Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 12 cánh diều học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP ở Đông Nam Bộ là:

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Lâm nghiệp.
  • C. Công nghiệp – xây dựng.
  • D. Ngư nghiệp.

Câu 2: Tổng số tỉnh thành ở Bắc Trung Bộ là:

  • A. 4.                                
  • B.5.                                  
  • C.6.                                  
  • D.7.

Câu 3: Đặc điểm mật độ dân số ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là: 

  • A. cao hơn so với trung bình cả nước.
  • B. thấp hơn so với trung bình cả nước.
  • C. chênh lệch ít so với trung bình cả nước.
  • D. tương đồng so với trung bình cả nước.

Câu 4: Năm 2004, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bổ sung thêm 2 tỉnh là

  • A. Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
  • B. Quảng Ninh, Bắc Giang.
  • C. Bắc Ninh, Phú Thọ.
  • D. Hưng Yên, Vĩnh Phúc.

Câu 5: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì trong khai thác và chế biến khoáng sản?

  • A. Giàu tài nguyên khoáng sản.                     
  • B. Lao động khu vực còn ít.
  • C. Khoa học kĩ thuật hiện đại.                       
  • D. Khai thác quy mô cực lớn.

Câu 6: Năm 2021, ngành nông – lâm – thuỷ sản đóng góp GRDP của Bắc Trung Bộ khoảng

  • A. 17.5 %.                       
  • B. 18.5 %.              
  • C. 19.5 %.              
  • D. 20.5 %.

Câu 7: Hai cảng đặc biệt của nước ta là

  • A. Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • B. Cửa Ông, Hải Phòng.
  • C. Cửa Ông, Sài Gòn.
  • D. Sài Gòn, Hải Phòng.

Câu 8: Các dãy núi từ bắc xuống nam của khu vực Tây Nguyên là

  • A. Núi Ngọc Linh, Núi Ngọc Krinh, Núi Kon Ka Kinh.
  • B. Núi Ngọc Krinh, Núi Kon Ka Kinh, Núi Ngọc Linh.
  • C. Núi Kon Ka Kinh, Núi Chư Pha, Núi Ngọc Linh.
  • D. Núi Chư Pha, Núi Ngọc Linh, Núi Ngọc Krinh. 

Câu 9: Năm 2004, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bổ sung thêm tỉnh

  • A. Bình Định.
  • B. Phú Yên.
  • C. Khánh Hoà.
  • D. Quảng Bình.

Câu 10: Đâu không phải là thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Hồng

  • A. Địa hình và đất.                                       
  • B. Khí hậu.
  • C. Dân cư, lao động.                                   
  • D. Nguồn nước.

Câu 11: Bắc Trung Bộ không giáp với vùng nào sau đây

  • A. Trung du và miền núi Bắc bộ.                             
  • B. Đồng bằng Sông Hồng.
  • C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                        
  • D. Đông Nam Bộ.

Câu 12: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì để phát cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới?

  • A. Địa hình đồng bằng.                                 
  • B. Khí hậu ôn đới.
  • C. Có nhiều hệ thống thủy lợi.                     
  • D. Khoáng sản dồi dào.

Câu 13: Phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên có ý nghĩa đặc biệt

  • A. Bảo vệ sinh thái, hạn chế thiên tai.
  • B. Phát triển nguồn nhân lực.
  • C. Nâng cao chất lượng rừng.

Câu 14: Phía Tây của Bắc Trung Bộ giáp dãy núi nào

  • A. Dãy Tam Điệp.                                          
  • B. Dãy Bạch Mã.             
  • C. Dãy Trường Sơn Bắc.                                
  • D. Dãy Trường Sơn Nam.

Câu 15: Một số bãi tắm của nước ta theo chiều từ Nam lên Bắc là

  • A. Mỹ Khê, Thuận An, Thiên Cầm, Cửa Lò.
  • B. Cửa Lò, Thuận An, Thiên Cầm, Mỹ Khê.
  • C. Mỹ Khê, Cửa Lò, Thuận An, Thiên Cầm.
  • D. Thiên Cầm, Cửa Lò, Mỹ Khê, Thuận An.

Câu 16: Cây lương thực chủ yếu vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. Lúa.
  • B. Ngô.
  • C. Khoai.
  • D. Lúa mì.

Câu 17: Nhận định nào sau đây đúng với ngành nông nghiệp của Đông Nam Bộ

  • A. Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
  • B. Chè và cà phê được trồng nhiều và phát triển mạnh.
  • C. Cây công nghiệp hàng năm được trồng nhiều và ngày càng được chú trọng.
  • D. Trồng và phát triển các loại nông sản cận nhiệt.

Câu 18: Năm 2021, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. 742.7 nghìn ha.
  • B. 757 nghìn ha.
  • C. 772.4 nghìn ha.
  • D. 801.3 nghìn ha.

Câu 19: Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở vùng nào sau đây

  • A. Vịnh Bắc Bộ.
  • B. Trung Bộ.
  • C. Đông Nam Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 20: Nhận định nào sau đây phản ánh không chính xác đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm

  • A. Có khả năng thu hút vốn đầu tư lớn ở trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
  • B. Phạm vi gồm nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ranh giới không có sự thay đổi theo thời gian.
  • C. Có đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng quy mô GDP cả nước, thu hút sự phát triển của các ngành mới.
  • D. Mạng lưới liên kết cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư, nâng cấp, đặc biệt so với các vùng địa lí khác.

Câu 21: Để đảm bảo sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, vùng Đông Nam Bộ cần chú trọng tới các vấn đề nào sau đây

  • A. Giảm tỷ lệ gia tăng dân số, khai thác hợp lý tài nguyên.
  • B. Đẩy mạnh quá trình đô thị hoá và thu hút lao động từ các vùng khác đến.
  • C. Bảo vệ môi trường, tập trung phát triển các ngành nghề cần nhiều lao động.
  • D. Bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý hiểu quả tài nguyên.

Câu 22: Để phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên cần

  • A. Bảo về rừng.
  • B. Khai thác hết các thế mạnh.
  • C. Tập trung khai thác Bô – xít.
  • D. Phát triển nhà máy thuỷ điện.

Câu 23: Trung du và miền núi Bắc Bộ ít có điều kiện thuận lợi để phát triển

  • A. cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới.
  • B. cây đặc sản, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới.
  • C. cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới.
  • D. cây dược liệu, rây rau quả cận nhiệt và ôn đới.

Câu 24: Đồng bằng sông Hồng phát triển cơ cấu dịch vụ gồm các ngành

  • A. chế biến thực phẩm , thương mại, du lịch, tài chính – ngân hàng.
  • B. giao thông vận tải, thương mại, chế biến thực phẩm, tài chính – ngân hàng.
  • C. giao thông vận tải, thương mại, du lịch, tài chính – ngân hàng.
  • D. giao thông vận tải, thương mại, du lịch, chế biến thực phẩm.

Câu 25: Tây Nguyên là vùng

  • A. Giàu tài nguyên khoáng sản.
  • B. Có tiềm năng lớn về thuỷ điện.
  • C. Phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm.
  • D. Có mùa đông lạnh.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác