Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 6 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 6 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Em hãy cho biết theo quy ước đầu phía trên của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào?

  • A. Đông
  • B. Bắc
  • C. Tây
  • D. Nam

Câu 2: Cho điểm X (60oB, 35oT), điểm này nằm ở:

  • A. Bán cầu Bắc và nửa cầu Đông.
  • B. Bán cầu Nam và nửa cầu Đông.
  • C. Bán cầu Bắc và nửa cầu Tây
  • D. Bán cầu Bắc và nửa cầu Đông.

Câu 3: Điểm cực Đông của nước ta nằm ở tỉnh nào? Tọa độ bao nhiêu?

  • A. Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang: 23°23'B, 105o20Đ
  • B. Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau: 8°34B, 104o40’ Đ
  • C. Xã Sín Thầu, huyện Mường Tè, tỉnh Điện Biên: 22o22B, 102o09Đ
  • D. Xã Vạn Thành, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa:12o40B, 109°24'Đ

Câu 4: Hãy cho biết số lượng kinh tuyến phải vẽ nếu cách 20o vẽ một kinh tuyến.

  • A. 32
  • B. 34
  • C. 36
  • D. 38

Câu 5: Cách đọc bản đồ đúng là

  • A. Chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ, các yếu tố cơ bản nhất có trong bản đồ.
  • B. Chú ý các yếu tố phụ của bản đồ như tỉ lệ bản đồ, tên bản đồ và kí hiệu.
  • C. Đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.
  • D. Chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ, bỏ qua các yếu tố trong bản đồ.

Câu 6: Điểm đầu tiên cần làm khi đọc hiểu nội dung của một bản đồ bất kì là

  • A. Đọc bản chú giải.
  • B. Tìm phương hướng.
  • C. Xem tỉ lệ bản đồ.
  • D. Đọc đường đồng mức.

Câu 7: Theo em căn cứ nào sau đây không dùng để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ?

  • A. Đường đồng mức.
  • B. Kí hiệu thể hiện độ cao.
  • C. Phân tầng màu.
  • D. Kích thước của kí hiệu.

Câu 8: Theo em, một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào

  • A. mạng lưới kinh, vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ.
  • B. hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.
  • C. vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.
  • D. bảng chú giải.

Câu 9: So với các nước nằm trong bán đảo Đông Dương thì nước ta nằm ở hướng nào sau đây?

  • A. Đông.
  • B. Bắc.
  • C. Nam.
  • D. Tây.

Câu 10: Lược đồ trí nhớ có vai trò thế nào đối với con người?

  • A. Xác định đường đi, cải thiện trí nhớ.
  • B. Tìm đường đi, xác định thời gian đi.
  • C. Công cụ hỗ trợ đường đi, xác định hướng.
  • D. Định hướng không gian, tìm đường đi.

Câu 11: Điều nào không thể thiếu trong lược đồ trí nhớ về đường đi?

  • A. Diện tích
  • B. Khoảng cách giữa các đối tượng khác nhau
  • C. Điểm xuất phát và kết thúc
  • D. Công cụ xác định hướng

Câu 12: Nếu như trên quả Địa cầu, nếu cứ cách nhau 100, ta vẽ một vĩ tuyến thì có tất cả

  • A.181 vĩ tuyến.
  • B.180 vĩ tuyến.
  • C.18 vĩ tuyến.
  • D.19 vĩ tuyến.

Câu 13: Theo em, vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu là

  • A. xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ.
  • B. thể hiện đặc điểm các đối tượng địa lí trên bản đồ.
  • C. thể hiện số lượng các đối tượng địa lí trên bản đồ.
  • D. xác định được mối liên hệ giữa các địa điểm trên bản đồ.

Câu 14: Mọi nơi trên trái đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau do:

  •  A. Ánh sáng Mặt trời và các hành tinh chiếu vào.
  •  B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục
  •  C. Các thế lực siêu nhiên, thần linh.
  •  D. Trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 15: Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm nào sau đây không thay đổi vị trí?

  • A. Hai cực.
  • B. Hai chí tuyến.
  • C. Xích đạo.
  • D. Vòng cực.

Câu 16: Khi Luân Đôn là 4 giờ, thì ở Hà Nội là?

  • A. 11 giờ.
  • B. 5 giờ.
  • C. 12 giờ
  • D. 9 giờ

Câu 17: Thời gian bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, lúc đó Việt Nam là mùa nào? 

  • A. Mùa Xuân
  • B. Mùa Hạ
  • C. Mùa Thu
  • D. Mùa Đông

Câu 18: Thời gian bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, lúc đó Việt Nam là mùa nào?

  • A. Mùa Xuân
  • B. Mùa Hạ
  • C. Mùa Thu
  • D. Mùa Đông

Câu 19: Ý nào sau đây không đúng với tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất?

  • A. Các lớp đá bị uốn nếp hay đứt gãy.                
  • B. Làm cho địa hình nâng lên hay hạ xuống.
  • C. Xâm thực, xói mòn các loại đá.                     
  • D. Gây ra hiện tượng động đất, núi lửa.

Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?

  • A. Dạng địa hình nhô cao.
  • B. Đỉnh tròn và sườn dốc.
  • C. Độ cao không quá 200m.
  • D. Tập trung thành vùng.

Câu 21: Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ

  • A. cao áp cận nhiệt đới về hạ áp ôn đới.
  • B. hạ áp ôn đới về cao áp cận chí tuyến.
  • C. cao áp cận nhiệt đới về hạ áp Xích đạo.
  • D. hạ áp ôn đới về cao áp cực.

Câu 22: Theo em vì sao gió không thổi thẳng từ khu vực khí áp cao tới khu vực khí áp thấp mà lại lệch hướng?

  • A.Quãng thời gian dài
  • B.Tác động của con người
  • C.Vận động tự quay của Trái Đất
  • D.Trái Đất quay quanh Mặt Trời

Câu 23: Hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên bề mặt Trái Đất là gió

  • A. Tín phong và Tây ôn đới.
  • B. Tây ôn đới và Phơn.
  • C. mùa và Tây ôn đới.
  • D. Tín phong và Đông cực.

Câu 24: Giá trị khí áp được thể hiện trong hình là bao nhiêu?

TRẮC NGHIỆM

  • A. 1012 mb
  • B. 1013 mb
  • C. 1014 mb
  • D. 1015 mb

Câu 25: Vào cuối tuần lớp An tổ chức một buổi dã ngoại ngoài trời và hoạt động chủ đạo là leo núi. Theo lịch trình, các thành viên trong lớp sẽ cùng nhau leo lên một ngọn núi có độ cao khoảng 1000m. Thời tiết hôm đó không quá lạnh, nhiệt độ rơi vào khoảng 25oC nhưng mẹ An lại dặn An phải mang theo một chiếc áo khoác mỏng. Theo em, điều đó có cần thiết không? Vì sao?

  • A. Không cần thiết vì leo núi sẽ rất mất sức và cơ thể sẽ phải tỏa ra nhiều nhiệt lượng.
  • B. Cần thiết vì nhiệt độ ở trên núi sẽ thấp hơn nhiệt độ dưới mặt đất.
  • C. Cần thiết vì trên núi nhận được ít nhiệt lượng từ mặt trời hơn nên sẽ lạnh hơn
  • D. Không cần vì nhiệt độ sẽ không chênh lệch quá nhiều.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo