Tắt QC

Trắc nghiệm sinh học 9 bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hiện nay, người ta có thể phát hiện sớm một số bệnh tật di truyền bằng kỹ thuật hiện đại từ giai đoạn nào?

  • A. Hợp tử
  • B. Trước sinh
  • C. Sơ sinh
  • D. Trưởng thành

Câu 2: Bệnh và tật do đột biến mất một đoạn NST là:

  • A. ung thư máu.
  • B. hội chứng Đao.
  • C. hội chứng tiếng mèo kêu.
  • D. Cả A và C.

Câu 3: Bệnh di truyền phân tử là gì?

  • A. Là bệnh di truyền được dùng chỉ số ADN để chẩn đoán, phân tích.
  • B. Là các bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử mà hầu hết do đột biến gen gây ra.
  • C. Là các bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử và tế bào.
  • D. Là các bệnh di truyền có thể chữa bằng cách tác động vào vật chất di truyền ở mức độ phân tử.

Câu 4: Ở người, tính trạng nào sau đây di truyền có liên quan đến giới tính?

  • A. Tầm vóc cao hoặc tầm vóc thấp
  • B. Bệnh bạch tạng
  • C. Bệnh máu khó đông
  • D. Tất cả các tính trạng nói trên

Câu 5: Di truyền y học là gì?

  • A. Là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về bệnh và tật di truyền ở người.
  • B. Là ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào trong y học, giúp cho việc giải thích, chuẩn đoán, phòng ngừa và hạn chế các loại bệnh tật di truyền và điểu trị trong một số trường hợp bệnh lí.
  • C. Là ngành khoa học làm sáng tỏ các cơ chế về hiện tượng di truyền ở người.
  • D. Là ngành khoa học giúp con người chữa được một số bệnh.

Câu 6: Hội chứng Đao ở người là dạng đột biến:

  • A. Dị bội xảy ra trên cặp NST thường
  • B. Đa bội xảy ra trên cặp NST thường
  • C. Dị bội xảy ra trên cặp NST giới tính
  • D. Đa bội xảy ra trên cặp NST giới tính

Câu 7: Câu dưới đây có nội dung đúng.

  • A. Bệnh Đao chỉ xảy ra ở trẻ nam
  • B. Bệnh Đao chỉ xảy ra ở trẻ nữ
  • C. Bệnh Đao có thể xảy ra ở cả nam và nữ
  • D. Bệnh Đao chỉ có ở người lớn

Câu 8: Trong tế bào sinh dưỡng của người bệnh nhân Tơcnơ có hiện tượng:

  • A. Thừa 1 NST số 21
  • B. Thiếu 1 NST số 21
  • C. Thừa 1 NST giới tính X
  • D. Thiếu 1 NST giới tính X

Câu 9: Vai trò của di truyền y học là:

  • A. Dự đoán khả năng xuất hiện bệnh và tật ở thế hệ con cháu.
  • B. Hạn chế tác hại của bệnh và sự phát tán bệnh.
  • C. Chữa một số bệnh như mù màu, máu khó đông,…
  • D. Cả A và B.

Câu 10: Biểu hiện ở bệnh bạch tạng là:

  • A. Thường bị mất trí nhớ
  • B. Rối loạn hoạt động sinh dục và không có con
  • C. Thường bị chết sớm
  • D. Da, tóc có màu trắng do cơ thể thiếu sắc tố

Câu 11: Chọn phát biểu ĐÚNG.

  • A. Trẻ bị bệnh Đao có nguyên nhân là bố
  • B. Trẻ bị bệnh bạch tạng có nguyên nhân là do mẹ
  • C. Trẻ sơ sinh bị bệnh Đao có tỉ lệ tăng theo theo độ tuổi sinh để của mẹ
  • D. Trẻ sơ sinh dễ bị bệnh di truyền khi mẹ sinh đẻ ở độ tuổi từ 20 -24

Câu 12: Bệnh do đột biến trội gây ra là:

  • A. bệnh hồng cầu hình liềm
  • B. bệnh Phêninkêtôniệu
  • C. bệnh bạch tạng
  • D. Bệnh mù màu

Câu 13: Bệnh và tật chỉ xuất hiện ở nam giới là:

  • A. tật dính ngón tay 2 -3
  • B. túm lông ở tai
  • C. hội chứng Claiphento
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 14: Bệnh do đột biến gen lặn gây ra là

  • A. Bạch tạng.
  • B. Câm điếc bẩm sinh.
  • C. Ung thư máu.
  • D. Cả A và B.

Câu 15: Hậu quả xảy ra ở bệnh nhân Tơcnơ là:

  • A. Các bộ phận trên cơ thể phát triển bình thường
  • B. Thường có con bình thường
  • C. Thường chết sớm và mất trí nhớ
  • D. Có khả năng hoạt động tình dục bình thường

Câu 16: Bệnh câm điếc bẩm sinh là bệnh do:

  • A. Đột biến gen lặn trên NST thường
  • B. Đột biến gen trội trên NST thường
  • C. Đột biến gen lặn trên NST giới tính
  • D. Đột biến gen trội trên NST giới tính

Câu 17: Những người mắc bệnh Đao không có nhưng tại sao nói bệnh này là bệnh di truyền?

  • A. Vì bệnh do đột biến gen gây nên.
  • B. Vì bệnh sinh ra do vật chất di truyền bị biến dị.
  • C. Vì bệnh có thể phát tán bằng nhiều con đường.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 18: Tại sao tật dính ngón tay 2 – 3 chỉ xuất hiện ở nam giới?

  • A. Do đột biến gen trong ti thể.
  • B. Do nhiều gen chi phối.
  • C. Do đột biến gen nằm trên vùng không tương đồng của NST Y.
  • D. Do đột biến gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X.

Câu 19: Nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh di truyền và tật bẩm sinh ở người là do:

  • A. Các tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên
  • B. Ô nhiễm môi trường sống
  • C. Rối loạn hoạt động trao đổi chất bên trong tế bào
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 20: Bệnh Tơcnơ là một dạng bệnh:

  • A. Chỉ xuất hiện ở nữ
  • B. Chỉ xuất hiện ở nam
  • C. Có thể xảy ra ở cả nam và nữ
  • D. Không xảy ra ở trẻ con, chỉ xảy ra ở người lớn Không xảy ra ở trẻ con, chỉ xảy ra ở người lớn

Câu 21: Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là:

  • A. 25%
  • B. 50%
  • C. 75%
  • D. 100%

Câu 22: Bệnh di truyền xảy ra do đột biến gen là:

  • A. Bệnh máu không đông và bệnh Đao
  • B. Bệnh Đao và bệnh Bạch tạng
  • C. Bệnh máu không đông và bệnh bạch tạng
  • D. Bệnh Tơcnơ và bệnh Đao

Câu 23: Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng bằng

  • A. 44 chiếc
  • B. 45 chiếc
  • C. 46 chiếc
  • D. 47 chiếc

Câu 24: Ở người, đã phát hiện tật di truyền nào:

  • A. Hở hàm ếch
  • B. Dính ngón tay
  • C. Bàn tay, bàn chân nhiều ngón
  • D. Tất cả các tật di truyền trên

Câu 25: Biện pháp nào giúp hạn chế các bệnh tật di truyền?

  • A. Ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường
  • B. Sử dụng hợp lí và đúng nguyên tắc đối với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, một số chất độc khác
  • C. Nếu người chồng có anh(chị, em) mang dị tật, mà người vợ cũng có dị tật đó thì không nên sinh con
  • D. Cả A, B và C

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác