Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 6 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 6 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đường kinh tuyến gốc 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt thuộc quốc gia nào sau đây?
- A. Đức.
- B. Nga.
C. Anh.
- D. Ý.
Câu 2: Mô hình thu nhỏ của Trái Đất được gọi là
- A. bản đồ.
- B. lược đồ.
C. quả Địa Cầu.
- D. quả Đất.
Câu 3: Các kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc được gọi là kinh tuyến:
- A. Đông
B. Tây
- C. Nam
- D. Bắc
Câu 4: Vĩ tuyến gốc chính là:
- A. Chí tuyến Bắc
- B. Chí tuyến Nam
C. Xích đạo
- D. Hai vòng cực
Câu 5: Kinh tuyến là đường nối dài từ đâu đến đâu:
- A. Kinh tuyến là nửa đường thẳng nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu
- B. Kinh tuyến là một đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu
C. Kinh tuyến là nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu
- D. Kinh tuyến là một đường thẳng nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu
Câu 6: Kinh độ của một điểm bất kì được tính bằng độ và là
- A. Khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới cực Bắc
- B. Khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới cực Nam.
C. Khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới kinh tuyến gốc.
- D. Khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới vĩ tuyến gốc.
Câu 7: Dựa vào đâu để xác định vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam:
A. Đường Xích đạo
- B. Chí tuyến Bắc
- C. Chí tuyến Nam
- D. Kinh tuyến gốc
Câu 8: Để thể hiện các sân bay, hải cảng trên bản đồ người ta thường dùng kí hiệu nào?
- A. Đường
B. Điểm
- C. Biểu tượng
- D. Diện tích
Câu 9: Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu nào sau đây?
- A. Hình học.
- B. Tượng hình.
- C. Điểm.
D. Diện tích.
Câu 10: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào
A. Các đường kinh, vĩ tuyến.
- B. Bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ.
- C. Mép bên trái tờ bản đồ.
- D. Các mũi tên chỉ hướng.
Câu 11: Trên bản đồ nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức cách xa nhau thì địa hình nơi đó
- A. Càng dốc
B. Càng thoải
- C. Càng cao
- D. Càng cắt xẻ mạnh
Câu 12: Lược đồ trí nhớ đường đi có đặc điểm nào sau đây?
- A. Có điểm đầu, điểm cuối, quãng đường đi và khoảng cách giữa hai điểm.
- B. Có điểm xuất phát, hướng di chuyển chính và khoảng cách hai điểm đi.
- C. Có hướng di chuyển, thời gian di chuyển và điểm xuất phát, điểm kết thúc.
D. Có điểm đầu, điểm cuối, hướng đi chính và khoảng cách giữa hai điểm.
Câu 13: Việc đầu tiên cần làm khi muốn vẽ lược đồ trí nhớ là gì?
- A. Chọn ví trí bắt đầu và kết thúc trên lược đồ trí nhớ
- B. Tính khoảng cách giữa hai điểm khởi đầu và kết thúc của lược đồ.
C. Hồi tưởng lại không gian cần vẽ với các sự vật, hiện tượng cụ thể.
- D. Tìm những lược đồ có nội dung tương tụ để vẽ
Câu 14: Lược đồ trí nhớ phản ánh sự cảm nhận của con người về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với
A. Cá nhân.
- B. Tập thể.
- C. Tổ chức.
- D. Quốc gia.
Câu 15: Trái Đất có bán kính ở cực là
- A. 6387 km.
B. 6356 km.
- C. 6378 km.
- D. 6365 km.
Câu 16: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được sắp xếp như thế nào trong hệ Mặt Trời từ gần đến xa?
- A. Hải Vương - Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương.
- B. Thiên Vương - Hải Vương - Trái Đất - Sao Kim - Sao Thủy - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ.
- C. Sao Mộc - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Thủy - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.
D. Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.
Câu 17: Nước ta nằm ở khu vực giờ số mấy?
A. Khu vực giờ thứ 7.
- B. Khu vực giờ thứ 8.
- C. Khu vực giờ thứ 9.
- D. Khu vực giờ thứ 5.
Câu 18: Đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) làm thành 1 góc:
- A. 66o33’
- B. 33o66’
C. 23o27’
- D. 27o23’
Câu 19: Vào ngày nào trong năm ở cả hai nửa cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?
- A. Ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12.
B. Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9.
- C. Ngày 22 tháng 3 và ngày 22 tháng 9.
- D. Ngày 21 tháng 6 và ngày 23 tháng 12.
Câu 20: Ở nửa cầu Bắc, ngày 22 tháng 6 là ngày:
A. Hạ chí
- B. Thu phân
- C. Đông chí
- D. Xuân phân
Câu 21: Theo quy ước, cách mấy năm sẽ có một năm nhuận dương lịch
- A. 1 năm
- B. 2 năm
- C. 3 năm
D. 4 năm
Câu 22: Theo em, lớp vỏ Trái Đất không có đặc điểm nào sau đây?
A. Rất dày và chiếm khoảng 1/4 khối lượng của Trái Đất.
- B. Vật chất ở trạng thái rắn chắc.
- C.Cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
- D. Nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật… và cả xã hội loài người.
Câu 23: Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?
A. Động đất, núi lửa.
- B. Sóng thần, xoáy nước.
- C. Lũ lụt, sạt lở đất.
- D. Phong hóa, xâm thực.
Câu 24: Quá trình nội sinh là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở
- A. Vỏ Trái Đất
- B. Thạch quyển
C. Lớp Man-ti
- D. Nhân Trái Đất
Câu 25: Nguyên nhân nào sinh ra gió?
- A.Sự hoạt động của hoàn lưu khí quyển
B.Sự phân bố xem kẽn của các đai áp
- C.Sự tác động của con người
- D.Sức hút của trọng lực Trái Đất
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận