Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thành tựu nào cho phép con người kiểm soát từ xa, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn

  • A. Sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu, điện toán đám mây, kết nối internet vạn vật
  • B. Công nghệ in 3D
  • C. Công nghệ nano và vật liệu mới
  • D. Trí tuệ nhân tạo và điều khiển

Câu 2: Quan sát hình ảnh sau và cho biết robot công nghiệp đang thực hiện nhiệm vụ gì?

t

  • A. Vận chuyển
  • B. Hàn
  • C. Lắp ráp
  • D. Đóng gói

Câu 3: Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau là?

  1. Robot công nghiệp là robot được sử dụng trong sản xuất công nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ của quá trình sản xuất như: gia công, lắp ráp, sơn, đóng gói sản phẩm.

  2. Sản xuất theo dây chuyền là hình thức của nền sản xuất theo quy mô vừa và nhỏ. Trong đó môi vị trí trên dây chuyền có nhiệm vụ thực hiện một công đoạn, nhiệm vụ nhất định.

  3. Trong dây chuyền sản xuất tự động, băng tải thực hiện chức năng di chuyển đối tượng sản xuất đến các vị trí khác nhau.

  4. Dây chuyền sản xuất tự động cứng là dây chuyền mà trong đó các quá trình chế tạo, sản xuất, lắp ráp tự động được thiết lập bởi các máy công tác, máy gia công tự động cứng.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 4: An toàn lao động trong sản xuất cơ khí là?

  • A. An toàn lao động trong sản xuất cơ khí là tất cả những giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
  • B.  An toàn lao động trong sản xuất cơ khí là việc đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông không xảy ra bất cứ sự cố hay vấn đề gì liên quan đến bị thương hay tử vong do va chạm giao thông hoặc các yếu tố bên ngoài tác động.
  • C. An toàn lao động trong sản xuất cơ khí nhằm phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm có hại gây ra thương tật, tử vong, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người khi làm việc trong các xưởng và nhà máy cơ khí.
  • D.  An toàn lao động trong sản xuất cơ khí là những cách, phương pháp và công việc liên quan đến việc giữ cho thực phẩm luôn được an toàn và vệ sinh sạch sẽ.

Câu 5: Thay đổi yếu tố nào sau đây thì ta chuyển sang nguyên công khác?

  • A. Thay đổi vị trí làm việc.
  • B. Thay đổi chế độ cắt.
  • C. Thay đổi dụng cụ cắt.
  • D. Thay đổi quy trình làm việc

Câu 6: Quan sát hình ảnh sau và cho biết robot công nghiệp đang thực hiện nhiệm vụ gì?

Học sinh tham khảo

  • A. Vận chuyển
  • B. Hàn
  • C. Lắp ráp
  • D. Kiểm tra

Câu 7: Quan sát hình ảnh sau và cho biết biển cảnh báo này có nội dung gì?

Học sinh tham khảo

  • A. Cảnh báo có điện
  • B. Nguy hiểm đứt tay
  • C. Nguy hiểm kẹt tay
  • D. Khu vực có tiếng ồn cao

Câu 8: Tại sao cần phải đóng gói sản phẩm?

  • A. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ và tiêu thụ
  • B. Giữ gìn hàng hóa nguyện vẹn cả về số lượng lẫn chất lượng
  • C. Ngăn sản phẩm tiếp xúc với các yếu tố từ môi trường gây biến chất và nhiễm khuẩn
  • D. Tạo hình dáng bắt mắt, ưa nhìn, đồng bộ cho sản phẩm

Câu 9: Ưu điểm của phương pháp tiện là?

  • A. Thời gian gia công ngắn, dễ thao tác và cần độ chính xác không cao
  • B. Tuổi thọ dụng cụ cao hơn, khả năng tạo hình lớn
  • C. Năng suất cao, gia công được trên phôi đặc
  • D. Gia công được các sản phẩm mỏng và nhiệt độ thấp

Câu 10: Việc thiết kế cơ khí thường được thực hiện bởi

  • A. Kĩ sư cơ khí
  • B. Kĩ sư cơ học
  • C. Thợ gia công cơ khí
  • D. Thợ lắp ráp cơ khí

Câu 11: Nguyên nhân gây suy giảm thính lực trong sản xuất cơ khí là?

  • A. Khí thải và bụi trong quá trình sản xuất cơ khí
  • B. Nước thải (dung dịch bôi trơn, làm mát khi cắt gọt)
  • C. Tiếng ồn sinh ra từ các máy gia công
  • D. Chất thải rắn (mảnh vụn kim loại, cặn dầu nhớt, thiết bị hư hỏng, ...)

Sử dụng bản vẽ chi tiết trục bậc sau để trả lời các câu hỏi 12 - 13

Học sinh tham khảo

Câu 12: Sản phẩm gia công phù hợp với phương pháp gia công nào?

  • A. Tiện
  • B. Phay
  • C. Khoan
  • D. Hàn

Câu 13: Chiều sâu gia công là?

  • A. Tiện trụ ngoài t = 1,5 mm; tiện mặt đầu t = 1 mm; tiện vát mép t = 2 mm
  • B. Tiện trụ ngoài t = 2 mm; tiện mặt đầu t = 1 mm; tiện vát mép t = 2 mm
  • C. Tiện trụ ngoài t = 1,5 mm; tiện mặt đầu t = 1 mm; tiện vát mép t = 1 mm
  • D. Tiện trụ ngoài t = 2 mm; tiện mặt đầu t = 1 mm; tiện vát mép t = 1 mm

Câu 14: Đâu là bước quan trọng nhất trong quy trình công nghệ gia công?

  • A. Tìm hiểu chi tiết cần gia công xác định dạng sản xuất
  • B. Xác định trình tự các bước gia công chi tiết
  • C. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi
  • D. Xác định chi phí gia công

Câu 15: Quan sát hình ảnh sau và cho biết biện pháp an toàn trong hình là?

Học sinh tham khảo

  • A. Che chắn yếu tố nguy hiểm tác động lên người lao động
  • B. Thông gió, làm mát, lọc bụi
  • C. Thiết lập khoảng cách an toàn
  • D. Sử dụng bảo hộ lao động

Câu 16: Quy trình sản xuất cơ khí nào là đúng?

  • A. Chế tạo phôi → Lắp ráp sản phẩm → Xử lí cơ tính bề mặt chi tiết → Gia công tạo hình sản phẩm → Đóng gói sản phẩm
  • B. Chế tạo phôi → Gia công tạo hình sản phẩm → Xử lí cơ tính bề mặt chi tiết → Lắp ráp sản phẩm → Đóng gói sản phẩm
  • C. Gia công tạo hình sản phẩm → Chế tạo phôi → Xử lí cơ tính bề mặt chi tiết → Lắp ráp sản phẩm → Đóng gói sản phẩm
  • D. Gia công tạo hình sản phẩm → Xử lí cơ tính bề mặt chi tiết → Chế tạo phôi → Lắp ráp sản phẩm → Đóng gói sản phẩm

Câu 17: Phương pháp đúc thường sử dụng

  • A. Gia công sản phẩm có kết cấu dạng hộp, dạng khung hoặc sản phẩm có yêu cầu độ kín
  • B. Gia công các sản phẩm có yêu cầu về cơ tính cao
  • C. Gia công các sản phẩm có hình dạng và kết cấu phức tạp
  • D. Gia công các bề mặt định hình tròn xoay

Câu 18: Kính sẽ có chống khả năng chống bám nước, bám bụi, cản được tia tử ngoại và bức xạ sóng ngắn trong khi độ trong suốt không ảnh hưởng nếu được ứng dụng bởi vật liệu nào

  • A. Vật liệu nano
  • B. Composite nền hữu cơ
  • C. Nhựa nhiệt rắn
  • D. Nhựa nhiệt dẻo

Câu 19: Robot được trang bị bàn tay kẹp khi nào?

  • A. Vận chuyển
  • B. Gia công và xử lí bề mặt
  • C. Lắp ráp
  • D. Kiểm tra

Câu 20: Phương pháp lắp ráp được thực hiện bằng cách đo đạc, phân loại các chi tiết thành nhóm đảm bảo yêu cầu mối lắp để tiến hành quá trình lắp ráp là?

  • A. Phương pháp lắp lẫn hoàn toàn hoặc phương pháp lắp chọn
  • B. Phương pháp lắp chọn
  • C. Phương pháp lắp sửa 
  • D. Phương pháp lắp sửa hoặc  phương pháp lắp lẫn hoàn toàn

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác