Trắc nghiệm Công nghệ 8 cánh diều bài Ôn tập chủ đề 2
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 8 bài Ôn tập chủ đề 2 - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nhiệm vụ của các bộ truyền chuyển động là ?
- A. Truyền tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
- B. Biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
C. A và B đúng
- D. A và B sai
Câu 2: Dụng cụ nào dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên bề mặt vật liệu ?
- A. Đục
B. Dũa
- C. Cưa
- D. Búa
Câu 3: Lí do vật liệu phi kim được sử dụng rộng rãi là:
- A. Dễ gia công
- B. Không bị oxy hóa
- C. Ít mài mòn
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Đâu là yêu cầu cơ bản về năng lực với kĩ sư cơ khí?
- A. Có hiểu biết, sử dụng thành thạo máy móc trong lĩnh vực làm việc
- B. Có kiến thức về động cơ đốt trong
C. Có kĩ năng tính toán, tư duy kĩ thuật
- D. Có hiểu biết về sung sai và đo lường
Câu 5: Vật liệu phi kim được sử dụng phổ biến trong cơ khí là:
- A. Kim loại màu
- B. Kim loại đen
C. Chất dẻo, cao su
- D. Vật liệu tổng hợp
Câu 6: Cấu tạo của cơ cấu tay quay - thanh lắc không có bộ phận nào?
- A. Tay quay
B. Con trượt
- C. Thanh truyền
- D. Giá đỡ
Câu 7: Đâu không phải ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí?
- A. Thợ vận hành máy công cụ
B. Thợ vận hành nhà máy
- C. Thợ sửa chữa xe có động cơ
- D. Kĩ sư cơ khí
Câu 8: Quy trình thực hiện thao tác dũa gồm mấy bước và đó là những bước nào?
A. 2 bước: Kẹp phôi → Thao tác dũa
- B. 3 bước: Kẹp phôi → Lấy dấu → Thao tác dũa
- C. 3 bước: Lấy dấu → Kẹp phôi → Thao tác dũa
- D. 4 bước: Lấy dấu → Kiểm tra dũa → Kẹp phôi → Thao tác dũa
Câu 9: Theo tính chất, chất dẻo được chia ra làm các loại nào?
- A. Chất dẻo nhiệt, chất dẻo nhiệt rắn, cao su nhân tạo
- B. Chất dẻo nhiệt, cao su nhân tạo
C. Chất dẻo nhiệt, chất dẻo nhiệt rắn
- D. Chất dẻo nhiệt rắn, cao su nhân tạo
Câu 10: Cấu tạo bộ truyền động đai không có bộ phận nào ?
A. Bánh răng
- B. Bánh dẫn
- C. Bánh bị dẫn
- D. Dây đai
Câu 11: Đâu không phải yêu cầu cơ bản về phẩm chất đối với ngành nghề cơ khí?
- A. Năng động, nhanh nhẹn
B. Có khả năng đọc hiểu các bản vẽ thiết kế
- C. Có đức tính kiên trì, nhẫn nại
- D. Đam mê khám phá các sản phẩm cơ khí
Câu 12: Phát biểu nào đúng khi nói về an toàn khi đục?
- A. Không dùng búa có cán bị vỡ, nứt
- B. Không dùng đục bị mẻ
- C. Kẹp vật đủ chặt
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13: Thép có tỉ lệ carbon:
- A. < 2,14%
B. ≤ 2,14%
- C. > 2,14
- D. ≥ 2,14%
Câu 14: Cơ cấu tay quay con trượt có bán kính quay của tay quay là R = 100 mm. Tính quãng đường di chuyển được của con trượt?
- A. 100 mm
B. 200 mm
- C. 300 mm
- D. 450 mm
Câu 15: Đâu là quy trình đúng thực hiện thao tác đục?
- A. Lấy dấu → Thao tác đục → Kẹp phôi
B. Lấy dấu → Kẹp phôi → Thao tác đục
- C. Kẹp phôi → Lấy dấu → Thao tác đục
- D. Kẹp phôi → Thao tác đục → Lấy dấu
Câu 16: Đâu là tính chất của cao su?
- A. dễ bị biến dạng dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng
- B. độ bền cao, dễ kéo dài thành sợi hay dát mỏng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
- C. có màu xám đặc trưng, độ bền cao, độ cứng cà dẻo cao, dễ uốn và dễ rèn dập
D. có màu đen đặc trưng, tính dẻo và đàn hồi tốt, có khả năng cách điện và cách âm, dễ gia công nhiệt
Câu 17: Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng.Tính tỉ số truyền i?
- A. 2
B. 2,5
- C. 1,5
- D. 3
Câu 18: Các sản phẩm từ hợp kim của đồng là
A. Làm cầu dao, bạc lót, vòi nước, ...
- B. pít tông động cơ, vỏ máy bay, xoong nồi, khung cửa kính, ...
- C. thân máy, nắp chắn rác, dụng cụ nhà bếp, ...
- D. túi nhựa, chai nhựa, ống nước, vỏ dây cáp, dây điện, ...
Câu 19: Để đảm bảo an toàn khi đục, cần chú ý những điểm gì ?
- A. Không dùng búa có cán bị vỡ, nứt.
- B. Không dùng đục bị mẻ.
- C. Kẹp vật vào êtô phải đủ chặt.
D. Tất cả đều đúng
Câu 20: Khi cầm đục cần để đầu đục cách ngón tay trỏ một khoảng bao nhiêu ?
- A. 20 - 30 cm.
B. 20 - 30 mm.
- C. 10 - 20 mm.
- D. Bất kì vị trí nào
Câu 21: Những người có chuyên môn cao thuộc lĩnh vực thiết kế, chế tạo là đặc điểm của ngành nghề nào?
A. Kĩ sư cơ khí
- B. Thợ vận hành máy công cụ
- C. Thợ sửa chữa xe có động cơ
- D. Thợ vận hành nhà máy
Câu 22: Nhóm chính của kim loại màu là:
- A. Đồng và hợp kim của đồng
- B. Nhôm và hợp kim của nhôm
- C. Sắt và hợp kim của sắt
D. Đáp án A và B
Câu 23: Tại sao trong máy cần có các bộ phận truyền chuyển động?
- A. Do các bộ phận của máy thường đặt xa nhau
- B. Do các bộ phận của máy đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu
- C. Do các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 24: Cấu tạo cưa tay không có bộ phận nào ?
- A. Khung cưa
B. Ổ trục
- C. Chốt
- D. Lưỡi cưa
Câu 25: Người lao động thuộc ngành cơ khí là người trưc tiếp tham gia vào:
- A. Thiết kế
- B. Vận hành
- C. Bảo dưỡng
D. Cả 3 đáp án trên
Xem toàn bộ: Giải Công nghệ 8 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 2
Bình luận