Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ngành kỹ thuật nào tập trung vào việc thiết kế, xây dựng và vận hành các công trình xây dựng?
- A. Kỹ thuật điện
B. Kỹ thuật xây dựng
- C. Kỹ thuật máy tính
- D. Kỹ thuật hóa học
Câu 2: Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc học nào có vai trò nền tảng nhất?
A. Giáo dục tiểu học
- B. Giáo dục mầm non
- C. Giáo dục trung học phổ thông
- D. Giáo dục nghề nghiệp
Câu 3: Ngành nghề nào dưới đây đang có nhu cầu cao trong thị trường lao động kỹ thuật và công nghệ tại Việt Nam?
A. Kỹ thuật điện - điện tử
- B. Thiết kế nội thất
- C. Quản trị kinh doanh
- D. Kế toán
Câu 4: Đâu là nguồn thông tin đáng tin cậy và hữu ích cho việc tìm kiếm các thông tin cơ bản về thị trường lao động ở Việt Nam?
- A. Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
- B. Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
C. Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- D. Cổng thông tin điện tử Quốc gia.
Câu 5: Việc lựa chọn đúng nghề nghiệp có ý nghĩa gì đối với xã hội?
- A. Xây dựng được kế hoạch tương lai một cách chắc chắn.
B. Giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, làm trái ngành, trái nghề gây ra những lãng phí cho xã hội.
- C. Tạo ra thu nhập đảm bảo cho cuộc sống của cá nhân và gia đình.
- D. Giúp mỗi cá nhân tránh xa được tất cả các tệ nạn xã hội.
Câu 6: Yêu cầu chung về năng lực của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ là:
A. Có khả năng tự học, tự nghiên cứu, đổi mới sáng tạo; có khả năng học tập ngoại ngữ, tin học.
- B. Chống chỉ định y học với những người bị có tật khúc xạ về mắt.
- C. Có tính kỉ luật, ý thức tuân thủ các quy định, quy tắc trong quá trình làm việc; có ý thức bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn lao động.
- D. Cần cù, chăm chỉ, chịu được áp lực công việc và nhiệm vụ được giao.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về nghề nghiệp?
- A. Là tập hợp các công việc được xã hội công nhận.
- B. Việc làm có tính chất ổn định, gắn bó lâu dài với mỗi người, mang lại thu nhập và cơ hội để họ phát triển bản thân.
- C. Con người có năng lực, tri thức, kĩ năng tạo ra các sản phẩm vật chất, tinh thần đáp ứng nhu cầu xã hội, mang lại thu nhập ổn định và tạo nên giá trị bản thân.
D. Bao gồm tất cả các công việc có môi trường làm việc năng động, hiện đại và luôn biến đổi.
Câu 8: Điểm giống nhau của nghề nghiệp và việc làm là:
A. Sử dụng kĩ năng, kĩ xảo, kiến thức để tạo ra sản phẩm, đáp ứng nhu cầu xã hội.
- B. Bao gồm những công việc nhất thời và lâu dài, đáp ứng nhu cầu kiếm sống.
- C. Là dạng lao động đòi hỏi ở con người quá trình đào tạo chuyên biệt.
- D. Là quá trình người lao động được giao cho làm và được trà công.
Câu 9: Điểm khác nhau giữa nghề nghiệp và việc làm là:
A. Nghề nghiệp là dạng lao động đòi hỏi ở con người quá trình đào tạo chuyên biệt, có kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, chuyên môn nhất định.
- B. Nghề nghiệp bao gồm cả những công việc nhất thời và lâu dài.
- C. Nghề nghiệp là những công việc người lao động được giao cho và được trả công.
- D. Nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu ở mức độ cao hơn của xã hội.
Câu 10: Công việc của thợ cơ khí là:
A. Lắp đặt, chế tạo, vận hành máy móc hoặc sửa chữa, phục hồi, thay thế các bộ phận hư hỏng trên máy móc.
- B. Nghiên cứu, vận hành, theo dõi các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất tự động, phát hiện và sửa chữa cũng như khắc phục những sai sót của hệ thống một cách kịp thời.
- C. Phụ trách nghiên cứu, thiết kế, triển khai xây dựng và hoàn thiện những vấn đề liên quan đến hệ thống điện.
- D. Chịu trách nhiệm lên kế hoạch triển khai các hệ thống mới, xử lý lỗi phần mềm và nâng cao hiệu suất của toàn bộ hệ thống.
Câu 11: Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt nam bao gồm?
A. Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
- B. Giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.
- C. Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông.
- D. Giáo dục mầm non và giáo dục đại học.
Câu 12: Giáo dục đại học dành cho những đối tượng nào?
- A. Dành cho người học tốt nghiệp trình độ trung cấp, tốt nghiệp trình độ cao đẳng; dành cho trình độ thạc sĩ; dành cho trình độ tiến sĩ.
- B. Dành cho người học tốt nghiệp trung học phổ thông, tốt nghiệp trình độ trung cấp, tốt nghiệp trình độ cao đẳng; dành cho trình độ tiến sĩ.
- C. Dành cho người học tốt nghiệp trung học phổ thông, tốt nghiệp trình độ trung cấp, tốt nghiệp trình độ cao đẳng.
D. Dành cho người học tốt nghiệp trung học phổ thông, tốt nghiệp trình độ trung cấp, tốt nghiệp trình độ cao đẳng; dành cho trình độ thạc sĩ; dành cho trình độ tiến sĩ.
Câu 13: Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có bao nhiêu hướng đi để lựa chọn?
- A. 2 lựa chọn.
B. 3 lựa chọn.
- C. 4 lựa chọn.
- D. 5 lựa chọn.
Câu 14: Nhóm ngành nào được đào tạo từ trình độ trung cấp đến tiến sĩ?
- A. Nhóm ngành an toàn thông tin có đào tạo, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật kiến trúc và công trình xây dựng, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật điện.
- B. Nhóm ngành công nghệ thông tin, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật vật liệu xây dựng và công nghệ kĩ thuật cơ điện tử, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật điện.
- C. Nhóm ngành công nghệ thông tin, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật kiến trúc và công trình xây dựng, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật điện tử - viễn thông.
D. Nhóm ngành công nghệ thông tin, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật kiến trúc và công trình xây dựng, nhóm ngành công nghệ kĩ thuật điện.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về giáo dục đại học?
- A. Trình độ đại học dành cho người học tốt nghiệp trung học phổ thông, hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp mà đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoặc tốt nghiệp trình độ cao đẳng (đào tạo từ 3 đến 5 năm).
B. Trình độ trung cấp dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đào tạo (từ 2 đến 3 năm).
- C. Trình độ thạc sĩ dành cho người tốt nghiệp trình độ đại học (đào tạo từ 1 đến 2 năm).
- D. Trình độ tiến sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ thạc sĩ hoặc đại học nếu đáp ứng được yêu cầu của chương trình đào tạo (đào tạo từ 3 đến 4 năm).
Câu 16: Ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu là gì?
- A. Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế làm thay đổi nhu cầu lao động giữa các ngành, nghề và kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động tương ứng.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ làm thay đổi nhu cầu lao động giữa các ngành, nghề và kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động tương ứng.
- C. Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ làm thay đổi nhu cầu lao động giữa các địa phương.
- D. Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế của địa phương làm thay đổi nhu cầu lao động giữa các ngành, nghề và kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động tương ứng.
Câu 17: Sắp xếp các ý kiến dưới đây theo trình tự tìm hiểu thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ
- Xác định nguồn thông tin
- Tiến hành tìm kiếm
- Xác định mục tiêu tìm kiếm
- Xác định công cụ tìm kiếm
- A. (1) – (2) – (3) – (4).
B. (3) – (1) – (4) – (2).
- C. (3) – (2) – (4) – (1).
- D. (4) – (3) – (1) – (2).
Câu 18: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của thị trường lao động?
- A. Phát triển kinh tế - xã hội.
- B. Đóng vai trò to lớn trong việc định hướng nghề nghiệp.
- C. Cung cấp cho người lao động thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động.
D. Người sử dụng lao động tuyển dụng được người lao động phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Câu 19: Trong các nguồn thông tin dưới đây, có bao nhiêu nguồn thông tin đáng tin cậy để lựa chọn tìm kiếm thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?
- Các báo cáo cập nhật về thị trường lao động của các cơ quan quản lí, thống kê về lao động (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê,...).
- Các thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp.
- Thông tin tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học.
- Các chuyên trang (website) về hướng nghiệp và làm việc trên mạng Internet uy tín.
- A. 1 nguồn thông tin.
- B. 2 nguồn thông tin.
- C. 3 nguồn thông tin.
D. 4 nguồn thông tin.
Câu 20: Nhà nước đóng vai trò gì trong việc thúc đẩy thị trường lao động?
- A. Nhà nước chiếm vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường lao động thông qua việc ban hành các chính sách phù hợp.
B. Nhà nước đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy thị trường lao động thông qua việc ban hành các chính sách phù hợp.
- C. Nhà nước là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua việc ban hành các chính sách phù hợp.
- D. Nhà nước là một trong những yếu tố giúp nâng cao chất lượng lao động.
Câu 21: Người được đào tạo chuyên sâu về ngành khoa học dữ liệu được gọi là gì?
- A. Kiến trúc sư.
- B. Lập trình viên.
- C. Nhà nghiên cứu khoa học.
D. Nhà khoa học dữ liệu.
Câu 22: Yêu cầu về công việc của kĩ sư tự động hóa là:
- A. Yêu thích khoa học máy tính và các thành tựu mới về công nghệ.
- B. Khả năng làm việc độc lập với cường độ làm việc cao.
- C. Chịu được thử thách và áp lực công việc.
D. Chủ động, sáng tạo, tư duy logic và đam mê ngành tự động hóa.
Câu 23: Để trở thành kĩ sư tự động hóa, em có thể học tập tại:
A. Đại học Bách khoa Hà Nội.
- B. Đại học Giao thông vận tải.
- B. Đại học Mỏ địa chất.
- D. Đại học Nông nghiệp.
Câu 24: Vai trò của nghề quản trị cơ sở dữ liệu và mạng máy tính là gì?
A. Đảm bảo vận hành và an toàn, bao gồm cả dữ liệu, phần cứng, phần mềm, mạng và hệ điều hành.
- B. Đào tạo chuyên sâu về mạng máy tính và an ninh mạng.
- C. Làm việc tại các công ty chuyên về an ninh mạng.
- D. Đảm bảo vận hành dữ liệu an ninh mạng.
Câu 25: Muốn trở thành nhà quản trị cơ sở dữ liệu và mạng máy tính có thể làm việc tại đâu?
- A. Làm việc tại các công ty viễn thông lớn hay các ngân hàng.
B. Làm việc tại các công ty chuyên về dữ liệu, các bộ phận quản trị mạng và dữ liệu của công ty, các công ty viễn thông lớn hay các ngân hàng.
- C. Làm việc tại cục an ninh mạng quốc gia.
- D. Làm việc tại các công ty chuyên về dữ liệu, các bộ phận quản trị mạng và các cơ sở nghiên cứu khoa học.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức học kì 1 (Phần 1)
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận