đ và 30°N nằm ở đâu.

  • A. Ở trên đất liền khu vực Đông Nam Á
  • B. Trên lãnh thổ châu Âu
  • C. Thuộc khu vực Nam Phi
  • D. Trên Ấn Độ Dương

Câu 3: Theo em trên bản đồ nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức cách xa nhau thì địa hình nơi đó

  • A.càng dốc
  • B.càng thoải
  • C.càng cao
  • D.càng cắt xẻ mạnh

Câu 4: Theo em các cách biểu hiện độ cao địa hình là

  • A.sử dụng kí hiệu đường và thang màu.
  • B.sử dụng thang màu và đường đồng mức.
  • C.sử dụng kí hiệu điểm và đường đồng mức.
  • D.sử dụng kí hiệu hình học và đường đồng mức.

Câu 5: Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?

  • A. Hình học.
  • B. Đường.
  • C. Điểm.
  • D. Diện tích.

Câu 6: Dạng kí hiệu nào sau đây không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu?

  • A. Tượng hình.
  • B. Tượng thanh.
  • C. Hình học.
  • D. Chữ.

Câu 7: Tỉ lệ bản đồ 1 : 6.000.000 có nghĩa là

  • A. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.
  • B. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.
  • C. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.
  • D. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.

Câu 8: Bản đồ có tỉ lệ nhỏ là

  • A. 1 : 1 500.000.
  • B. 1 : 500.000.
  • C. 1 : 3 000.000.
  • D. 1 : 2 000.000.

Câu 9: Bản đồ nào sau đây là bản đồ có tỉ lệ nhỏ?

  • A. 1: 100.000.
  • B. 1: 500.000
  • C. 1: 1.000.000.
  • D. 1: 10.000.

Câu 10: Để định hướng di chuyển từ nơi này đến nơi khác ta thường làm gì?

  • A. Vẽ phác thảo tuyến đường đi.
  • B. Hình dung về nơi đến
  • C. Tìm hiểu về nơi đến
  • D. Xác định hướng đi

Câu 11: Trong học tập, lược đồ trí nhớ không có vai trò nào sau đây?

  • A. Giúp học địa lí thú vị hơn nhiều.
  • B. Hỗ trợ nắm vững các kiến thức địa lí.
  • C. Hạn chế không gian vùng đất sống.
  • D. Vận dụng vào đời sống đa dạng hơn.

Câu 12: Em hãy cho biết nếu cách 1o ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu từ cực Nam đến cực Bắc có bao nhiêu vĩ tuyến?

  • A.181
  • B.182
  • C.180
  • D.179

Câu 13: Hành tinh nào sau đây trong hệ Mặt Trời có sự sống?

  • A. Trái Đất.
  • B. Sao Kim.
  • C. Mặt Trăng.
  • D. Sao Thủy.

Câu 14: Theo em nếu múi giờ số 12 đang là 18 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu?

  • A. 13 giờ ngày 15 – 2
  • B. 13 giờ ngày 14 – 2
  • C. 23 giờ ngày 15 – 2
  • D. 23 giờ ngày 14 – 2

Câu 15: Khi khu vực giờ kinh tuyến số 0 là 1 giờ thì ở Thủ đô Hà Nội là:

  •  A. 8 giờ
  •  B. 7 giờ
  •  C. 9 giờ
  •  D. 6 giờ

Câu 16: Theo em vào ngày 21/3 và 23/9, lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc tại:

  • A. chí tuyến Bắc.
  • B. chí tuyến Nam.
  • C. vòng cực.
  • D. xích đạo.

Câu 17: Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào?

  • A. 23/9 thu phân
  • B. 22/12 đông chí
  • C. 22/6 hạ chí
  • D. 12/3 xuân phân

Câu 18: Lục địa nào sau đây trên Trái Đất có diện tích nhỏ nhất?

  • A. Lục địa Phi.
  • B. Lục địa Nam Cực.
  • C. Lục địa Ô-xtrây-li-a.
  • D. Lục địa Bắc Mỹ.

Câu 19: Lớp vỏ Trái Đất bao gồm:

  • A. Vỏ lục địa và vỏ đại dương
  • B. Lớp khí quyển và các lục địa
  • C. Lớp đất đá trên bề mặt Trái Đất
  • D. Lớp nước và các tầng khí quyển

Câu 20: Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là

  • A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
  • B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.
  • C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.
  • D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.

Câu 21: Vì sao ở miền Bắc nước ta lại có mùa đông lạnh?

  • A. Do lãnh thổ nước ta tiếp giáp biển
  • B. Do chịu ảnh hưởng của gió Tín Phong
  • C. Do chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh từ phía Bắc (gió mùa Đông Bắc)
  • D. Do vận động tự quay quanh trục của Trái Đất

Câu 22: Tỉnh nào sau đây ở nước ta có nhiều hang động nhất?

  • A. Quảng Ninh.
  • B. Quảng Bình.
  • C. Quảng Trị.
  • D. Quảng Nam.

Câu 23: Ở nước ta, các cao nguyên ba-dan tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

  • A. Tây Bắc.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Đông Bắc.
  • D. Tây Nguyên.

Câu 24: Do mảng Na-zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ nên đã hình thành nên

  • A. dãy núi trẻ An-đet.
  • B. vành đai lửa Địa Trung Hải.
  • C. lục địa Bắc và Nam Mĩ khác nhau.
  • D. dãy Cooc-di-e cao đồ sộ.

Câu 25: Phải khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản vì?

  • A. khoáng sản là tài nguyên quí hiếm
  • B. khoáng sản có rất ít nhưng nhiều chủng loại
  • C. khoáng sản hình thành trong thời gian dài
  • D. khoáng sản đang dần bị cạn kiệt

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo