Trắc nghiệm ôn tập Công dân 7 cánh diều học kì 1 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Truyền thống nào sau đây tôn vinh tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững của dân tộc Việt Nam?
- A. Truyền thống yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm.
B. Truyền thống hiếu học.
- C. Truyền thống nghệ thuật các làn điệu dân ca.
- D. Đức tính trung thực.
Câu 2: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm?
- A. Truyền thống kiên trì, bất khuất.
- B. Truyền thống hiếu học.
C. Đức tính trung thực, thật thà.
- D. Truyền thống cần cù lao động.
Câu 3: Hành vi nào sau đây không góp phần gìn giữ các truyền thống quê hương?
- A. Tìm đọc tài liệu nói về các lễ hội văn hoá truyền thống.
- B. Tích cực tìm hiểu những loại hình nghệ thuật dân gian.
- C. Tích cực xem phim, kịch, nghe nhạc của nước ngoài.
D. Tích cực đi coi bói, xem quẻ.
Câu 4: Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng nhân tài.
- B. Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, vượt khó vươn lên.
- C. Truyền thống đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, sống có nghĩa tình, thủy chung.
D. Truyền thống quê hương.
Câu 5: Là một học sinh, để tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của quê hương em sẽ làm gì?
- A. Tham gia giữ gìn an ninh thôn, xóm.
- B. Tìm hiểu truyền thống đánh giặc.
C. Tích cực học tập, rèn luyện.
- D. Tích cực lao động sản xuất.
Câu 6: Phương án nào sau đây thuộc di sản văn hóa vật thể?
- A. Làn điệu dân ca.
- B. Ca dao, tục ngữ.
- C. Câu hò ví dặm.
D. Danh lam thắng cảnh.
Câu 7: Những công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. Danh lam thắng cảnh.
B. Di tích lịch sử - văn hóa.
- C. Di vật, cổ vật.
- D. Bảo vật quốc gia.
Câu 8: Danh lam thắng cảnh là gì?
- A. là cảnh quan thiên nhiên.
- B. là cảnh quan thiên nhiên có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
- C. là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc.
D. là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
Câu 9: Di vật là gì?
A. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
- B. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học có từ một trăm năm tuổi trở lên.
- C. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
- D. Là hiện vật được lưu truyền lại có từ năm trăm tuổi trở lên.
Câu 10: Bảo vật của quốc gia là gì?
- A. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học có từ một trăm năm tuổi trở lên.
B. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
- C. Là hiện vật được lưu truyền lại có từ năm trăm tuổi trở lên.
- D. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Câu 11: Ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực đối với bản thân mỗi học sinh?
A. Giúp chúng ta chủ động , sáng tạo vàkhông ngừng tiến bộ trong học tập.
- B. Thể hiện tinh thần lạc quan, tích cực của bạn trong cuộc sống.
- C. Thể hiện tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam.
- D. Thể hiện tấm lòng tôn sư trọng đạo đối với thầy, cô giáo.
Câu 12: Người không có tinh thần học tập tự giác, tích cực sẽ không:
- A. Kết quả học tập sa sút.
- B. Bản thân người học rơi vào tình trạng trì trệ, ỷ lại.
- C. Không mở rộng được hiểu biết.
D. Nhận được nhiều lời tán dương từ bạn bè và thầy, cô giáo.
Câu 13: Biểu hiện của tinh thần tự giác học tập đó là:
- A. Làm bài tập khi thầy, cô giáo nhắc nhở.
- B. Lập thời khóa biểu học tập thời gian hợp lý và rõ ràng để luyện tính tự giác.
- C. Cần siêng năng học tập, làm đầy đủ những yêu cầu thầy cô đưa ra, soạn bài mới trước khi đến lớp.
D. Cả 2 phương án B, C đều đúng.
Câu 14: Điền vào chỗ trống sau:“Muốn đạt được kết quả cao trong học tập không có gì quan trọng bằng....”
- A. Sự hạnh phúc.
- B. Tấm lòng yêu thương.
C. Tinh thần học tập tự giác, tích cực.
- D. Tinh thần bất khuất, kiên cường.
Câu 15: Học tập tự giác, tích cực được thể hiện qua những việc nào dưới đây ?
A. Xây dựng mục tiêu cho bản thân.
- B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích.
- C. Không có trách nhiệm thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
- D. Chỉ tham gia các hoạt động khi được yêu cầu.
Câu 16: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ lẫn nhau không đem lại điều gì?
- A. Giúp người gặp khó khăn tạo thành sức mạnh to lớn, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.
- B. Giúp mọi người gần gũi, gắn bó hơn và là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp.
- C. Gia đình êm ấm, hạnh phúc; đất nước sẽ phồn vinh và thịnh vượng hơn; xã hội văn mình, tốt đẹp.
D. Bạn bè ghét bỏ, xã hội khinh miệt, bị người đời kỳ thị và hàng xóm ganh ghét.
Câu 17: Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người thân trong gia đình, bản thân mỗi học sinh cần phải làm gì?
A. Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà.
- B. Đến thăm bạn trong lớp khi bị ốm.
- C. Làm thiệp tặng sinh nhật bạn bè.
- D. Giúp đỡ cụ già qua đường.
Câu 18: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ đem lại lợi ích gì trong đời sống xã hội hiện nay?
A. Giúp chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau.
- B. Góp phần giúp cho nền kinh tế phát triển toàn cầu.
- C. Thay đổi định kiến của xã hội.
- D. Phát triển đất nước
Câu 19: Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ
- A. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
- B. có tiền đồ và tương lai sáng lạn hơn.
- C. luôn bị người khác lợi dụng, dụ dỗ.
D. nhận được sự yêu quý của mọi người.
Câu 20: Hành vi nào dưới đây phù hợp với học sinh để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với thầy, cô giáo?
- A. Ủng hộ sách vở cho các bạn vùng lũ.
- B. Dành những lời chúc tốt đẹp cho thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
- C. Chăm chỉ học tập.
D. Cả hai phương án B, C đều đúng.
Câu 21: Học sinh có thể rèn luyện việc giữ chữ tín qua những hành động sau đây?
- A. Yêu thương, sống hòa hợp, đối xử công bằng với bạn bè trong lớp.
B. Giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè.
- C. Không tiếp xúc với những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín.
- D. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
Câu 22: Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải :
- A. Tôn trọng mọi người.
- B. Chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ.
C. Phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.
- D. Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín.
Câu 23: Việc làm nào dưới đây không giúp chúng ta giữ chữ tín với mọi người xung quanh?
- A. Tôn trọng và thực hiện đúng những cam kết của mình với mọi người xung quanh.
- B. Tự kiểm tra và đánh giá việc thực hiện giữ lời đã hứa của bản thân.
- C. Luôn coi trọng lòng tin của mọi người với mình.
D. Tự đề cao bản thân và không cần đến sự trợ giúp của người khác.
Câu 24: Điền vào chỗ trống: “Giữ chữ tín là một phẩm chất cao quý của con người. Niềm tin của mọi người bắt nguồn từ việc biết...”
A. Giữ chữ tín, giữ lời hứa.
- B. Giữ niềm tin.
- C. Giữ chữ hiếu.
- D. Giữ đạo đức.
Câu 25: Đâu không phải ý nghĩa của việc biết giữ chữ tín?
- A. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.
- B. Giúp mọi người đoàn kết.
- C. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.
D. Khiến cho công việc của ta bị trì trệ.
Bình luận