Trắc nghiệm Công nghệ 8 cánh diều bài 11 Dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cách sơ cứu người bị tai nạn điện
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 8 bài 11 Dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cách sơ cứu người bị tai nạn điện - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Để kiểm tra ổ cắm có điện hay không, người ta sử dụng
- A. Ủng cách điện
- B. Găng tay
C. Bút thử điện
- D. Tua vít
Câu 2: Các bước cứu người bị tai nạn điện là?
- A. Sơ cứu nạn nhân → Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện → Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
- B. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện → Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất → Sơ cứu nạn nhân
C. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện → Sơ cứu nạn nhân → Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
- D. Sơ cứu nạn nhân → Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất → Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
Câu 3: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào không phải là dụng cụ an toàn điện?
- A. Giầy cao su cách điện
- B. Giá cách điện
C. Dụng cụ lao động không có chuôi cách điện
- D. Thảm cao su cách điện
Câu 4: Vật liệu cách điện có:
- A. Điện trở suất nhỏ
B. Điện trở suất lớn
- C. Điện trở suất vừa
- D. Đáp án khác
Câu 5: Hãy cho biết sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa là như thế nào?
- A. Sử dụng các vật lót cách điện
- B. Sử dụng các dụng cụ lao động cách điện
- C. Sử dụng các dụng cụ kiểm tra
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Một người đang đứng dưới đất, tay chạm vào tủ lạnh rò điện. Em phải làm gì để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
- A. Dùng tay trần kéo nạn nhân rời khỏi tủ lạnh
- B. Gọi người đến cứu
C. Rút phích cắm(nắp) cầu chì hoặc ngắt aptomat, lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra.
- D. Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân rời khỏi tủ lạnh
Câu 7: Trước khi sửa chữa điện, người ta phải cắt nguồn điện bằng cách:
- A. Rút phích cắm điện
- B. Rút nắp cầu chì
- C. Cắt cầu dao
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8: Thành phần nào sau đây không dẫn điện?
- A. Chốt phích cắm điện
B. Thân phích cắm điện
- C. Lõi dây điện
- D. Lỗ lấy điện
Câu 9: Sau khi cứu nạn nhân bị điện giật: nạn nhân ngất, không thở hoặc thở không đều, co giật thì cần làm gì?
- A. Đưa đi viện ngay lập tức
- B. Hô người đến giúp đỡ
C. Hô hấp nhân tạo cho tới khi thở được, tỉnh lại và đưa đi viện
- D. Hô hấp nhận tạo cho tới khi thở được
Câu 10: Đâu không phải vật liệu cách điện?
- A. Cao su
B. Thép
- C. Thủy tinh
- D. Gỗ khô
Câu 11: Hai bộ phận quan trọng của bút thử điện là?
- A. Điện trở và thân bút
- B. Thân bút và đèn báo
C. Điện trở và đèn báo
- D. Đầu bút thử điện và thân bút
Câu 12: Bộ phận nào cách điện?
- A. Đầu tua vít
B. Vỏ dây điện
- C. Lõi dây điện
- D. Cực phích cắm điện
Câu 13: Trong các vật liệu kĩ thuật điện dưới đây, vật liệu nào có khả năng cách điện ?
- A. Đồng
- B. Nhôm
C. Cao su
- D. Niken-crom
Câu 14: Vật liệu dẫn điện có:
A. Điện trở suất nhỏ
- B. Điện trở suất lớn
- C. Điện trở suất vừa
- D. Đáp án khác
Câu 15: Một người bị dây điện trần(không bọc cách điện) của lưới điện hạ áp 220V bị đứt đè lên người. Xử lý bằng cách an toàn nhất
- A. Lót tay bằng vải khô, dùng sào tre (gỗ) khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân
B. Đứng trên ván gỗ khô, lót tay bằng vải khô dùng sào tre (gỗ) khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân
- C. Nắm áo nạn nhân kéo khỏi dây điện
- D. Nắm tóc nạn nhân kéo ra khỏi dây điện
Câu 16: Thành phần nào làm cho dòng điện qua bút thử điện không gây nguy hiểm cho người sử dụng?
- A. Đầu bút thử điện
B. Điện trở
- C. Đèn báo
- D. Thân bút
Câu 17: Hãy chọn cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện cho phù hợp với tình huống nạn nhân chạm vào dây điện bị hở cách điện.
A. Ngắt nguồn điện (cầu dao điện, aptomat hoặc rút phích cắm điện...).
- B. Dùng vật cách điện như thanh gỗ, thanh tre khô, thanh nhựa, ... để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân.
- C. Lót tay bằng vải khô hoặc túm vào quần, áo khô của nạn nhân để kéo họ ra khỏi vật mang điện
- D. Đáp án khác
Câu 18: Sau khi cứu nạn nhân bị điện giật trường hợp nạn nhân còn tỉnh ta nên làm thế nào?
- A. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, gọi người sơ cứu.
B. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, báo nhân viên y tế. Tuyệt đối không cho ăn uống gì.
- C. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, báo nhân viên y tế. Cho nạn nhân uống nước.
- D. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, báo nhân viên y tế. Cho nạn nhân ăn cháo.
Câu 19: Trong khi sửa chữa cần sử dụng những dụng cụ như thế nào để bảo đảm bảo an toàn điện?
- A. Sử dụng các vật lót cách điện
- B. Sử dụng các dụng cụ lao động cách điện
- C. Sử dụng các dụng cụ kiểm tra
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 20: Hãy xác định thứ tự các thao tác để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện sao cho hợp lí và an toàn dựa vào các gợi ý dưới đây:
- Tìm các dụng cụ, đồ dùng có thể dùng để tách nạn nhân một cách an toàn.
- Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
- Quan sát đường điện dẫn đến chỗ có tai nạn để tìm cầu dao, cầu chì, công tắc, aptomat,...
- A. 1 - 2 - 3
- B. 1 - 3 - 2
- C. 2 - 3 - 1
D. 3 - 1 - 2
Xem toàn bộ: Giải Công nghệ 8 Cánh diều bài 11 Dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cách sơ cứu người bị tai nạn điện
Bình luận