Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 8 Cánh diều giữa học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 8 giữa học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tên các khổ giấy chính là:

  • A. A0, A1, A2
  • B. A0, A1, A2, A3
  • C. A3, A1, A2, A4
  • D. A0, A1, A2, A3, A4

Câu 2: Để vẽ đường tâm, đường trục đối xứng, cần dùng loại nét vẽ nào?

  • A. Nét liền đậm
  • B. Nét liền mảnh
  • C. Nét đứt mảnh
  • D. Nét gạch dài - chấm - mảnh

Câu 3: Trong các khổ giấy chính, khổ giấy có kích thước lớn nhất là:

  • A. A0
  • B. A1
  • C. A4
  • D. Các khổ giấy có kích thước như nhau

Câu 4: Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là:

  • A. hình chiếu         
  • B. vật chiếu
  • C. mặt phẳng chiếu
  • D. vật thể

Câu 5: Để nhận được hình chiếu cạnh, cần chiếu vuông góc vật thể theo hướng chiếu nào?

  • A. từ trước ra sau
  • B. từ trên xuống dưới
  • C. từ trái sang phải
  • D. từ phải sang trái

Câu 6: Mặt phẳng thẳng đứng ở chính diện gọi là:

  • A. Mặt phẳng hình chiếu đứng             
  • B. Mặt phẳng hình chiếu bằng
  • C. Mặt phẳng hình chiếu cạnh
  • D. Mặt phẳng hình chiếu

Câu 7: Nội dung bản vẽ chi tiết gồm có những gì?

  • A. Các hình biểu diễn, kích thước, các yêu cầu kĩ thuật, khung tên
  • B. Các hình biểu diễn, khung bản vẽ, các con số kích thước, các yêu cầu kĩ thuật
  • C. Các hình chiếu, khung bản vẽ, khung tên, các con số kích thước, các yêu cầu kĩ thuật
  • D. Tất cả đều sai

Câu 8: Khi đọc bản vẽ chi tiết, phải đọc nội dung gì trước?

  • A. Hình biểu diễn
  • B. Kích thước
  • C. Yêu cầu kĩ thuật
  • D. Khung tên  

Câu 9: Phần khung tên của bản vẽ chi tiết không gồm thông tin gì?

  • A. Tên gọi
  • B. Vật liệu chế tạo
  • C. Tỉ lệ
  • D. Công dụng

Câu 10: Phần tổng hợp trong trình tự đọc bản vẽ chi tiết gồm những nội dung nào?

  • A. Tên sản phẩm, tỉ lệ bản vẽ, nơi thiết kế
  • B. Các hình chiếu, hình cắt
  • C. Trình tự tháo, lắp, công dụng
  • D. Tên gọi các chi tiết, số lượng, vật liệu

Câu 11: So với bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp có thêm nội dung nào dưới đây ?

  • A. Yêu cầu kĩ thuật
  • B. Bảng kê
  • C. Kích thước
  • D. Khung tên

Câu 12: Đâu là nội dung của bản vẽ lắp?

  • A. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước
  • B. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật
  • C. Khung tên, các hình biểu diễn, kích thước
  • D. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật

Câu 13: Mặt cắt thường được đặt ở đâu trên bản vẽ?

  • A. Ở vị trí hình chiếu đứng trên bản vẽ
  • B. Ở vị trí hình chiếu bằng trên bản vẽ
  • C. Ở vị trí hình chiếu cạnh trên bản vẽ
  • D. Ở vị trí bất kì

Câu 14: Mặt đứng biểu diễn:

  • A. Hình dạng, vị trí, kích thước các phòng
  • B. Hình dạng bên ngoài của ngôi nhà
  • C. Hình dạng, kích thước các tầng theo chiều cao
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 15: Mặt bằng biểu diễn:

  • A. Hình dạng, vị trí, kích thước các phòng
  • B. Hình dạng bên ngoài của ngôi nhà
  • C. Hình dạng, kích thước các tầng theo chiều cao
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 16: Gang là gì ?

  • A. Là kim loại đen có tỷ lệ carbon trong vật liệu ≤ 2,14% 
  • B. Là kim loại đen có tỷ lệ carbon trong vật liệu > 2,14%.
  • C. Là kim loại màu có tỷ lệ carbon trong vật liệu ≤ 2,14% 
  • D. Là kim loại màu có tỷ lệ carbon trong vật liệu > 2,14%.

Câu 17: Theo tính chất, chất dẻo được chia ra làm các loại nào?

  • A. Chất dẻo nhiệt, chất dẻo nhiệt rắn, cao su nhân tạo
  • B. Chất dẻo nhiệt, cao su nhân tạo
  • C. Chất dẻo nhiệt, chất dẻo nhiệt rắn
  • D. Chất dẻo nhiệt rắn, cao su nhân tạo

Câu 18: Nhóm chính của kim loại màu là: 

  • A. Gang
  • B. Nhôm, đồng và hợp kim của chúng
  • C. Sắt và hợp kim của sắt
  • D. Thép

Câu 19: Đâu không phải tính chất kim loại màu?

  • A. Khả năng chống ăn mòn thấp
  • B. Đa số có tính dẫn nhiệt
  • C. Dẫn điện tốt
  • D. Có tính chống mài mòn

Câu 20: Đâu là tính chất của cao su?

  • A. dễ bị biến dạng dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng
  • B. độ bền cao, dễ kéo dài thành sợi hay dát mỏng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
  • C. có màu xám đặc trưng, độ bền cao, độ cứng cà dẻo cao, dễ uốn và dễ rèn dập
  • D. có màu đen đặc trưng, tính dẻo và đàn hồi tốt, có khả năng cách điện và cách âm, dễ gia công nhiệt

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác