Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 7 cánh diều học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 7 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là tiềm năng phát triển chăn nuôi ở nước ta?

  • A. Nhu cầu trong nước và thế giới về sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng.
  • B. Liên kết doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng mở rộng
  • C. Công nghệ cao trong chăn nuôi được đầu tư và áp dụng ngày càng nhiều.
  • D. Diện tích đất dành cho chăn nuôi ngày càng mở rộng.

Câu 2: Trong các sản phẩm chăn nuôi sau đây, sản phẩm nào không phải của cừu?

  • A. Trứng.
  • B. Thịt.
  • C. Sữa.
  • D. Lông.

Câu 3: Đâu không phải vai trò của chăn nuôi?

  • A. Cung cấp sức kéo
  • B. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất chăn, áo lông vũ
  • C. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất bánh mì
  • D. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất giày da

Câu 4: Con vật nào dưới đây thường không cung cấp sức kéo?

  • A. Trâu.
  • B. Bò.
  • C. Lợn.
  • D. Ngựa.

Câu 5: Chăn nuôi là một phần thuộc lĩnh vực nào dưới đây?

  • A. Công nghiệp
  • B. Nông nghiệp
  • C. Thương mại
  • D. Dịch vụ

Câu 6: Sữa đầu là sữa của gia súc mẹ tiết ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. Vài tháng đầu sau khi đẻ.
  • B. Vài ngày đầu sau khi đẻ.
  • C. Ở lứa đẻ đầu tiên.
  • D. Một tuần ngay trước khi đẻ.

Câu 7: Quá trình chăm sóc vật nuôi cái sinh sản trải qua mấy giai đoạn?

  • A. 2 giai đoạn.
  • B. 3 giai đoạn.
  • C. 4 giai đoạn.
  • D. 5 giai đoạn.

Câu 8: Đặc điểm sinh lí nào dưới đây không phải của vật nuôi non? 

  • A. Chức năng của cơ quan tiêu hóa chưa hoàn thiện.
  • B. Có sức đề kháng cao nên ít có nguy cơ mắc bệnh.
  • C. Cường độ sinh trưởng lớn.
  • D. Khả năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.

Câu 9: Ý nào dưới đây không phải là yêu cầu cần đạt khi nuôi dưỡng và chăm sóc gia súc cái sinh sản giai đoạn mang thai?

  • A. Vật nuôi khỏe mạnh để nuôi thai
  • B. Có nhiều sữa
  • C. Lớn nhanh và cho nhiều thịt
  • D. Con sinh ra khỏe mạnh

Câu 10: Biện pháp kĩ thuật nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi cái sinh sản? 

  • A. Cho ăn vừa đủ về số lượng và chất lượng.
  • B. Cho con vật vận động càng nhiều càng tốt.
  • C. Đảm bảo chuồng nuôi sạch sẽ, thoáng khí.
  • D. Giữ vệ sinh thân thể và cho uống đủ nước.

Câu 11: Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả một trong những biểu hiện thường thấy khi vật nuôi bị bệnh?

  • A. Lớn nhanh, đẻ nhiều
  • B. Ăn khỏe, ngủ khỏe
  • C. Mệt mỏi, ủ rũ
  • D. Nhanh nhẹn, hoạt bát.

Câu 12: Tác nhân nào gây ra bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi?

  • A. Vi sinh vật
  • B. Tác nhân lí học
  • C. Tác nhân hóa học
  • D. Tác nhân cơ học

Câu 13: Ý nào dưới đây không phải là tác nhân vật lí gây bệnh cho vật nuôi?

  • A. Nhiệt độ quá cao
  • B. Nhiệt độ quá thấp
  • C. Tai nạn giao thông
  • D. Dòng điện

Câu 14: Bệnh ở vật nuôi sẽ xảy ra khi tồn tại đồng thời bao nhiêu yếu tố gây bệnh?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 15: Vệ sinh thân thể vật nuôi là gì?

  • A. Cho vật nuôi tắm, chải và vận động hợp lí
  • B. Cho con vật ăn thức ăn sạch và đủ chất
  • C. Tiêm vaccine đầy đủ
  • D. Dọn chuồng nuôi hằng ngày

Câu 16: Ngành thủy sản có bao nhiêu vai trò với đời sống và nền kinh tế Việt Nam?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 17: Sinh vật nào có tính ăn lọc các chất hữu cơ lơ lửng?

  • A. Vẹm
  • B. Hàu
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Đáp án khác

Câu 18: Ngành thủy sản không có vai trò nào dưới đây?

  • A. Cung cấp thực phẩm cho con người.
  • B. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.
  • C. Cung cấp sức kéo, phân bón.
  • D. Cung cấp nguyên liệu ngành dược mĩ phẩm.

Câu 19: Môi trường, đặc điểm sống của tôm thẻ chân trắng là?

  • A. nước ngọt
  • B. nước mặn
  • C. nước lợ và nước mặn
  • D. nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn

Câu 20: Loại tôm nào là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta?

  • A. Tôm thẻ chân trắng
  • B. Tôm hùm
  • C. Tôm càng xanh
  • D. Tôm đồng

Câu 21: Thức ăn tự nhiên của cá chép là gì?

  • A. Ốc
  • B. Cây thủy sinh
  • C. Thực vật phù du
  • D. Mùn bã hữu cơ

Câu 22: Đây là hoạt động nào trong quy trình cải tạo ao nuôi?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Phơi đáy ao khoảng 2 - ngày
  • B. Vét bùn đáy, san phẳng đáy ao
  • C. Làm vệ sinh xung quanh ao
  • D. Bón vôi cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh

Câu 23: Trong nuôi cá thương phẩm, hằng ngày nên cho cá ăn hai lần vào thời gian nào sau đây?

  • A. 6 - 7 giờ sáng và 1 - 2 giờ chiều. 
  • B. 7 - 8 giờ sáng và 2 - 3 giờ chiều.
  • C. 8 - 9 giờ sáng và 3 - 4 giờ chiều. 
  • D. 9 - 10 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều.

Câu 24: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao gồm mấy bước?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 25: Quy trình cải tạo ao nuôi tiến hành theo mấy bước?

  • A. 2 
  • B. 4
  • C. 6 
  • D. 7

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác