Trắc nghiệm ôn tập Công dân 7 cánh diều học kì 2 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một nguyên nhân khách quan gây ra căng thẳng có thể là:
- A. Tâm lý không ổn định, thể chất yếu đuối.
B. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.
- C. Những thành công ở giai đoạn đầu
- D. Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật trên thế giới.
Câu 2: Đâu không phải một cách để ứng phó với căng thẳng?
A. Làm bài tập với tính chất là một hình thức giải trí sau những giờ chơi game căng thẳng.
- B. Chia sẻ, tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân, người xung quanh
- C. Suy nghĩ tích cực
- D. Viết nhật ký.
Câu 3: Nhân vật trong tình huống nào dưới đây có thể đang phải chịu căng thẳng?
- A. H được cô giáo khen thưởng vì đã dám đứng lên chỉ trích những việc làm không đúng của các bạn trong lớp.
- B. K giải thích cho những người bạn của mình hiểu ra rằng K không phải người xấu như mọi người vẫn nghĩ.
- C. Tới ngày chủ nhật này, M sẽ có trận đấu thứ 1040 cho câu lạc bộ của anh. Với bản lĩnh và kinh nghiệm dày dặn, anh quyết tâm sẽ nghiền nát các đối thủ.
D. X gặp khó khăn trong cuộc sống và phải đi vay giật để có tiền trang trải cuộc sống. X tính kiếm việc làm để trả nợ nhưng ngày qua ngày vẫn không tìm được công việc nào.
Câu 4: “Mẹ G có quan niệm rằng mỗi người đều phải cố gắng mọi lúc mọi nơi nên thường đặt ra những tiêu chí cho G phấn đấu, nỗ lực. Khi G đã đạt được tiêu chí nào thì mẹ G sẽ nâng tiêu chí đó lên một mức mới. Còn khi G không đạt được chỉ tiêu thì mẹ G sẽ quát mắng, trách móc, bắt G phải học nhiều hơn nữa, đã lên số 1 của lớp thì phải lên được số 1 của trường,… G luôn cảm thấy căng thẳng”.
Theo em, đâu là lý do khiến cho G cảm thấy căng thẳng?
- A. G không đủ năng lực để tiến đến những bậc cao trong học tập.
- B. G không có một phương pháp học tập tốt để đáp ứng tiêu chỉ của mẹ.
C. Mẹ G đã tạo ra áp lực học tập quá lớn cho G.
- D. Mẹ G không tạo áp lực học tập quá lớn cho G.
Câu 5: Theo em, X nên làm gì khi cảm thấy mệt mỏi, uể oải suốt ngày?
- A. X nên uống thuốc hạ sốt để khỏi ốm.
- B. X nên đi gặp bác sĩ để điều trị bệnh mất trí nhớ của mình.
C. X nên đi tập thể dục, chơi thể thao hay học một thứ gì đó để cảm thấy tươi mới.
- D. X không nên đi gặp bác sĩ để điều trị bệnh mất trí nhớ của mình.
Câu 6: Đâu không phải là một biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Vu khống, đổ lỗi cho người khác.
- B. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập
- C. Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
- D. Chiếm đoạt, huỷ hoại gây tổn thất tài sản của người khác.
Câu 7: Sử dụng hình ảnh cá nhân để uy hiếp, đe doạ, ép buộc người khác làm theo ý mình là biểu hiện của:
- A. Hành vi bạo lực thể chất
- B. Hành vi bạo lực về tinh thần
- C. Hành vi chiếm đoạt, huỷ hoại tài sản
D. Hành vi bạo lực trực tuyến
Câu 8: Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là?
- A. Những tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
- B. Trong lớp có một bạn nào đó có năng lực học tập vượt trội
- C. Những kích thích từ môn Giáo dục công dân.
D. Sự thiếu hụt kỹ năng sống, thiếu sự trải nghiệm.
Câu 9: Đáp án nào dưới đây được xem là một nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường?
- A. Sự suy đồi của hệ thống chính trị và tình hình kinh tế.
- B. Sự vượt trội về mặt thể chất của một số học sinh
C. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình
- D. Tính cách nông nổi, bồng bột.
Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?
- A. Thiếu hụt kỹ năng sống là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.
- B. Bạo lực học đường gây tổn thương về thể chất và tinh thần đối với nạn nhân.
- C. Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an.
D. Người gây ra bạo lực học đường không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Câu 11: Đâu không phải một biện pháp mà mỗi học sinh cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường?
- A. Có lối sống lành mạnh, tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
B. Thành lập hội nhóm, chèo kéo, o ép những người khác không phục tùng.
- C. Thân thiện, hoà đồng và xây dựng tình bạn lành mạnh.
- D. Kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là các cảm xúc tiêu cực.
Câu 12: Biện pháp nào dưới đây phù hợp với học sinh để phòng ngừa bạo lực học đường?
A. Khéo léo và kịp thời trong giải quyết các hiểu lầm, xích mích nhỏ.
- B. Khi bị ai đó bạo lực, cần phải cương quyết đánh trả, không thể để cho nó thắng thế.
- C. Tìm hiểu, tích cực tham gia vào các vụ việc bạo lực học đường.
- D. Tập tham gia vào các tệ nạn xã hội để hiểu thêm về thế giới bên ngoài.
Câu 13: Việc nào sau đây không phải cách giải quyết bạo lực học đường thỏa đáng?
- A. Nhanh chóng nhận diện được dấu hiệu của bạo lực học đường.
- B. Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.
- C. Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.
D. Chạy về nhà, mang theo súng đạn, dao kiếm để trả thù cho hả giận.
Câu 14: Biện pháp nào dưới đây có thể giúp học sinh ứng phó với bạo lực học đường?
- A. Gọi số điện thoại đường dây nóng gọi xe cấp cứu 115.
B. Đổi mật khẩu để bảo vệ tài khoản mạng xã hội của cá nhân.
- C. Khi chứng kiến bạo lực học đường, cần lôi kéo tham gia, cổ vũ hành vi bạo lực học đường.
- D. Tìm cách trả thù, đánh lại, tỏ thái độ thách thức.
Câu 15: Cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?
A. Lưu lại những hình ảnh, bài viết trên mạng xã hội có tính chất bạo lực học đường để báo cáo với nhà trường.
- B. Rủ bạn bè đi đánh lại nhằm giải quyết mâu thuẫn.
- C. Viết bài/quay video trực tuyến nhằm nói xấu khi bị xúc phạm trên mạng xã hội.
- D. Bỏ qua khi bị đánh để được yên ổn.
Câu 16: Hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với cá nhân, gia đình và xã hội là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. Bạo lực học đường.
B. Tệ nạn xã hội.
- C. Bạo lực gia đình.
- D. Xâm hại dân chủ.
Câu 17: Những tệ nạn xã hội phổ biến trong cuộc sống hiện nay bao gồm:
- A. Ma tuý, game online, cờ vua, cờ tướng
B. Ma tuý, cờ bạc, mại dâm, mê tín
- C. Game online, đọc sách, nhảy dây, nhảy cầu
- D. Cá độ, cờ bạc, lô đề xổ số, gái gú
Câu 18: Tệ nạn xã hội không gây ra hậu quả nào dưới đây?
- A. Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khoẻ, tinh thần, trí tuệ, thậm chí là tính mạng con người.
- B. Dẫn đến những tổn thất về kinh tế, tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.
C. Tác động đến những chuẩn mực trong việc dạy và học ở trường lớp và việc nghiên cứu khoa học ở đại học
- D. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; chuẩn mực đạo đức; thuần phong mỹ tục và vi phạm các quy định pháp luật của Nhà nước
Câu 19: Hành vi của nhân vật nào dưới đây là tệ nạn xã hội?
A. Anh Q thường xuyên sử dụng ma tuý.
- B. Chị M không xa lánh người bị nhiễm HIV.
- C. Bạn T luôn thực hiện nghiêm túc các nội quy của nhà trường.
- D. Bạn H đã từ chối việc hút thuốc lá khi bị bạn bè dụ dỗ.
Câu 20: Hình ảnh dưới đây miêu tả về tệ nạn:
- A. Nghiện game
B. Cờ bạc
- C. Nghiện ma tuý
- D. Nghiện rượu bia
Câu 21: Điều nào dưới đây không được quy định bởi Pháp luật nước ta trong phòng, chống tệ nạn xã hội?
- A. Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào; nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.
- B. Nghiêm cấm các hành vi mê tín dị đoan.
C. Nghiêm cấm phụ huynh ép học sinh học tập quá mức quy định.
- D. Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, môi giới mại dâm, cưỡng bức bán dâm và bảo kê mại dâm.
Câu 22: Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ:
A. Bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- B. Bị xử lý theo quy định của nhà trường.
- C. Được xử lý theo quy định của Trung ương Đảng.
- D. Được khoan hồng nếu người vi phạm là học sinh lớp 7
Câu 23: Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào mua bán trái phép chất ma tuý thì bị phạt tù trong thời gian bao lâu?
- A. 1 đến 5 năm
B. 2 đến 7 năm
- C. 3 đến 9 năm
- D. 4 đến 11 năm
Câu 24: Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003?
- A. Mua dâm.
- B. Môi giới mại dâm.
- C. Bán dâm.
D. Tố cáo hoạt động mại dâm.
Câu 25: Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021?
- A. Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.
B. Hỗ trợ người nghiện ma tuý.
- C. Mua bán trái phép chất ma tuý.
- D. Xúi giục người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.
Bình luận