Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 7 cánh diều học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 7 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Có mấy yếu tố gây bệnh trên động vật thủy sản?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3 
  • D. 4

Câu 2: Loài thủy sản nào sau đây ưa nhiệt độ ấm áp?

  • A. Cá hồi vân
  • B. Cá tra
  • C. Cá chép
  • D. Cá tầm

Câu 3: Tại sao phải quản lí môi trường ao nuôi?

  • A. Làm giảm nguy cơ các bệnh do môi trường
  • B. Tăng sức khỏe
  • C. Tránh gây sốc cho động vật thủy sản
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Môi trường nước ao nuôi thủy sản có bao nhiêu đặc tính?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 5: Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi tôm có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?

  • A. Độ trong của nước
  • B. Lượng khí oxygen hòa tan trong nước
  • C. Nhiệt độ của nước
  • D. Muối hòa tan trong nước

Câu 6: Nội dung của biện pháp sử dụng hóa chất

  • A. Sử dụng một số loại vi sinh vật có lợi phân hủy chất thải rắn trong ao nuôi.
  • B. Sử dụng chlorine 2% để diệt khuẩn.
  • C. Các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, phần nước sạch ở phía trên được sử dụng để nuôi thủy sản.
  • D. Sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hóa dạng nitrogen độc sang dạng không độc.

Câu 7: Nội dung của biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học là

  • A. Sử dụng một số loại vi sinh vật có lợi phân hủy chất thải rắn trong ao nuôi.
  • B. Sử dụng chlorine 2% để diệt khuẩn.
  • C. Các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, phần nước sạch ở phía trên được sử dụng để nuôi thủy sản.
  • D. Sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hóa dạng nitrogen độc sang dạng không độc.

Câu 8: Khu vực được phép khai thác thủy sản là?

  • A. Bãi ương giống các loài thủy sản.
  • B. Ngư trường khai thác cá.
  • C. Bãi đẻ các loài thủy sản.
  • D. Khu bảo tồn biển.

Câu 9: Hình thức khai thác thủy sản nào sau đây là đúng quy định?

  • A. Sử dụng thuốc nổ.
  • B. Sử dụng kích điện.
  • C. Khai thác trong mùa sinh sản.
  • D. Sử dụng lưới có kích cỡ mắt lưới cho phép.

Câu 10: Chất thải từ hoạt động luyện kim là gì?

  • A. Hóa chất độc hại
  • B. Phân bón
  • C. Thuốc trừ sâu
  • D. Vi sinh vật gây bệnh

Câu 11: Những loại vật nuôi nào dưới đây có thể được nuôi bằng phương thức nuôi công nghiệp?

  • A. Gà, vịt, lợn
  • B. Trâu, bò
  • C. Ong
  • D. Cừu, dê

Câu 12: Một trong những vai trò của chăn nuôi là gì?

  • A. Cung cấp lương thực cho con người
  • B. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất nước trái cây
  • C. Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu 
  • D. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến sản phẩm thực vật

Câu 13: Một trong những biện pháp chính để bảo vệ môi trường chăn nuôi là

  • A. cho chó, mèo đi vệ sinh ở các bãi cỏ hoặc ven đường.
  • B. vệ sinh chuồng nuôi, đưa chất thải chăn nuôi xuống ao hoặc sông, hồ.
  • C. vứt xác vật nuôi bị chết ra bãi rác.
  • D. quy hoạch, đưa trại chăn nuôi ra xa khu dân cư.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Sản phẩm chăn nuôi rất phong phú và có giá trị dinh dưỡng cao, vì vậy phát triển chăn nuôi sẽ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của con người.
  • B. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, vì vậy phát triển chăn nuôi sẽ góp phần cải thiện đời sống người lao động.
  • C. Chăn nuôi làm giảm ô nhiễm môi trường và chống biến đổi khí hậu.
  • D. Chăn nuôi cung cấp nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt, góp phần nâng cao năng suất cây trồng.

Câu 15: Một trong những hoạt động chăn nuôi có thể gây ô nhiễm môi trường?

  • A. Xây hầm biogas để xử lí chất thải cho các trang trại chăn nuôi.
  • B. Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.
  • C. Thu chất thải để ủ làm phân hữu cơ.
  • D. Thả rông vật nuôi, nuôi vật nuôi dưới gầm nhà sàn.

Câu 16: Ý nghĩa của việc bổ sung các viên sỏi nhỏ vào thức ăn cho gà con từ tuần tuổi thứ hai trở đi là gì?

  • A. Cung cấp một số chất khoáng cho con vật.
  • B. làm cho thức ăn nhìn hấp dẫn hơn.
  • C. Làm tăng khối lượng thức ăn
  • D. Giúp quá trình nghiền thức ăn trong dạ dày tốt hơn, làm tăng tỉ lệ tiêu hóa.

Câu 17: Ý nào dưới đây không phải là việc chính trong chăm sóc vật nuôi đực giống?

  • A. Kiểm tra thân nhiệt hằng ngày
  • B. Cho con vật vận động
  • C. Tiêm vaccin và vệ sinh phòng bệnh
  • D. Kiểm tra thể trọng và tinh dịch

Câu 18: Lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt thả vườn gồm mấy bước?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 19: Yêu cầu nào dưới đây là không chính xác khi chăn nuôi đực giống?

  • A. Cân nặng vừa đủ.
  • B. Sức khoẻ tốt nhất.
  • C. Cho tinh dịch tốt về số lượng và chất lượng.
  • D. Càng to béo càng tốt.

Câu 20: Gia cầm mái sinh sản cần phải trải qua mấy giai đoạn?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 21: Đâu không phải là tác nhân sinh học gây bệnh cho vật nuôi?

  • A. Virus
  • B. Vi khuẩn
  • C. Giun, sán
  • D. Nhiệt độ quá cao

Câu 22: Có mấy loại tác nhân bên ngoài gây bệnh cho vật nuôi?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 23: Người nào dưới đây có nghĩa vụ điều trị bệnh cho vật nuôi?

  • A. Người chăn nuôi
  • B. Bác sĩ thú y
  • C. Cán bộ khuyến nông
  • D. Người bán thuốc thú y

Câu 24: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn được xếp vào loại:  

  • A. Bệnh di truyền
  • B. Bệnh không truyền nhiễm
  • C. Bệnh kí sinh trùng
  • D. Bệnh truyền nhiễm 

Câu 25: Đâu là phát biểu không đúng về biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non.

  • A. Cho con non bú sữa đầu của mẹ càng sớm càng tốt.
  • B. Giữ ấm cho vật nuôi, chăm sóc chu đáo.
  • C. Tắm chải thường xuyên.
  • D. Cho vật nuôi non vận động và tiếp xúc với ánh nắng vào buổi sáng sớm.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác