Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 4 chân trời sáng tạo cuối học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 4 cuối học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Loài hoa nào là biểu tượng của dịp Tết?

  • A. Hoa đào.
  • B. Hoa loa kèn.
  • C. Hoa ban.
  • D.  Hoa sen.

Câu 2: Quan sát hình sau và trả lời câu hỏi: Đây là loài hoa gì?

  • A. Hoa mai.
  • B. Hoa hồng trắng.
  • C. Hoa cúc.
  • D. Hoa nhài.

Câu 3: Tìm đáp án sai?

  • A.  Hoạt động trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh khiến con người lãng phí thời gian.
  • B.  Hoạt động trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh giúp con người có thêm niềm vui trong cuộc sống và đem lại lợi ích kinh tế.
  • C.  Hoạt động trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh giúp con người rèn luyện sức khoẻ.
  • D.  Hoạt động trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh giúp con người thêm yêu thiên nhiên.

Câu 4: Loài cây nào lá có dạng gai?

  • A. Cây si.
  • B. Cây xương rồng.
  • C. Cây bàng.
  • D. Cây sung.

Câu 5: Đặc điểm của chậu xi măng là gì?

  • A. Rất nặng, dễ thoát nước, khả năng cách nhiệt tốt, độ bền cao.
  • B. Thường trong suốt.
  • C. Nhẹ, khó thoát nước, khó vỡ.
  • D. Độ nặng vừa phải, không thoát nước, rất dễ vỡ.

Câu 6: Dụng cụ nào dưới đây dùng để cắt tỉa những cành cây lớn, cành sâu cành chết, cành khô?

  • A. Cào đất.
  • B. Kìm bấm cành cây.
  • C. Bình tưới cây.
  • D. Găng tay.

Câu 7: Giá thể vỏ trấu, vụn than, sỏi, cát, đá nhỏ phù hợp với những loại cây nào?

  • A. Phù hợp hầu hết các loại hoa và cây cảnh.
  • B. Cây xương rồng, cây sen đá, cây lưỡi hổ, cây sống đời...
  • C. Cây kim tiền, cây hồng môn...
  • D. Cây trầu bà, cây phú quý...

Câu 8: Thực hành sử dụng găng tay như thế nào?

  • A. Đặt ngón cái vào một bên cán, đặt bốn ngón còn lại vào bên cán thứ hai. Sau đó đưa lưỡi kéo vào cành cần cắt và dùng lực từ các ngón tay để cắt cành.
  • B. Một tay (hoặc hai tay) cầm vào cán và đưa tới cùng giá thể cần xới.
  • C. Một tay nâng bình đựng nước, một tay còn lại giữ cho vòi phun nước đúng với vị trí cần tưới.
  • D. Chọn găng tay cùng chiều với bàn tay, lần lượt đeo gang tay vào bàn tay (đảm bảo các ngón vào vị trí tương ứng của găng tay).

Câu 9: Có mấy bước gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu?

  • A. 7.
  • B. 6. 
  • C. 5.
  • D. 4. 

Câu 10: Bước đầu tiên của gieo hạt giống là gì?

  • A. Chuẩn bị vật liệu, vật dụng, dụng cụ.
  • B. Cho giá thể vào chậu.
  • C. Gieo hạt.
  • D. Tưới nước.

Câu 11: Sắp xếp các bước dưới đây để tạo thành các bước trồng cây hoa trong chậu?

  1. Tưới nước.

  2. Trồng cây hoa vào chậu theo trình tự.

  3. Cho giá thể vào chậu.

  4. Chuẩn bị vật liệu, vật dụng và dụng cụ.

  • A. 2, 1, 4, 3
  • B. 4, 3, 2, 1
  • C. 3, 4, 1, 2
  • D. 1, 2, 3, 4

Câu 12: Nên chọn hạt giống trồng hoa, cây cảnh ở đâu?

  • A. Cửa hàng không rõ nguồn gốc.
  • B. Cửa hàng bán đồ ăn.
  • C. Cửa hàng bán quần áo.
  • D. Nơi uy tín, nguồn gốc rõ ràng.

Câu 13: Bước đầu tiên cần làm khi rồng hoa, cây cảnh trong chậu là?

  • A.  Đặt cây đứng thắng ở giữa chậu, cho thêm giá thể vào chậu cho đến khi lấp kín gốc và rễ, dùng tay ấn nhẹ quanh gốc cây cho chắc chắn.
  • B.  Tưới nhẹ nước quanh gốc cây.
  • C.  Sử dụng một tấm lưới nhỏ hay một viên sỏi có kích thước lớn hơn lỗ thoát nước đặt lên trên lỗ thoát nước ở đáy chậu.
  • D.  Chuẩn bị vật liệu, vật dụng và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh.

Câu 14: Đâu không phải là vật liệu, vật dụng và dụng cụ cần thiết trong quá trình trồng hoa, cây cảnh?

  • A. Kéo cắt tỉa. 
  • B. Xẻng nhỏ, găng tay làm vườn, bình tưới cây.
  • C. Cây giống, giá thể phù hợp
  • D. Chậu trồng có lỗ thoát nước và đĩa lót bên dưới

Câu 15: Để trồng hoa hồng, chúng ta nên chọn loại chậu như thế nào?

  • A. Chậu nhỏ, dễ dàng để trên mặt bàn, không chiếm nhiều diện tích.
  • B. Chậu gốm sứ có móc treo.
  • C. Chậu có đường kính 20cm đến 30cm, làm bằng nhựa hoặc gốm sứ.
  • D. Chậu xi măng cỡ lớn.

Câu 16: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

“Tưới nước mỗi ngày … vào lúc sáng sớm và chiều tối, tránh tưới muộn sau 6h tối vì dễ phát sinh các mầm bệnh từ lá”

  • A. 5 lần/ngày.
  • B. 4 lần/ngày.
  • C. 3 lần/ngày.
  • D. 2 lần/ngày.

Câu 17: Lá cây sẽ chuyển sang màu gì nếu thiếu ánh sáng?

  • A. Lá cây chuyển sang màu vàng úa.
  • B. Lá cây chuyển sang màu đỏ.
  • C. Lá cây chuyển sang màu hồng.
  • D. Lá cây chuyển sang màu xanh.

Câu 18: Hình ảnh sau cho biết điều gì? 

c

  • A. Cây thiếu ánh sáng.
  • B. Cây đủ nước.
  • C. Cây thiếu nước.
  • D. Cây thiếu đất.

Câu 19: Để tránh cho cây yếu, vươn dài, dễ đổ và than, lá của cây trở nên nhạt màu và vàng úa. Em cần làm gì?

  • A. Đặt cây ở những chỗ thoáng mát, có đủ ánh sáng cho cây.
  • B. Để cây dưới bóng đèn điện.
  • C. Tưới nhiều nước cho cây.
  • D. Bón nhiều phân bón cho cây.

Câu 20: Đâu không phải là cách bón phân cho hoa, cây cảnh?

  • A. Pha với nước và tưới vào gốc cây.
  • B. Bón phân vào ngọn cây.
  • C. Pha với nước và phun lên lá cây.
  • D. Bón phân xung quanh gốc cây.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác