Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 4 chân trời sáng tạo giữa học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 4 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu không phải là dụng cụ trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật?

  • A. Trục quay. 
  • B. Tua – vít.
  • C. Cờ - lê
  • D. Hộp đựng ốc vít.

Câu 2: Lắp vít như thế nào?

  • A. Lắp đai ốc vào vít.
  • B. Lắp vít vào thanh thẳng thứ nhất, sau đó lắp tiếp vào thanh thẳng thứ hai.
  • C. Dùng cờ - lê giữ chặt đai ốc, dùng tua – vít vặn vít theo chiều kim đồng hồ, vít sẽ được vặn chặt.
  • D. Dùng tua – vít vặn vít ngược chiều kim đồng hồ. 

Câu 3: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật có bao nhiêu nhóm chi tiết?

  • A. 6.
  • B. 7.
  • C. 8.
  • D. 9.

Câu 4: Nhóm chi tiết vòng hãm, ốc và vít có mấy loại chi tiết?

  • A. 8
  • B. 7
  • C. 6
  • D. 5

Câu 5: Có bao nhiêu trục quay trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật?

  • A. 10
  • B. 6
  • C. 2
  • D. 1

Câu 6: Có mấy loại vít trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 7: Bánh xe thuộc nhóm chi tiết nào?

  • A. Nhóm chi tiết thanh chữ U và chữ L.
  • B. Nhóm chi tiết bánh xe, bánh đai và chi tiết khác.
  • C. Nhóm chi tiết thanh thẳng.
  • D. Nhóm chi tiết trục.

Câu 8: Tấm tam giác trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật có những màu gì?

  • A. Màu đỏ và vàng.
  • B. Màu xanh nước biển và tím.
  • C. Màu vàng và xanh da trời.
  • D. Màu vàng và xanh lá cây.

Câu 9: Nhóm chi tiết dạng tấm gồm bao nhiêu loại?

  • A. 4
  • B. 6
  • C. 8
  • D. 10

Câu 10: Em sử dụng tua-vít để làm gì?

  • A. Sử dụng tua-vít để vặn vít.
  • B. Sử dụng tua-vít để nối các chi tiết.
  • C. Sử dụng tua-vít để cố định chi tiết.
  • D. Sử dụng tua-vít để giữ ốc.

Câu 11: Sắp xếp các bước dưới đây theo một trình tự hợp lý để lắp chân cầu. 

  1. Lắp ghép tương tự để được chân cầu vượt thứ hai.

  2. Lắp ghép ba thanh chữ U dài với hai trụ chân cầu vượt, khoảng cách mỗi thanh là ba lỗ để được một chân cầu vượt.

  3. Lắp bốn thanh thẳng 9 lỗ với bốn thanh chữ L ngắn để tạo thành bốn trụ chân cầu vượt.

  • A. 2, 3, 1. 
  • B. 3, 2, 1. 
  • C. 3, 1, 2.
  • D. 1, 2, 3.

Câu 12: Chúng ta phải sử dụng bao nhiêu tấm lớn để lắp ghép mặt cầu?

  • A. 4.
  • B. 3. 
  • C. 2. 
  • D. 1. 

Câu 13: Điền vào chỗ trống: “Lắp ghép hai …..vào tấm lớn để làm mặt cầu và thành cầu.”

  • A.  tấm 25 lỗ. 
  • B.  tấm tam giác. 
  • C.  tấm nhỏ. 
  • D.  tấm 3 lỗ. 

Câu 14:  Sau khi thực hành lắp ghép em cần .......

  • A. sắp xếp gọn gàng bộ dụng cụ.
  • B. không xếp dụng cụ gọn gàng. 
  • C. vứt dụng cụ đi.
  • D. tặng dụng cụ cho người khác. 

Câu 15: Đây là bước thứ mấy của quy trình lắp ghép mô hình cầu vượt

c

  • A. bước 4.
  • B. bước 3.
  • C. bước 2.
  • D. bước 1.

Câu 16: Cần bao nhiêu tấm 25 lỗ để lắp ghép mô hình cầu vượt?

  • A. 1. 
  • B. 2. 
  • C. 3.
  • D. 4. 

Câu 17: Cần bao nhiêu vít ngắn để lắp ghép mô hình cầu vượt?

  • A. 10.
  • B. 15. 
  • C. 20.
  • D. 25. 

Câu 18: Lắp chân cầu chúng ta cần sử dụng bao nhiêu thanh thẳng 9 lỗ?

  • A. 5. 
  • B. 4.
  • C. 3. 
  • D. 2.

Câu 19: Mô hình cầu vượt sử dụng bao nhiêu thanh chữ L ngắn?

  • A. 6.
  • B. 5.
  • C. 4.
  • D. 3. 

Câu 20: Hình ảnh sau là bước 

Học sinh tham khảo

  • A. lắp chân cầu.
  • B. lắp thành cầu.
  • C. lắp mặt cầu.
  • D. lắp mặt cầu và thành cầu.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác