Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 7 cánh diều học kì 1 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 7 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Quy trình giâm cành gồm có mấy bước?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
D. 4
Câu 2: Bước 1 của quy trình giâm cành là gì?
A. Chuẩn bị giá thể giâm cành
- B. Chuẩn bị cành giâm
- C. Giâm cành vào giá thể
- D. Chăm sóc cành giâm
Câu 3: Bước 2 của quy trình giâm cành là gì?
- A. Chuẩn bị giá thể giâm cành
B. Chuẩn bị cành giâm
- C. Giâm cành vào giá thể
- D. Chăm sóc cành giâm
Câu 4: Bước 4 của quy trình giâm cành là gì?
- A. Chuẩn bị giá thể giâm cành
- B. Chuẩn bị cành giâ
- C. Giâm cành vào giá thể
D. Chăm sóc cành giâm
Câu 5: Các phương pháp nhân giống vô tính ?
- A. Giâm cành
- B. Ghép
- C. Chiết cành
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Việc chăm sóc cây rừng có ý nghĩa như thế nào?
- A. Nhằm hạn chế sự phát triển của cỏ dại và sâu bệnh
- B. Làm đất tơi xốp, tăng thêm dinh dưỡng
- C. Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao năng suất, chất lượng rừng.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 7: Thời gian chăm sóc cây rừng sau khi trồng là
- A. từ 3 đến 5 ngày
B. từ 1 đến 3 tháng
- C. từ 3 đến 6 tháng
- D. từ 4 đến 7 tháng
Câu 8: Việc chăm sóc cây rừng phải được tiến hành liên tục trong khoảng thời gian bao lâu kể từ sau khi trồng?
A. Liên tục đến 4 năm
- B. Liên tục đến 5 năm
- C. Liên tục đến 6 năm
- D. Liên tục đến 10 năm
Câu 9: Năm thứ nhất và năm thứ hai kể từ sau khi trồng cây rừng, mỗi năm tần suất chăm sóc cây là bao nhiêu lần?
A. Từ 2 đến 3 lần
- B. Từ 1 đến 2 lần
- C. Từ 3 đến 6 lần
- D. Đáp án khác
Câu 10: Bước thứ ba của quá trình chuẩn bị đất trồng là gì?
- A. Xác định diện tích đất trồng
- B. Vệ sinh đất trồng
C. Làm đất và cải tạo đất
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11: Làm đất và cải tạo đất gồm mấy công việc chính?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
D. 4
Câu 12: Chuẩn bị hạt giống gồm có mấy bước?
- A. 1
- B. 2
C. 3
- D. 4
Câu 13: Kiểu thời tiết nào phù hợp cho việc trồng rừng ở nước ta?
A. Thời tiết ấm, ẩm.
- B. Thời tiết nóng, khô hạn
- C. Thời tiết lạnh, hanh khô
- D. Tất cả các phương án trên.
Câu 14: Đâu là phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam?
- A. Trồng trọt ngoài tự nhiên
- B. Trồng trọt trong nhà có mái che
- C. Trồng trọt kết hợp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15: Ngành nào dưới đây được hưởng lợi từ trồng trọt?
- A. Công nghiệp chế biến thực phẩm
- B. Dược phẩm
- C. Mĩ phẩm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16: Đặc điểm cơ bản của nghề chọn tạo giống cây trồng là gì?
A. Thực hiện cải tiến và phát triển các giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt.
- B. tham gia sản xuất và quản lí các cây trồng khác nhau như lúa,rau, cam, vải, cả phê,... ở nông hộ hoặc trang trại.
- C. đưa ra những dự báo về sâu bệnh và các biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn giúp bảo vệ mùa màng và môi trường sinh thái.
- D. đưa ra những hướng dẫn kĩ thuật giúp cho người sản xuất tăng năng suất, chất lượng cây trồng và hiệu quả kinh tế.
Câu 17: Rừng là một vùng đất rộng lớn, gồm
- A. Rất nhiều loài thực vật và các yếu tố môi trường sống.
- B. Rất nhiều loài động vật và các yếu tố môi trường sống.
- C. Rất nhiều loài sinh vật và các yếu tố môi trường sống.
D. Rất nhiều loài thực vật, động vật, vi sinh vật và các yếu tố môi trường sống của chúng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Câu 18: Rừng có ảnh hưởng gì đối với môi trường sinh thái là gì?
- A. Lá phổi xanh của Trái Đất thu nhận carbon dioxide (CO2) và cung cấp oxygen (O2), giúp điều hòa khí hậu.
- B. Có tác dụng chống xói mòn đất, giữ nước, giảm lũ lụt, hạn hán.
- C. Tạo chất hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu cho đất
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 19: Hãy liệt kê các thành phần sinh vật rừng trong số sinh vật dưới đây:
1. Động vật. | 4. Thực vật. | 7. Nấm. |
2. Máy tỉa cành. | 5. Nước. | 8. Vi sinh vật. |
3. Không khí. | 6. Con người. |
- A. 1, 3, 5, 8.
- B. 1, 2, 4, 5.
- C. 1, 2, 4, 8.
D. 1, 4, 7, 8.
Câu 20: Nếu không chăm sóc cây rừng đúng cách sẽ gây ra những hậu quả gì?
(1) Cây không thể phát triển hoặc sẽ bị chết.
(2) Cây bị sâu bệnh hại
(3) Cây bị động vật giẫm nát, phá hoại
(4) Cây phát triển lớn mạnh và xanh tốt
- A. (1), (2), (4)
- B. (2), (3), (4)
- C. (1), (3), (4)
D. (1), (2), (3)
Câu 21: Ngoài các công việc chăm sóc cây rừng cơ bản, để cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt, người trồng rừng cần phải chú ý đến những việc gì?
A. Người trồng rừng cần phải chú ý đến việc chăm sóc đúng thời điểm, đúng giai đoạn.
- B. Người trồng rừng cần phải chú ý đến các yếu tố như ánh sáng, đất và nguồn nước
- C. Người trồng rừng cần phải chú ý đến việc bón phân cho cây.
- D. Tất cả các phương án trên.
Câu 22: Công việc làm hàng rào bảo vệ cây rừng là
- A. Làm hàng rào bằng tre, nứa
- B. Trồng cây dừa dại hay cây có gai khác
- C. Làm hàng rào thép gai tùy điều kiện cụ thể
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 23: Mục đích của việc làm hàng ràng bảo vệ là gì?
- A. tránh làm tổn thương bộ rễ của cây
B. bảo vệ rừng trồng khỏi sự phá hoại của động vật.
- C. bổ sung chất dinh dưỡng cho cây
- D. Cả 3 phương án trên đều sai
Câu 24: Phương pháp nhân giống chiết cành được thực hiện như thế nào?
- A. Cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới.
B. Tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống, dùng đất bó lại để hình thành rễ và tách đem trồng.
- C. Ghép mắt hoặc cành của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo thành một cây mới.
- D. Tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con.
Câu 25: Để quá trình giâm cành thành công cần phải đảm bảo những yếu tố nào?
- A. Chọn cành bánh tẻ (không quá non, không quá già), khỏe mạnh, không bị sâu bệnh; cắt vát cành giâm thành từng đoạn khoảng 7- 10 cm, mỗi đoạn có từ 2 đến 4 lá, cắt bớt phiến lá.
- B. Nhúng gốc cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, ngập từ 1 đến 2 cm, trong khoảng 5 - 10 giây.
- C. Cắm cành giâm xuống đất hơi chếch, cắm sâu từ 3 đến 5 cm.
D. Tất cả các phương án trên.
Bình luận