Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 12 cánh diều học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tỉnh nào ở Tây Nguyên giáp ranh với 2 quốc gia?

  • A. Đắk Lắk.
  • B. Kon Tum.
  • C. Lâm Đồng.
  • D. Đắk Nông.

Câu 2: Làm thế nào để tăng sản lượng khai thác thuỷ sản xa bờ ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

  • A. Đầu tư trang, thiết bị, hiện đại.
  • B. Nâng cao ý thức của ngư dân.
  • C. Sử dụng công nghệ lạc hậu.
  • D. Công nghệ chế biến nghèo nàn.

Câu 3: Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển thuỷ điện từ khoảng thời gian nào?

  • A. năm 50 thế kỉ XX.                                   
  • B. năm 60 thế kỉ XX.
  • C. năm 70 thế kỉ XX.                                   
  • D. năm 80 thế kỉ XX.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lợi thuỷ sản nước ta.

  • A. Đa dạng các loài sinh vật.
  • B. Chỉ có tôm và cá.
  • C. Phong phú và đa dạng.
  • D. Nhiều hệ sinh thái biển.

Câu 5: Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc tới khí hậu của vùng Bắc Trung Bộ là

  • A. Đem lại lượng mưa lớn vào đầu mùa hạ.
  • B. Gây ra hiệu ứng phơn vào đầu mùa hạ.
  • C. Đem lại mùa đông lạnh, ít mưa.
  • D. Phân hoá mùa mưa, khô sâu sắc.

Câu 6: Đất phèn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở

  • A. Các tỉnh ven biển.
  • B. Dọc sông Tiền và sông Hậu.
  • C. Rải rác khắp các vùng.
  • D. Đồng Tháp Mười và vùng trũng Cà Mau.

Câu 7: Hoạt động khai thác thuỷ sản ở Duyên hải Nam Trung hộ phát triển mạnh là do

  • A. Biển có nhiều bãi tôm, cá.
  • B. Ít xảy ra thiên tai.
  • C. Hệ thống sông ngòi dày đặc.
  • D. Người dân có trình độ cao.

Câu 8: Hai tỉnh trồng cây ăn quả nhiều nhất khu vực Đông Nam Bộ là

  • A. Đồng Nai, Bình Dương.
  • B. Bình Dương, Vũng Tàu.
  • C. Đồng Nai, Tây Ninh.
  • D. Tây Ninh, Bình Dương.

Câu 9: Một trong những khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế - xã hội khu vực Bắc Trung Bộ là

  • A. Thiên tai thường xuyên xảy ra.
  • B. Không được đầu tư bởi chính phủ.
  • C. Cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu.
  • D. Mật độ dân số thấp.

Câu 10: Điểm giống nhau về thế mạnh của Vùng kinh tế trọng điẻm Bắc Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

  • A. Nguồn lao động lớn và chất lượng nguồn lao động hàng đầu.
  • B. Lịch sử khai thác lâu đời.
  • C. Tiềm năng kinh tế mạnh, trình độ phát triển kinh tế cao.
  • D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đồng bộ.

Câu 11: Nạn hạn hán kéo dài nhất ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ ở tỉnh

  • A. Khánh Hoà, Đà Nẵng.
  • B. Quy Nhơn, Phú Yên.
  • C. Quảng Bình, Quảng Trị.
  • D. Ninh Thuận, Bình Thuận.

Câu 12: Để thu hút được vốn đầu tư Bắc Trung Bộ cần

  • A. Người dân cần cù, chịu khó.
  • B. Đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật.
  • C. Cơ cấu dân số trẻ.
  • D. Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

Câu 13: Tỉnh nào sau đây không thuộc Đông Nam Bộ.

  • A. Tây Ninh.
  • B. Đồng Nai.
  • C. Tây Ninh.
  • D. Khánh Hoà.

Câu 14: Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lý Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. Toàn bộ diện tích là đồng bằng.
  • B. Hai mặt đều giáp biển.
  • C. Nằm ở cực Nam của tổ quốc.
  • D. Rộng lớn nhất khu vực.

Câu 15: Các dạng địa hình từ Đông sang Tây của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ là

  •  A. Đồng bằng, gò đồi, miền núi, biển.
  • B. Núi, gò đồi, đồng bằng, biển, hải đảo.
  • C. Biển, đồng bằng, gò đồi, núi, hải đảo.
  • D. Hải đảo, biển, đồng bằng, gò đồi, núi.

Câu 16: Đường bờ biển nước ta dài

  • A. 3260 km.
  • B. 3261 km.
  • C. 3262 km.
  • D. 3263 km.

Câu 17: Địa hình Tây Nguyên có đặc điểm

  • A. Địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh.
  • B. Địa hình cao nguyên xếp tầng.
  • C. Địa hình đồng bằng phù sa màu mỡ.
  • D. Địa hình cao nguyên đá vôi điển hình.

Câu 18: Hạn chế đối với sự phát triển công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. Ngập lụt vào mùa lũ, thiếu nước ngọt vào mùa khô.
  • B. Tình trạng xâm nhập mặn xảy ra quanh năm.
  • C. Thiếu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
  • D. Thiếu nguyên liệu cho công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. 

Câu 19: Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với quốc gia/ vùng nào sau đây?

  • A. Trung Quốc.
  • B. Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Cam-pu-chia.
  • D. Lào.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

  • A. Là cửa ngõ của Tây Nguyên và Nam Lào.
  • B. Chất lượng nguồn lao động đứng đầu cả nước.
  • C. Có thế mạnh phát triển rừng, biển, khoáng sản.
  • D. Ở vị trí tiếp giữa Vùng kinh tế trọng điểm Bắc và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Câu 21: Cơ sở chủ yếu để cơ cấu công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm nhiều ngành là

  • A. chính sách phát triển công nghiệp của Nhà nước.
  • B. tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
  • C. giao lưu thuận lợi với vùng trong và ngoài nước.
  • D. nguồn lao động có kinh nghiệm sản xuất.

Câu 22: Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với nước láng giềng nào dưới đây?

  • A. Lào.                       
  • B. Thái Lan.             
  • C. Trung Quốc.         
  • D. Cam-pu-chia.

Câu 23: Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào

  • A. Khánh Hoà.
  • B. Phú Yên.
  • C. Đồng Nai.
  • D. Ninh Thuận.

Câu 24: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A. tăng sản lượng điện cho cả nước.
  • B. động lực phát triển kinh tế - xã hội.
  • C. điều hòa lũ trong mùa mưa hạ lưu sông.
  • D. phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch.

Câu 25: Để khai thác hiệu quả Bô – xít vùng Tây Nguyên cần phải

  • A. Đầu tư cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ.
  • B. Nâng cao ý thức của người dân.
  • C. Đầu tư nguồn nhân lực.
  • D. Sử dụng công nghệ lạc hậu.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác