Trắc nghiệm Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Kết nối bài 4: Quy trình lựa chọn nghè nghiệp
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Kết nối tri thức bài 4: Quy trình lựa chọn nghè nghiệp có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Lợi ích của việc được chọn nghề nghiệp phù hợp với tính cách bản thân là
- A. Có cái nhìn tổng quan về tính cách và sở thích để chọn nghề nghiệp phù hợp.
- B. Đánh giá được năng lực bản thân phù hợp với nghề nghiệp lựa chọn.
- C. Lập kế hoạch rèn luyện phù hợp với bản thân.
D. Dễ thích ứng với các yêu cầu công việc và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của nhóm nghiệp vụ?
- A. Có đầu óc sắp xếp tổ chức, tính cẩn thận, đáng tin cậy.
- B. Thích công việc lưu trữ, cập nhật thông tin, thích làm việc với dữ liệu, con số.
- C. Thường đặt mục tiêu trong cuộc sống.
D. Có tính tự lập, suy nghĩ thực tế, thích nghi nhanh chóng.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của nhóm quản lí?
- A. Có tính phiêu lưu, mạo hiểm, có tính quyết đoán, năng động.
B. Dễ xúc động, có óc tưởng tượng phong phú; thích tự do.
- C. Có khả năng thuyết phục.
- D. Thích cạnh tranh, muốn người khác phải nể phục.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của nhóm nghiên cứu?
A. Thích các hoạt động vì mục tiêu cộng đồng, mong muốn đóng góp cho xã hội.
- B. Thích tìm hiểu, khám phá nhiều vấn đề mới.
- C. Có khả năng phân tích vấn đề, tư duy mạch lạc.
- D. Thích điều tra, phân loại, khái quát và tổng hợp vấn đề.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của nhóm nghệ thuật?
- A. Dễ xúc động, có óc tưởng tượng phong phú; thích tự do.
- B. Thích chụp hình, vẽ tranh, chơi nhạc cụ.
- C. Thích các công việc mang tính sáng tạo.
D. Thao tác, vận động khéo léo; hứng thú vận hành, điều khiển máy móc.
Câu 6: Thế nào được gọi là nghề nghiệp lí tưởng?
A. Được thỏa mãn đam mê, được phát huy tài năng và năng lực, có thu nhập và xã hội trân trọng những gì chúng ta đã cống hiến.
- B. Được thỏa mãn đam mê, được phát huy tài năng, năng lực và xã hội trân trọng những gì chúng ta đã cống hiến.
- C. Được thỏa mãn đam mê, được phát huy tài năng và năng lực trong môi trường nghề nghiệp yêu thích và được trân trọng những gì chúng ta đã cống hiến.
- D. Được thỏa mãn đam mê, được phát huy tài năng và năng lực, phẩm chất, có thu nhập và xã hội trân trọng những gì chúng ta đã cống hiến.
Câu 7: Những công việc nào phù hợp với sở thích khám phá, sử dụng máy móc, làm những công việc sử dụng thao tác tay chân?
- A. Toán học, nghiên cứu khoa học.
- B. Ngân hàng, công nghệ thông tin.
C. Cơ khí, điện, công nghệ thông tin.
- D. Cơ khí, sáng tác văn học, nghệ thuật.
Câu 8: Những người trầm tính, ít nói, có tính độc lập cao trong công việc phù hợp với những công việc nào trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?
- A. Điện – điện tử, lập trình viên.
B. Lập trình viên, an ninh mạng.
- C. Kiến trúc sư, an ninh mạng.
- D. Cơ khí, điện – điện tử.
Câu 9: Những người có khả năng về kĩ thuật, công nghệ, tư duy hệ thống phù hợp với những công việc nào?
- A. Điện – điện tử, lập trình viên, an ninh mạng,...
- B. Lập trình viên, an ninh mạng, ngân hàng,...
- C. Kiến trúc sư, an ninh mạng, xây dựng,...
D. Cơ khí, điện – điện tử, kiến trúc, xây dựng,...
Câu 10: Triết lí Ikigai có nghĩa là gì?
- A. Lí do để hoàn thành sứ mệnh.
- B. Lí do để hạnh phúc.
- C. Lí do để làm việc.
D. Lí do để sống.
Câu 11: Ý nghĩa của lí thuyết mật mã Holland trong việc chọn nghề là
- A. Là cơ sở để bản thân thích ứng với môi trường nghề nghiệp.
- B. Là cơ sở để hướng nghiệp trong nhà trường.
- C. Là cơ sở để khám phá tính cách bản thân.
D. Là cơ sở để định hướng chọn nghề nghiệp hay ngành học tương lai.
Câu 12: Lí thuyết cơ bản nhất dùng cho công tác hướng nghiệp cho học sinh là
A. Lí thuyết cây nghề nghiệp.
- B. Lí thuyết triết lí Ikigai.
- C. Lí thuyết tham vấn nghề nghiệp.
- D. Lí thuyết động cơ nghề nghiệp.
Câu 13: Nêu ý nghĩa của lí thuyết cây nghề nghiệp
- A. Chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa thành công trong nghề nghiệp với năng lực, cá tính, khả năng, giá trị nghề nghiệp của tập thể.
B. Chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa thành công trong nghề nghiệp với năng lực, cá tính, khả năng, giá trị nghề nghiệp của cá nhân.
- C. Chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa thành công trong nghề nghiệp với năng lực, cá tính, khả năng, giá trị nghề nghiệp của cá nhân.
- D. Chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa thành công trong nghề nghiệp với năng lực, cá tính, khả năng, giá trị nghề nghiệp của cá nhân, tập thể.
Câu 14: Phần rễ của cây nghề nghiệp thể hiện điều gì?
- A. Thể hiện những mong muốn của con người đối với nghề nghiệp.
B. Thể hiện cá tính, sở thích, khả năng, giá trị của mỗi cá nhân.
- C. Thể hiện mong muốn của con người đối với cơ hội việc làm.
- D. Thể hiện mong muốn cá nhân đối với môi trường làm việc.
Câu 15: Khi lựa chọn nghề nghiệp, mỗi người đều phải dựa vào
- A. Sở thích nghề nghiệp, khả năng, lương cao và cơ hội làm việc.
- B. Khả năng, cá tính, cơ hội việc làm và giá trị nghề nghiệp.
- C. Giá trị nghề nghiệp, được nhiều người yêu thích và khả năng làm việc.
D. Sở thích nghề nghiệp, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp.
Câu 16: Để tìm hiểu trước khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp cần tìm hiểu những thông tin nào?
- A. Thị trường lao động, năng lực, phẩm chất.
- B. Sở thích, năng lực, thu nhập.
C. Sở thích, thị trường lao động, năng lực.
- D. Năng lực, sở thích, cơ hội phát triển.
Câu 17: Để chọn nghề phù hợp, học sinh cần thực hiện mấy bước?
- A. 2 bước.
B. 3 bước.
- C. 5 bước.
- D. 1 bước.
Câu 18: Kể tên các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?
- A. Xã hội, sở thích, cá tính.
- B. Nhà trường, gia đình, cá tính.
- C. Năng lực, sở thích, nhà trường.
D. Năng lực, sở thích, cá tính.
Câu 19: Theo em, một người khi lựa chọn nghề nghiệp thường dựa trên những yếu tố nào để có sự lựa chọn đúng đắn?
A. Yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.
- B. Yếu tố năng lực và yếu tố môi trường làm việc.
- C. Yếu tố chủ quan và yếu tố năng lực.
- D. Yếu tố xã hội và yếu tố khách quan.
Câu 20: Đâu là điều kiện quan trọng giúp chúng ta có thêm động lực để phát triển kĩ năng, vượt khó trên con đường chinh phục nghề nghiệp?
- A. Gia đình.
- B. Cá tính.
C. Sở thích.
- D. Năng lực.
Câu 21: Kể tên 4 yếu tố mà Ikigai cho rằng nếu như công việc của bạn hội tụ đủ sẽ giúp cho cuộc sống trở nên viên mãn hơn?
A. Thích, giỏi, kiếm sống vã xã hội cần.
- B. Đam mê, giỏi, kiếm sống và xã hội cần.
- C. Thích, giỏi, thu nhập và xã hội cần.
- D. Thích, giỏi, kiếm sống và môi trường phù hợp.
Câu 22: Đất nước nào đã áp dụng triết lí Ikigai để tìm ra nghề nghiệp phù hợp làm cuộc sống hạnh phúc?
- A. Việt Nam.
B. Nhật Bản.
- C. Hàn Quốc.
- D. Thái Lan.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận