Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Âm nhạc 5 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Âm nhạc 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài hát Chim sơn ca có nhạc và lời của ai?

  • A. Phong Nhã.
  • B. Y Vân.
  • C. Nguyễn Văn Hiên.
  • D. Hàn Ngọc Bích.

Câu 2: Điều gì đã tạo nên cảm hứng cho nhạc sĩ Bét-tô-ven sáng tác nên bản xô-nát Ánh trăng?

  • A. Hàng dương liễu
  • B. Ngôi sao. 
  • C. Ánh trăng. 
  • D. Nhà thờ cổ kính. 

Câu 3: Điều gì từ cô gái đã gợi lên niềm thương cảm của Bét-tô-ven ?

  • A. Lời thỉnh cầu của cô gái. 
  • B. Cô gái có tài năng âm nhạc. 
  • C. Cô gái có hoàn cảnh nghèo khó. 
  • D. Cô gái bị khiếm thị. 

Câu 4: Trọng âm là:

  • A. Những âm thanh vang lên mạnh hơn của giai điệu.
  • B. Khoảng thời gian ngân, nghỉ bằng nhau trong 1 ô nhịp.
  • C. Khoảng cách từ vạch nhịp này đến vạch nhịp tiếp theo.
  • D. Những âm thanh vang lên ở mức độ nhẹ nhất. 

Câu 5: Câu hát mở đầu bài Chim sơn ca là:

  • A. Tíu tít tíu tít với bạn bè như là bầy sơn ca.
  • B. Khi đi trên phố với người thân. 
  • C. Nhớ mãi nhỡ mãi những con đường. 
  • D. Líu lo nghe trời sáng chim ca vang líu lo, líu lo líu lo chim trên cành rộn ràng theo bước chân em. 

Câu 6: Câu hát nào không nằm trong bài hát Chim sơn ca?

  • A. Khi đi tung tăng với bạn bè. Khi đi trên phố với người thân.
  • B. Ríu rít ríu rít với bạn bè như là bầy sơn ca.
  • C. Yêu sao yêu quá những hàng cây.
  • D. Rồi nắng ban mai xua tan mây mù, tiếng sơn ca dâng cho đời khúc hát mê say.

Câu 7: Hình ảnh dưới đây nói về hình thức biểu diễn nhạc cụ nào?

  • A. Đơn ca.
  • B. Hòa tấu dàn nhạc.
  • C. Song tấu.
  • D. Độc tấu.

Câu 8: Nhạc cụ dân tộc là:

  • A. Đàn nhị.
  • B. Đàn piano.
  • C. Vĩ cầm.
  • D. Dương cầm. 

Câu 9: Bài hát Lí đất giồng l có nhịp điệu, tiết tấu:

  • A. Nhanh mạnh.
  • B. Nhịp nhàng.
  • C. Vừa phải. 
  • D. Chậm rãi. 

Câu 10: Đâu không phải là ý đúng khi nói về đàn nhị?

  • A. Đàn có nhiều tên gọi khác nhau như đàn cò, nhị líu, cò ke.
  • B. Đàn nhị có 2 dây được nối từ trục dây đến bầu đàn. 
  • C. Cung vĩ làm bằng tre hoặc gỗ được mắc bằng lông đuôi ngựa hoặc dây ni-lông.
  • D. Tiếng đàn nhị trầm, vang thể hiện được nhiều tính chất âm nhạc khác nhau. 

Câu 11: Hình ảnh dưới đây nói về hình thức biểu diễn nào của đàn nhị?

  • A. Đơn ca.
  • B. Độc tấu
  • C. Song tấu.
  • D. Hòa tấu dàn nhạc

Câu 12: Bài hát Bay vào tương lai thể hiện:

  • A. Niềm tin của các em nhỏ vào một tương lai tươi đẹp của đất nước. 
  • B. Tương lai tươi đẹp của quê hương, đất nước. 
  • C. Tuổi thơ hạnh phúc của các em nhỏ trên mọi miền tổ quốc. 
  • D. Ước mơ của các em nhỏ về một cuộc sống hạnh phúc. 

Câu 13: Phách mạnh trong một ô nhịp 2/4 là :

  • A. Phách thứ 2.
  • B. Phách thứ 1. 
  • C. Phách thứ 3. 
  • D. Nửa phách đầu tiên.

Câu 14: Bài hát nào không được viết bằng nhịp 2/4?

  • A. Chim sơn ca.
  • B. Lí đất giồng
  • C. Khăn quàng thắp sáng bình minh. 
  • D. Bay vào tương lai. 

Câu 15: Hình ảnh dưới đây nói về nốt nhạc nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Nốt đơn dôi. 
  • B. Nốt đen dôi. 
  • C. Nốt móc đơn.
  • D. Nốt đen.

Câu 16: Để thể hiện nốt Đô 2 bằng Ri-coóc-đơ cần bấm lỗ số:   

  • A. 3 và 4
  • B. 2 và 4
  • C. 1 và 2. 
  • D. 0 và 2

Câu 17: Câu hát mở đầu bài hát Duyên dáng mùa xuân là:

  • A. Đàn em hát ca bao ngày tháng êm đềm. 
  • B. Nụ hoa thắm trên môi người tiếng em cười. 
  • C. Mùa xuân thắm tươi, cỏ cây lá hoa. 
  • D. Mùa xuân hát ca, thềm xuân bước qua. 

Câu 18: Đâu không phải là ý đúng khi nói về bài hát Duyên dáng mùa xuân?

  • A. Bài hát có tính chất, nhịp điệu bay bổng. 
  • B. Bài hát có hai lời hát. 
  • C. Bài hát có nhạc và lời do nhạc sĩ Lê Vinh Phúc viết. 
  • D. Bài hát được viết dành tặng riêng cho vùng cao. 

Câu 19: Khoảng thời gian ngân, nghỉ bằng nhau trong 1 ô nhịp là:

  • A. Ô nhịp.
  • B. Phách nhẹ.
  • C. Vạch nhip.
  • D. Phách.

Câu 20: Lắng nghe đoạn nhạc sau đây và cho biết đoạn nhạc có hình thức biển diễn nào?

https://www.youtube.com/watch?v=lhdVN0pVPEo

  • A. Song tấu
  • B. Hòa tấu dàn nhạc.
  • C. Tứ tấu.
  • D. Độc tấu.

Câu 21: Người đặt lời cho bài hát Lí đất giồng là:

  • A. Trịnh Công Sơn.
  • B. Trần Hiếu.
  • C. Đỗ Minh
  • D. Y Vân.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác