Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 7 cánh diều học kì 2 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 7 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sản phẩm nào dưới đây không thể thu hoạch bằng việc chăn nuôi?
- A. Thịt gà
- B. Thịt bò
C. Sữa đậu nành
- D. Trứng vịt
Câu 2: Loại thủy sản nào sau đây sống trong môi trường nước mặn, nước lợ?
- A. Tôm đồng
- B. Cá chép
C. Nghêu
- D. Cá trắm cỏ
Câu 3: Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả giống vật nuôi bản địa?
- A. Con vật dễ nuôi, chịu được kham khổ.
B. Con vật nhanh lớn, cho năng suất cao.
- C. Sản phẩm thường thơm ngon, vì vậy một số giống được nuôi làm đặc sản.
- D. Con vật dễ thích nghi với điều kiện môi trường địa phương.
Câu 4: Loại động vật nào sau đây không phải là động vật thủy sản?
- A. Tôm.
- B. Cua đồng.
C. Rắn.
- D. Ốc.
Câu 5: Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả phương thức nuôi bán công nghiệp (bán chăn thả)?
A. Là dạng kết hợp của nuôi chăn thả tự do và nuôi công nghiệp.
- B. Là phương thức chăn nuôi chỉ áp dụng cho gia súc.
- C. Là phương thức chăn nuôi chỉ áp dụng cho gia cầm
- D. Là phương thức chăn nuôi ghép nhiều loại gia súc, gia cầm.
Câu 6: Có mấy nguyên tắc ghép loài cá?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
D. 5
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về vai trò của chăn nuôi?
- A. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho con người.
- B. Phát triển chăn nuôi góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
- C. Chất thải vật nuôi là nguồn phân hữu cơ quan trọng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt.
D. Sản phẩm chăn nuôi là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người.
Câu 8: Người ta thường phòng trị bệnh cho cá bằng cách nào sau đây?
- A. Bôi thuốc cho cá.
- B. Tiêm thuốc cho cá.
C. Trộn thuốc vào thức ăn của cá.
- D. Cho cá uống thuốc.
Câu 9: Công thức tính chi phí cho nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt thả vườn đúng:
A. Tổng chi phí = Chi phí con giống + Chi phí chuẩn bị chuồng trại + Chi phí thức ăn + Chi phí thuốc thú y + Chi phí điện, nước + Chi phí khác
- B. Tổng chi phí = Chi phí con giống + Chi phí chuẩn bị chuồng trại + Chi phí thức ăn + Chi phí điện, nước + Chi phí khác
- C. Tổng chi phí = Chi phí con giống + Chi phí chuẩn bị chuồng trại + Chi phí nhân công + Chi phí thuốc thú y + Chi phí điện, nước + Chi phí khác
- D. Tổng chi phí = Chi phí con giống + Chi phí chuẩn bị chuồng trại + Chi phí thức ăn + Chi phí thuốc thú y + Chi phí khác
Câu 10: Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm, cá nuôi?
A. Cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả con giống tôm, cá và cho ăn đúng kĩ thuật.
- B. Cho tôm, cá ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm để tăng sức đề kháng.
- C. Bổ sung nhiều thực vật thủy sinh vào ao nuôi tôm, cá.
- D. Xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.
Câu 11: Những chất khoáng nào dưới đây là cần thiết cho sự phát triển khung xương vững chắc và là thành phần cấu tạo tinh dịch của lợn đực giống?
- A. Calcium và sắt
B. Calcium và phosphorus
- C. Sắt và phosphorus
- D. Sắt và iodine
Câu 12: Nước của ao nuôi tôm, cá nên có độ trong ở khoảng nào sau đây?
- A. từ 15 cm đến 20 cm.
B. từ 20 cm đến 30 cm.
- C. từ 30 cm đến 40 cm.
- D. từ 40 cm đến 50 cm.
Câu 13: Yêu cầu khi chăm sóc vật nuôi cái sinh sản ở giai đoạn nuôi con ở gia súc là?
- A. Không quá béo, không quá gầy
- B. Khỏe mạnh để nuôi thai, có nhiều sữa và con sinh ra khỏe mạnh
C. Gia súc mẹ có nhiều sữa và chất lượng sữa tốt, cơ thể mẹ khỏe mạnh sau kì sinh sản.
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 14: Khi quản lí ao nuôi, cần phải làm những công việc gì?
- A. Dọn ao sạch sẽ để tiêu diệt những loài vi sinh vật gây hại cho tôm, cá nuôi.
- B. Đắp bờ ao và trồng cây xanh xung quanh ao nuôi tôm, cá.
C. Thường xuyên kiểm tra bờ, cống, màu nước, lượng thức ăn, hoạt động của tôm, cá để xử lí những hiện tượng bất thường.
- D. Thường xuyên cung cấp và cho ăn nhiều loại thức ăn.
Câu 15: Mục tiêu của chăn nuôi đực giống là
A. cho ra nhiều con giống tốt nhất.
- B. nhanh lớn, nhiều nạc.
- C. càng béo càng tốt.
- D. nhanh lớn, khoẻ mạnh.
Câu 16: Ý nghĩa của việc bổ sung các viên sỏi nhỏ vào thức ăn cho gà con từ tuần tuổi thứ hai trở đi là gì?
- A. Cung cấp một số chất khoáng cho con vật.
- B. làm cho thức ăn nhìn hấp dẫn hơn.
- C. Làm tăng khối lượng thức ăn
D. Giúp quá trình nghiền thức ăn trong dạ dày tốt hơn, làm tăng tỉ lệ tiêu hóa.
Câu 17: Ý nào dưới đây không phải là tác nhân hóa học gây bệnh cho vật nuôi?
- A. Acid
B. Vi khuẩn
- C. Thuốc trừ sâu hóa học
- D. Thuốc diệt cỏ
Câu 18: Lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt thả vườn gồm mấy bước?
- A. 1
- B. 2
C. 3
- D. 4
Câu 19: Chuồng và dụng cụ chăn nuôi cần được làm sạch với tần suất như thế nào?
- A. Hàng tháng
- B. Hàng tuần
C. Hàng ngày
- D. Sau mỗi lứa nuôi
Câu 20: Gia cầm mái sinh sản cần phải trải qua mấy giai đoạn?
- A. 1
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 21: Loại cá nào dưới đây là cá da trơn?
- A. Cá chép
- B. Cá chẽm
C. Cá tra
- D. Cá trắm cỏ
Câu 22: Nội dung của biện pháp sử dụng ao lắng
- A. Sử dụng một số loại vi sinh vật có lợi phân hủy chất thải rắn trong ao nuôi.
- B. Sử dụng chlorine 2% để diệt khuẩn.
C. Các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, phần nước sạch ở phía trên được sử dụng để nuôi thủy sản.
- D. Sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hóa dạng nitrogen độc sang dạng không độc.
Câu 23: Ngô, đậu tương, cám thuộc loại thức ăn nào dưới đây?
A. Thức ăn tinh
- B. Thức ăn thô
- C. Thức ăn hỗn hợp
- D. Thức ăn hóa học
Câu 24: Hành động nào sau đây có thể làm giảm ô nhiễm nguồn nước?
- A. Vứt bỏ vỏ chai, vỏ túi thuốc trừ sâu sau khi sử dụng ngay tại ruộng.
- B. Bón phân quá mức.
- C. Phun thuốc trừ sâu quá mức.
D. Sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc.
Câu 25: Thức ăn tự nhiên của cá trôi là gì?
- A. Ốc
- B. Cây thủy sinh
- C. Thực vật phù du
D. Mùn bã hữu cơ
Bình luận