Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 7 cánh diều học kì 2 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 7 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đâu là nhận định đúng về cá Tra?
- A. Cá tra là cá nước lợ, da có vảy, chịu được nhiệt độ cao, được nuôi trong các lồng, bè ở các vùng nước mặn.
- B. Cá tra là loài cá biển, được nuôi nhiều trên các lồng trên biển và chịu được nước biển có độ mặn cao.
- C. Cá tra là loại cá da trơn, chịu được lượng oxygen cao, môi trường sống là nước ngọt, nước lợ và chịu được nhiệt độ thấp từ 12 – 180C nên cá tra nên được nuôi nhiều ở vùng cao nguyên.
D. Cá tra là cá nước ngọt, thuộc họ cá da trơn, chịu được lượng oxygen thấp, có thể sống ở vùng nước lợ hay nước phèn có độ PH trên 5,5 và nhiệt độ từ 25 – 320C nên được nuôi với mật độ cao trong ao đất hoặc lồng, bè.
Câu 2: Loại thủy sản nào sau đây sống trong môi trường nước mặn, nước lợ?
- A. Tôm đồng
- B. Cá chép
C. Nghêu
- D. Cá trắm cỏ
Câu 3: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của nuôi thủy sản đối với con người.
- A. Cung cấp nguồn thức ăn giàu tinh bột cho con người.
B. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất đạm cho con người.
- C. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất xơ cho con người.
- D. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người.
Câu 4: Loại động vật nào sau đây không phải là động vật thủy sản?
- A. Tôm.
- B. Cua đồng.
C. Rắn.
- D. Ốc.
Câu 5: Hình ảnh nào cho thấy vai trò của ngành thủy sản là bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia?
- A.
- B.
- C.
D.
Câu 6: Có mấy nguyên tắc ghép loài cá?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
D. 5
Câu 7: Có mấy hình thức thu hoạch cá?
- A. 1
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 8: Người ta thường phòng trị bệnh cho cá bằng cách nào sau đây?
- A. Bôi thuốc cho cá.
- B. Tiêm thuốc cho cá.
C. Trộn thuốc vào thức ăn của cá.
- D. Cho cá uống thuốc.
Câu 9: Vào mùa hè, nên thả cá giống vào ao nuôi vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?
- A. Buổi sáng sớm hoặc buổi trưa.
- B. Buổi trưa hoặc buổi chiều mát.
- C. Buổi chiều mát hoặc buổi tối.
D. Buổi sáng sớm, buổi chiều mát hoặc buổi tối.
Câu 10: Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm, cá nuôi?
A. Cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả con giống tôm, cá và cho ăn đúng kĩ thuật.
- B. Cho tôm, cá ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm để tăng sức đề kháng.
- C. Bổ sung nhiều thực vật thủy sinh vào ao nuôi tôm, cá.
- D. Xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.
Câu 11: Đâu là tên của một loài thủy sản có khả năng chịu lạnh tốt?
- A. Cá tra
- B. Cá rô phi
C. Cá tầm
- D. Tôm sú
Câu 12: Nước của ao nuôi tôm, cá nên có độ trong ở khoảng nào sau đây?
- A. từ 15 cm đến 20 cm.
B. từ 20 cm đến 30 cm.
- C. từ 30 cm đến 40 cm.
- D. từ 40 cm đến 50 cm.
Câu 13: Việc làm nào dưới đây không góp phần phòng trị bệnh tổng hợp cho động vật thủy sản?
- A. Nâng cao sức đề kháng cho động vật thủy sản.
- B. Ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh.
- C. Quản lí tốt môi trường ao nuôi.
D. Cho động vật thủy sản ăn dư thừa thức ăn.
Câu 14: Khi quản lí ao nuôi, cần phải làm những công việc gì?
- A. Dọn ao sạch sẽ để tiêu diệt những loài vi sinh vật gây hại cho tôm, cá nuôi.
- B. Đắp bờ ao và trồng cây xanh xung quanh ao nuôi tôm, cá.
C. Thường xuyên kiểm tra bờ, cống, màu nước, lượng thức ăn, hoạt động của tôm, cá để xử lí những hiện tượng bất thường.
- D. Thường xuyên cung cấp và cho ăn nhiều loại thức ăn.
Câu 15: Thả cá giống vào ao theo cách nào sau đây là đúng?
A. Ngâm túi đựng cá giống trong nước ao từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.
- B. Đổ cả túi cá xuống ao cùng lúc.
- C. Bắt từng con cá giống thả xuống ao.
- D. Ngâm túi đựng cá giống trong nước sục oxygen từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.
Câu 16: Ý nghĩa của việc bổ sung các viên sỏi nhỏ vào thức ăn cho gà con từ tuần tuổi thứ hai trở đi là gì?
- A. Cung cấp một số chất khoáng cho con vật.
- B. làm cho thức ăn nhìn hấp dẫn hơn.
- C. Làm tăng khối lượng thức ăn
D. Giúp quá trình nghiền thức ăn trong dạ dày tốt hơn, làm tăng tỉ lệ tiêu hóa.
Câu 17: Ý nào dưới đây không phải là việc chính trong chăm sóc vật nuôi đực giống?
A. Kiểm tra thân nhiệt hằng ngày
- B. Cho con vật vận động
- C. Tiêm vaccin và vệ sinh phòng bệnh
- D. Kiểm tra thể trọng và tinh dịch
Câu 18: Lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt thả vườn gồm mấy bước?
- A. 1
- B. 2
C. 3
- D. 4
Câu 19: Yêu cầu nào dưới đây là không chính xác khi chăn nuôi đực giống?
- A. Cân nặng vừa đủ.
- B. Sức khoẻ tốt nhất.
- C. Cho tinh dịch tốt về số lượng và chất lượng.
D. Càng to béo càng tốt.
Câu 20: Gia cầm mái sinh sản cần phải trải qua mấy giai đoạn?
- A. 1
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 21: Biện pháp để bảo vệ môi trường nuôi thủy sản là:
- A. Xử lí các nguồn nước thải
- B. Kiểm soát môi trường nuôi thủy sản
C. Cả A và B đều đúng
- D. Đáp án khác
Câu 22: Nội dung của biện pháp sử dụng ao lắng
- A. Sử dụng một số loại vi sinh vật có lợi phân hủy chất thải rắn trong ao nuôi.
- B. Sử dụng chlorine 2% để diệt khuẩn.
C. Các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, phần nước sạch ở phía trên được sử dụng để nuôi thủy sản.
- D. Sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hóa dạng nitrogen độc sang dạng không độc.
Câu 23: Đâu là nội dung của biện pháp lọc sinh học?
- A. Sử dụng một số loại vi sinh vật có lợi phân hủy chất thải rắn trong ao nuôi.
- B. Sử dụng chlorine 2% để diệt khuẩn.
- C. Các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, phần nước sạch ở phía trên được sử dụng để nuôi thủy sản.
D. Sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hóa dạng nitrogen độc sang dạng không độc.
Câu 24: Hành động nào sau đây có thể làm giảm ô nhiễm nguồn nước?
- A. Vứt bỏ vỏ chai, vỏ túi thuốc trừ sâu sau khi sử dụng ngay tại ruộng.
- B. Bón phân quá mức.
- C. Phun thuốc trừ sâu quá mức.
D. Sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc.
Câu 25: Có bao nhiêu hóa chất dưới đây được dùng để xử lí nguồn nước nuôi thủy sản?
- Clorin
- Clorua vôi
- Formol
- A. 0
- B. 1
- C. 2
D. 3
Bình luận