Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 7 cánh diều học kì 1 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 7 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ rừng là gì?
- A. Giữ gìn tài nguyên rừng, đất rừng hiện có
- B. Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển
- C. Cả A, B đều sai
D. Cả A, B đều đúng
Câu 2: Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng là gì?
- A. Bảo vệ rừng là bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học.
- B. Bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu biến đổi khí hậu.
- C. Bảo vệ cuộc sống của con người.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Một số biện pháp bảo vệ rừng cần chú trọng là
- A. Cá nhân, tổ chức kinh doanh rừng, đất rừng phải được Nhà nước cho phép theo quy định của pháp luật.
- B. Tổ chức định canh, định cư cho người dân, phòng chống cháy rừng, quản lí chăn thả vật nuôi.
- C. Nâng cao nhận thức, năng lực thực thi pháp luật bảo vệ rừng.
D. Tất cả phương án trên.
Câu 4: Tổ chức có chức năng quản lí, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp là
- A. Hải quan
- B. Thuế
C. Kiểm lâm
- D. Cảnh sát kinh tế
Câu 5: Hậu quả của việc mất rừng là gì?
A. Gây biến đổi khí hậu: hạn hán
- B. Gây sạt nở đất
- C. Từ 3 đến 6 lần
- D. Gây lũ lụt
Câu 6: Việc chăm sóc cây rừng có ý nghĩa như thế nào?
- A. Nhằm hạn chế sự phát triển của cỏ dại và sâu bệnh
- B. Làm đất tơi xốp, tăng thêm dinh dưỡng
- C. Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao năng suất, chất lượng rừng.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 7: Thời gian chăm sóc cây rừng sau khi trồng là
- A. từ 3 đến 5 ngày
B. từ 1 đến 3 tháng
- C. từ 3 đến 6 tháng
- D. từ 4 đến 7 tháng
Câu 8: Việc chăm sóc cây rừng phải được tiến hành liên tục trong khoảng thời gian bao lâu kể từ sau khi trồng?
A. Liên tục đến 4 năm
- B. Liên tục đến 5 năm
- C. Liên tục đến 6 năm
- D. Liên tục đến 10 năm
Câu 9: Năm thứ nhất và năm thứ hai kể từ sau khi trồng cây rừng, mỗi năm tần suất chăm sóc cây là bao nhiêu lần?
A. Từ 2 đến 3 lần
- B. Từ 1 đến 2 lần
- C. Từ 3 đến 6 lần
- D. Đáp án khác
Câu 10: Năm thứ ba và năm thứ tư kể từ sau khi trồng cây rừng, mỗi năm tần suất chăm sóc cây là bao nhiêu lần?
A. Từ 1 đến 2 lần
- B. Từ 2 đến 3 lần
- C. Từ 3 đến 6 lần
- D. Đáp án khác
Câu 11: Mục đích của việc trồng cây rừng là gì?
- A. Nhằm mở rộng diện tích rừng
- B. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc
- C. Tạo việc làm và mang lại thu nhập cho người dân
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 12: Khí hậu của Việt Nam được chia thành mấy vùng?
- A. Bốn vùng rõ rệt
B. Ba vùng rõ rệt
- C. Hai vùng rõ rệt
- D. Đáp án khác
Câu 13: Kiểu thời tiết nào phù hợp cho việc trồng rừng ở nước ta?
A. Thời tiết ấm, ẩm.
- B. Thời tiết nóng, khô hạn
- C. Thời tiết lạnh, hanh khô
- D. Tất cả các phương án trên.
Câu 14: Một trong những nguyên nhân khiến cho diện tích rừng ở nước ta bị suy giảm là do:
- A. Đốt rừng làm nương rẫy.
- B. Cháy rừng.
- C. Chặt phá rừng bừa bãi.
D. Cả A, B, C
Câu 15: Thời vụ trồng cây phù hợp với khu vực miền Bắc nước ta là
- A. Mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12)
B. Mùa xuân và mùa thu
- C. Mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11)
- D. Tất cả các phương án trên.
Câu 16: Các loại rừng phổ biến ở Việt Nam bao gồm
- A. Rừng đặc dụng
- B. Phòng phòng hộ
- C. Rừng sản xuất
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 17: Rừng là một vùng đất rộng lớn, gồm
- A. Rất nhiều loài thực vật và các yếu tố môi trường sống.
- B. Rất nhiều loài động vật và các yếu tố môi trường sống.
- C. Rất nhiều loài sinh vật và các yếu tố môi trường sống.
D. Rất nhiều loài thực vật, động vật, vi sinh vật và các yếu tố môi trường sống của chúng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Câu 18: Rừng có ảnh hưởng gì đối với môi trường sinh thái là gì?
- A. Lá phổi xanh của Trái Đất thu nhận carbon dioxide (CO2) và cung cấp oxygen (O2), giúp điều hòa khí hậu.
- B. Có tác dụng chống xói mòn đất, giữ nước, giảm lũ lụt, hạn hán.
- C. Tạo chất hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu cho đất
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 19: Hãy liệt kê các thành phần sinh vật rừng trong số sinh vật dưới đây:
1. Động vật. | 4. Thực vật. | 7. Nấm. |
2. Máy tỉa cành. | 5. Nước. | 8. Vi sinh vật. |
3. Không khí. | 6. Con người. |
- A. 1, 3, 5, 8.
- B. 1, 2, 4, 5.
- C. 1, 2, 4, 8.
D. 1, 4, 7, 8.
Câu 20: Rừng ở nước ta được phân chia thành mấy loại? Đó là những loại nào?
- A. 2 loại gồm: Rừng đặc dụng, Rừng sản xuất.
- B. 2 loại gồm: Rừng phòng hộ, Rừng sản xuất.
- C. 2 loại gồm: Rừng đặc dụng, Rừng phòng hộ.
D. 3: Rừng đặc dụng, Rừng phòng hộ, Rừng sản xuất.
Câu 21: Việc tạo ra các cá thể mới với đặc tính vốn có củg giống cây trồng đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. Nhân giống hữu tính
- B. Nhân giống vô tính
- C. Nhân giống nhân tạo
D. Nhân giống cây trồng
Câu 22: Hoàn thiện khái niệm sau:
Giâm cành là phương pháp nhân giống vô tính, được thực hiện bằng cách sử dụng một đoạn ...(1).... tách từ cây mẹ và trồng vào ...(2).... Trong điều kiện môi trường thích hợp, cành giâm sẽ phát triển thành cây hoàn chỉnh.
- A. (1) rễ; (2) giá thể.
- B. (1) cành; (2) chậu cây.
C. (1) cành; (2) giá thể.
- D. (1) vỏ cây; (2) giá thể.
Câu 23: Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì?
- A. Tạo ra nhiều hạt giống phục vụ gieo trồng.
- B. Tăng năng suất cây trồng.
C. Tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống phục vụ gieo trồng.
- D. Tăng vụ gieo trồng.
Câu 24: Phương pháp nhân giống chiết cành được thực hiện như thế nào?
- A. Cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới.
B. Tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống, dùng đất bó lại để hình thành rễ và tách đem trồng.
- C. Ghép mắt hoặc cành của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo thành một cây mới.
- D. Tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con.
Câu 25: Để quá trình giâm cành thành công cần phải đảm bảo những yếu tố nào?
- A. Chọn cành bánh tẻ (không quá non, không quá già), khỏe mạnh, không bị sâu bệnh; cắt vát cành giâm thành từng đoạn khoảng 7- 10 cm, mỗi đoạn có từ 2 đến 4 lá, cắt bớt phiến lá.
- B. Nhúng gốc cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, ngập từ 1 đến 2 cm, trong khoảng 5 - 10 giây.
- C. Cắm cành giâm xuống đất hơi chếch, cắm sâu từ 3 đến 5 cm.
D. Tất cả các phương án trên.
Bình luận