Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 7 cánh diều học kì 1 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 7 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Việc làm nào dưới đây không góp phần bảo vệ rừng và môi trường sinh thái?
- A. Trồng mới rừng
- B. Chăm sóc rừng thường xuyên
- C. Phòng chống cháy rừng
D. Khai thác và sử dụng để canh tác nông nghiệp
Câu 2: Nếu như không có rừng, con người có thể phải gánh chịu những hậu quả gì?
- A. Sạt nở đất diễn ra nhiều
- B. Mưa lũ ngày càng gia tăng
- C. Hạn hán kéo dài
D. Tất cả phương án trên.
Câu 3: Việc làm nào dưới đây học sinh cần phải làm để bảo vệ rừng là gì?
- A. Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây xanh ở địa phương, trường học và ở gia đình mình.
- B. Hạn chế khai thác các loài thực vật quý hiếm.
- C. Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân để mọi người cùng chung tay bảo vệ rừng.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 4: Bảo vệ rừng có ý nghĩa như thế nào?
- A. Lưu trữ carbon, nuôi dưỡng đất, điều tiết nước
- B. Cung cấp thực phẩm cho con người
- C. Nơi sinh sống của khoảng 80% giống loài sinh vật sống trên cạn
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 5: Mục đích của việc làm hàng ràng bảo vệ là gì?
- A. tránh làm tổn thương bộ rễ của cây
B. bảo vệ rừng trồng khỏi sự phá hoại của động vật.
- C. bổ sung chất dinh dưỡng cho cây
- D. Cả 3 phương án trên đều sai
Câu 6: Trong dịp Tết trồng cây vừa qua, các bạn học sinh lớp em được tham gia trồng rừng hoặc trồng cây xanh ở địa phương. Vận dụng kiến thức đã học, hãy đề xuất các công việc cần làm để chăm sóc cây rừng hoặc cây xanh lớp em vừa trồng.
(1) Làm hàng rào bảo vệ rừng khỏi sự phá hoại của động vật.
(2) Xới đất, vun gốc cho cây rừng, tránh làm tổn thương bộ rễ của cây.
(3) Bón thúc ngay từ lần chăm sóc đầu tiên để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.
(4) Tỉa và trồng dặm để đảm bảo mật độ cây rừng phù hợp.
(5) Phát quang cây hoang dại, làm cỏ xung quanh gốc cây.
Các công việc cần làm để chăm sóc cây rừng hoặc cây xanh lớp em là
- A. (1), (2), (3), (5)
B. (1), (2), (3), (4), (5)
- C. (2), (3)
- D. (3), (4), (5)
Câu 7: Dưới đây là các bước trong quá trình đào hố trồng cây rừng.
(1) Phát dọn cây, cỏ dại.
(2) Đào hố (lớp đất màu phía trên để riêng bên miệng hố).
Kích thước hố thông thường có 2 loại như sau
- Loại 1 dài × rộng × cao = 30 × 30 × 30 cm
- Loại 2 dài x rộng × cao = 40 × 40 × 40 cm
(3) Trộn đất màu với phân bón (1 kg phân hữu cơ hoai mục; 0,1 kg supe lân; 0,1 kg NPK cho mỗi hố ).
(4) Cuốc thêm đất xung quanh, loại bỏ cỏ và lấp đầy hố.
(5) Lấp đất màu đã trộn phân bón vào hố trước.
Hãy sắp xếp các bước trên theo trình tự đúng?
- A. (1) – (2) – (3) – (4) – (5)
B. (1) – (2) – (3) – (5) – (4)
- C. (1) – (2) – (4) – (3) – (5)
- D. (1) – (3) – (4) – (2) – (5)
Câu 8: Hãy sắp xếp hình ảnh trong hình dưới đây theo thứ tự của kĩ thuật đào hố trồng cây rừng
.
A. a - e - d - c - d - b
- B. a - d - e - c - d - b
- C. a - e - d - b - d - c
- D. d - e - a - c - d - b
Câu 9: Em hãy sắp xếp các bước sau sao cho phù hợp với quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu?
(1) Tạo lỗ trong hố đất.
(2) Rạch túi bầu
(3) Đặt bầu cây vào giữa hố đất.
(4) Vun gốc
(5) Lấp đất và nén đất lần 2
(6) Lấp và nén đất lần 1
Đáp án đúng là
- A. (4), (6), (5), (3), (2), (1)
- B. (2), (4), (5), (1), (3), (6)
C. (3), (2), (1), (4), (5), (6)
- D. (2), (3), (6), (4), (5), (1)
Câu 10: Cho các bước trồng rừng bằng cây con rễ trần nhưng thứ tự bị sắp xếp không đúng như sau
(1). Tạo lỗ trong hố đất trồng cây
(3). Đặt cây con vào giữa hố đất
(2). Lấp đất kín gốc cây
(4). Vun gốc
(5). Nén đất
Hãy khoanh vào đáp án có thứ tự các bước trồng rừng bằng cây con rễ trần đúng.
- A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5)
- B. (1) → (2) → (5) → (3) → (4)
C. (1) → (3) → (2) → (5) → (4)
- D. (1) → (3) → (4) → (2) → (5)
Câu 11: Rừng được thành lập để bảo tồn thiên nhiên, nguồn gene sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa là rừng gì?
A. Rừng đặc dụng
- B. Rừng phòng hộ
- C. Rừng sản xuất
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12: Thành phần chính của rừng là?
A. Hệ thực vật
- B. Vi sinh vật
- C. Đất rừng
- D. Động vật rừng
Câu 13: Đâu không phải vai trò của rừng đối với sản xuất?
- A. Cung cấp gỗ để xây nhà và các công trình khác.
- B. Cung cấp nguyên liệu làm giấy.
- C. Cung cấp một số loại thảo dược.
D. Chắn gió, ngăn cản cát xa bờ.
Câu 14: Rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường là rừng gì?
- A. Rừng đặc dụng
- B. Rừng phòng hộ
C. Rừng sản xuất
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15: Rừng có tác dụng
- A. Nhận CO2
- B. Cung cấp O2
- C. Điều hòa khí hậu
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16: Em hãy cho biết, có những cách cắm cành giâm nào sau đây?
- A. Cắm thẳng
- B. Cắm nghiêng một góc so với mặt giá thể
- C. Giâm cành nằm ngang mặt giá thể
D. Cả 3 đáp án
Câu 17: Em hãy cho biết cần cắt cành giâm với độ dài bao nhiêu là phù hợp?
- A. 10 cm
- B. 20 cm
C. 15 – 20 cm
- D. 30 cm
Câu 18: Nhóm cây nào dưới đây dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành?
A. Cây mía, cây cam, cây ổi.
- B. Cây mía, cây sắn, cây rau ngót.
- C. Cây rau mồng tơi, cây bắp, cây đậu.
- D. Cây bạc hà, cây mía, cây bắp.
Câu 19: Hãy sắp xếp các bước sau sao cho phù hợp với các bước trong quy trình trồng trọt
(4) Chuẩn bị đất trồng.
(2) Chăm sóc.
(3) Chuẩn bị giống cây trồng.
(1) Thu hoạch.
A. (4) – (2) – (1) – (3)
- B. (1) – (2) – (3) – (4)
- C. (3) – (2) – (4) – (1)
- D. (1) – (4) – (3) – (2)
Câu 20: Khi nào thì cần tỉa, dặm cây sau nước?
- A. khoảng cách giữa các cây quá thưa.
B. khoảng cách giữa các cây quá dày.
- C. cây yếu, phát triển chậm cần thay thế.
- D. khoảng cách giữa các cây đều nhau.
Câu 21: Cách thức gieo hạt vào hốc là gì?
A. Tạo các lỗ cạnh đều nhau trên đất trồng và bỏ hạt giống vào lỗ, sau đó phủ lên trên một lớp đất mỏng
- B. Tạo các lỗ cách đều nhau trên một hàng và bỏ hạt giống vào lỗ, sau đó phủ lên trên một lớp đất mỏng
- C. Rải hạt trên bề mặt đất trồng với mật độ phù hợp. Có thể phủ lên hạt lớp đất mỏng nếu trồng trong chậu
- D. A và C
Câu 22: Ý kiến nào sau đây là không đúng khi nói về các công việc chăm sóc cây trồng?
A. Kiểm tra đất trồng một trong những công việc chăm sóc cây trồng
- B. Tỉa, dặm cây là một trong những công việc chăm sóc cây trồng
- C. Làm cỏ, vun xới là một trong những công việc chăm sóc cây trồng
- D. Bón phân là một trong những công việc chăm sóc cây trồng
Câu 23: Khái niệm nào sau đây là đúng về thời vụ gieo trồng?
A. Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.
- B. Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian nhất định mà nhiều loại cây được gieo trồng.
- C. Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian không nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.
- D. Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian không nhất định mà nhiều loại cây được gieo trồng.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về biểu hiện của cây trồng thiếu phân bón?
A. Cây trồng thiếu phân bón sẽ còi cọc, kém phát triển, vàng lá, năng suất thấp.
- B. Cây trồng thiếu phân bón sẽ có nhiều lá, năng suất thấp.
- C. Cây trồng thiếu phân bón sẽ dễ bị côn trùng gây hại.
- D. Cây trồng thiếu phân bón sẽ thường ra trái muộn và cành lá sum sẽ.
Câu 25: Hành động nào sau đây là không đúng đúng nhằm bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trưởng khi chăm sóc cây trồng.
A. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với nồng độ và liều lượng cao để diệt sâu hại.
- B. Sử dụng đồ bảo hộ (quần, áo, kính, khẩu trang,...) khi phun thuốc cho cây trồng.
- C. Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật về đúng nơi quy định.
- D. Sử dụng gang tay, khi bắt sâu chăm sóc cho cây trồng
Bình luận