Trắc nghiệm ôn tập Công dân 7 cánh diều học kì 2 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đâu không phải một biểu hiện khi căng thẳng?
- A. Cơ thể mệt mỏi
B. Mặt tái nhợt, tim ngừng đập
- C. Luôn cảm thấy chán nản, thiếu tập trung
- D. Dễ cáu gắt, tức giận.
Câu 2: Một nguyên nhân chủ quan gây ra căng thẳng có thể là:
- A. Gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống
- B. Luôn có tinh thần tự tôn dân tộc.
C. Luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề
- D. Sống vô tư, không nghĩ đến chuyện ngày mai, sau này
Câu 3: Tác hại có thể xảy ra đối với chúng ta nếu những căng thẳng vượt quá ngưỡng chịu đựng của con người là?
- A. Những ảnh hưởng tiêu cực khiến con người rơi vào hố sâu tuyệt vọng, khiến con người chết trong cái bẫy vô hình mà không thể nào thoát ra.
B. Những ảnh hưởng tiêu cực khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần, mất niềm tin và phương hướng trong cuộc sống.
- C. Những chấn thương về thể chất và tinh thần, làm suy yếu đi năng lực đóng góp cho cộng đồng, xã hội.
- D. Cả B và C.
Câu 4: Đâu là một cách để ứng phó với căng thẳng?
A. Lập kế hoạch một cách khoa học và vừa sức
- B. Học tập và làm việc không ngừng nghỉ như các tỷ phú
- C. Tìm kiếm sự trợ giúp từ các bác sĩ nội khoa
- D. Tự tử
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Mất ngủ là một biểu hiện về mặt thể chất khi căng thẳng
B. Chán ăn là một biểu hiện về mặt tinh thần khi căng thẳng
- C. Cáu kỉnh, gây gổ là một biểu hiện về mặt hành vi khi căng thẳng
- D. Lo lắng, sợ hãi là một biểu hiện về mặt cảm xúc khi căng thẳng
Câu 6: Cho những hành vi sau:
1. Nói xấu, xúc phạm bạn khi bạn không chép bài cho mình.
2. Đánh hội đồng bạn học cùng trường vì không chịu làm “osin” sai vặt trong lớp.
3. Giận bạn vì bạn không cho mình nhìn bài.
4. Lăng mạ bạn khi bạn không chơi với nhóm của mình.
5. Đánh bạn cùng trường vì cho là nhìn đểu mình.
6. Lập nhóm đánh nhau với nhóm ở lớp khác.
Hành vi nào không phải là bạo lực học đường?
- A. 1, 3, 4
B. 3
- C. 5
- D. 2, 4, 6
Câu 7: Hành vi “Lấy đồ ăn sáng của bạn khác” có phải là bạo lực học đường không?
A. Có vì đây là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác.
- B. Có vì đây là hành vi thiếu tôn trọng, gây tổn hại về tinh thần cho người khác.
- C. Có vì đây là hành vi gây tổn hại về thể chất cho người khác, cụ thể là người khác sẽ mất ăn.
- D. Không vì đây không là hành vi gây tổn hại về thể chất cho người khác, cụ thể là người khác sẽ mất ăn.
Câu 8: Vì sao hành vi “Véo tai, giật tóc một bạn khi đang nô đùa” được xem là bạo lực học đường?
- A. Vì đây là hành vi hành hạ, ngược đãi người khác.
- B. Vì đây chỉ là hành vi trong lúc nô đùa, không gây ra sự tổn hại về thể chất hay tinh thần.
C. Vì đây là hành vi vừa gây tổn hại về mặt thể xác, vừa gây tổn hại về tinh thần cho người bị bạo lực.
- D. Vì đây là một hành vi phạm pháp luật, chứ không phải chỉ ở mức bạo lực học đường.
Câu 9: “K và C đều là học sinh lớp 7A. Do xích mích với nhau trên mạng xã hội, K đã hẹn gặp C để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, khi gặp nhau, hai bạn đã xảy ra xô xát.”
Ai là người bị bạo lực học đường trong tình huống trên?
- A. K
- B. C
C. Cả K và C.
- D. Không có ai.
Câu 10: Trong giờ học em vô tình nghe thấy bạn H và bạn K bàn nhau sau giờ học sẽ đón đầu đánh A khi đi học về. Trong trường hợp này em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Báo với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.
- B. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
- C. Rủ các bạn khác trong lớp cùng đi xem đánh nhau.
- D. Bảo vệ A bằng cách đánh lại các bạn H và K.
Câu 11: Cách ứng phó nào dưới đây là không phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?
A. Báo với gia đình khi bị bạo lực để nhận được ý kiến xử lý học sinh có hành vi bạo lực với mình.
- B. Chủ động can ngăn những hành vi bạo lực học đường.
- C. Gọi đến số điện thoại của phòng Tư vấn tâm lý học đường hoặc số 111.
- D. Báo cáo cơ quan công an khi bị đe doạ tính mạng.
Câu 12: Chủ thể tham gia vào bạo lực học đường là
- A. người lao động.
- B. người trên 18 tuổi.
C. học sinh, sinh viên.
- D. người dưới 20 tuổi.
Câu 13: Bạo lực học đường là vấn đề thuộc ngành
- A. y tế.
- B. chính trị.
C. giáo dục.
- D. quốc phòng.
Câu 14: “T là bạn thân của Q, gần đây do có xích mích với các bạn nam trong lớp nên T bị lớp cô lập, không cho chơi cùng. Q rất muốn giúp T, nhưng lo sợ các bạn sẽ cô lập mình.”
Em nhận xét gì về thái độ của Q trong tình huống trên.
- A. Thái độ của Q thể hiện sự bội nghĩa, bội tín, Q không phải là con người, thấy bạn gặp hoạn nạn lại không cứu giúp.
- B. Thái độ của Q thể hiện sự khôn ngoan, tránh rước họa vào thân.
- C. Thái độ của Q là đúng đắn vì chúng ta nên đi theo số đông.
D. Thái độ của Q thể hiện sự sợ sệt, né tránh. Cách làm của Q sẽ làm cho tình trạng bạo lực học đường phát triển.
Câu 15: “Gần đây em phát hiện ra A và một số bạn trong câu lạc bộ múa ở trường lén chụp hình H khi đang luyện tập, chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội và bình phẩm thiếu tích cực về H.”
Em nhận xét gì về hành vi bạo lực học đường trong tình huống trên.
- A. Tình huống trên không có hành vi bạo lực học đường.
B. Hành vi của A và một số bạn này là hành vi bạo lực trực tuyến, gây tổn hại cho H. Hành vi này cần phải được loại bỏ.
- C. Hành vi của A và một số bạn cho chúng ta thấy được những nét đẹp của H khi đang luyện tập.
- D. Cả B và C.
Câu 16: Hậu quả mà người mắc vào tệ nạn xã hội trong hình dưới đây đang phải gánh chịu là gì?
- A. Độc thân
- B. Tổn thương về tinh thần
C. Tổn thương về thể xác
- D. Cả B và C.
Câu 17: “Gia đình M sống ở một vùng quê nên còn nhiều khó khăn. Mỗi lần các em của M bị ốm, bố mẹ không đưa đến trạm y tế xã mà lại mời thầy cúng đến nhà làm lễ mong cho các em khỏi bệnh.”
Theo em, do đâu mà bố mẹ M có cách hành xử như vậy?
- A. Do thiếu hiểu biết, mê tín
- B. Do hoàn cảnh khó khăn
- C. Do trạm y tế ở xa
D. Cả A và B.
Câu 18: Hoạt động dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người mua dâm và người bán dâm để trao đổi lấy tiền bạc, vật chất hoặc một số quyền lợi và ưu đãi nào đó là biểu hiện của tệ nạn nào sau đây?
- A. Cờ bạc.
- B. Ma túy.
C. Mại dâm.
- D. Bạo lực xã hội.
Câu 19: Bà V là chủ của một đường dây buôn bán ma túy. Theo quy định của pháp luật, bà V sẽ phải chịu hình thức xử phạt nào sau đây?
- A. Phạt tiền.
B. Hình sự.
- C. Khiến trách.
- D. Kỉ luật.
Câu 20: “Một số bạn trong lớp của H đã xem các video về đánh bài ăn tiền trên mạng xã hội. Do tò mò, các bạn có ý định rủ nhau tụ tập cùng chơi bài.”
Nếu là H trong tình huống trên em sẽ làm gì?
A. Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật gây tổn thất về kinh tế và phải chịu trách nhiệm pháp lý.
- B. Em sẽ bảo các bạn là phải kiếm chỗ nào kín kín không thì người ta phát hiện ra người ta báo công an thì chết.
- C. Em sẽ vào đánh cùng và ăn hết tiền của các bạn đó.
- D. Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu là sách GDCD 7 dạy là không nên chơi cờ bạc.
Câu 21: Hành vi nào sau đây vi phạm quy định của Luật Trẻ em năm 2016 về phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Cho trẻ em sử dụng rượu bia.
- C. Bình đẳng về cơ hội học tập.
- B. Cung cấp các dịch vụ học tập.
- D. Tham gia các hoạt động văn hoá.
Câu 22: Ta không nên đồng tính với ý kiến nào sau đây?
- A. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn dân.
B. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, chỉ cần nhắc nhở để mọi người thay đổi hành vi.
- C. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, cần thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật.
- D. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, nên thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn.
Câu 23: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm lôi kéo trẻ em
- A. Sử dụng các đồ chơi, trò chơi lành mạnh.
- B. Tham gia vào các hoạt động giáo dục.
- C. Học tập theo những tấm gương tiêu biểu.
D. Sử dụng các văn hoá phẩm đồi truỵ.
Câu 24: “Bà K tổ chức dịch vụ bói toán tại nhà”. Em có ý kiến gì về hành vi này?
A. Là hành vi vi phạm pháp luật vì pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi mê tín dị đoan.
- B. Là hành vi vi phạm pháp luật vì pháp luật nước ta nghiêm cấm đưa bói toán thành dịch vụ kiếm tiền.
- C. Là hành vi không vi phạm pháp luật vì pháp luật nước ta không cấm đoán hành vi mê tín dị đoan.
- D. Là hành vi không vi phạm pháp luật vì bà K chỉ tổ chức bói toán tại nhà.
Câu 25: Để phòng, chống tệ nạn xã hội, hành vi nào dưới đây bị pháp luật Việt Nam nghiêm cấm?
- A. Khám - chữa bệnh và tiêm phòng cho trẻ em.
B. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy.
- C. Bán những mặt hàng mà pháp luật không bán.
- D. Tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Bình luận