Tắt QC

Trắc nghiệm sinh học 9 học kì I (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Men đen đã tiến hành trên đối tượng nào để thực hiện các thí nghiệm của mình?

  • A.Cây cà chua. 
  • B. Ruồi giấm.
  • C. Cây Đậu Hà Lan. 
  • D. Trên nhiều loài côn trùng.

Câu 2: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến hệ quả :

  • A. A = X, G = T
  • B. A + T = G + X
  • C. A + G = T + X
  •  D. A + X + T = X + T + G 

Câu 3: Đường kính của NST ở trạng thái co ngắn là :

  • A. 0,2 đến 2 micrômet.
  • B. 2 đến 20 micrômet.
  • C. 0,5 đến 20 micrômet.
  • D. 0,5 đến 50 micrômet.

Câu 4: Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội dạng 2n - 1:

  • A. Đao
  • B. Tớcnơ.
  • C. Câm điếc bẩm sinh.
  • D. Bạch tạng.

Câu 5: Một phân tử ADN có 18000 nuclêôtit. Vậy số chu kì xoắn của phân tử ADN đó là:

  • A. 900.
  • B. 1800.
  • C. 3600.
  • D. 450.

Câu 6: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì?

  • A. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được
  • B. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính.
  • C. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
  • D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.

Câu 7: Trong các thể dị bội, dạng nào sau đây gặp phổ biến hơn:

  • A. 2n + 1.
  • B. 2n -1.
  • C. 2n + 1 và 2n – 1.
  • D. 2n – 2.

Câu 8: Đột biến rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người: 

  •  A. Chỉ xảy ra ở nữ.
  •  B. Chỉ xảy ra ở nam.
  •  C. Xảy ra ở nữ hoặc nam.
  •  D. Xảy ra ở người mẹ hơn 40 tuổi.

Câu 9: Nguyên phân xảy ra ở các loại tế bào nào?

  • A. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục.
  • B. Tế bào sinh dục sơ khai, tế bào sinh dưỡng.
  • C. Tế bào sinh dục.
  • D. Tế bào sinh dưỡng.

Câu 10: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:

- A – G  -  X -  T – A – X  – G – T –

Đoạn mạch đơn bổ sung với nó có trình tự như thế nào? 

  • A. - U–  X   - G  – A - U  – G - X  – A-
  • B. –A-  X   - G  – A - A  – G - X  – A-
  • C. - U–  X   - T  – A - U  – G - T  – A-
  • D. - T–  X   - G  – A - T  – G - X  – A- 

Câu 11: Ở nhóm sinh vật nào dưới đây con đực mang cặp NST giới tính XY, còn con cái mang cặp NST giới tính XX ?

  • A. Ruồi giấm, trâu, thỏ, người, cây gai.
  • B. Chim, bướm, ếch, nhái, thằn lằn bóng.
  • C. Bọ hung.
  • D. Châu chấu, rệp.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng:

  • A. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
  • B. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường.
  • C. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
  • D. Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gen chớ không truyền cho con tính trạng có sẵn.

Câu 13: Di truyền là hiện tượng

  • A. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
  • B. Con cái giống bố hoặc mẹ về tất cả các tính trạng.
  • C. Con cái giống bố và mẹ về một số tính trạng.
  • D. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho con cháu.

Câu 14: Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan tới giới tính hay không ?

  • A. Không liên quan đến giới tính vì do gen thường qui định.
  • B. Có liên quan đến giới tính vì bệnh thường biểu hiện ở nam, do gen lặn qui định.
  • C. Có liên quan đến giới tính vì do gen lặn qui định, bệnh thường biểu hiện ở nữ.
  • D. Có liên quan đến giới tính vì do nhiễm sắc thể giới tính qui định.

Câu 15: Ở cải bắp có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18. Hỏi ở kì sau của nguyên phân số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là bao nhiêu?

  • A. 9.
  • B. 18.
  • C. 72.
  • D. 36.

Câu 16: cha mẹ bình thường sinh một đứa con gái câm điếc bẩm sinh. Giải thích hiện tượng trên ?

  • A. Vì bố mẹ mang kiểu gen dị hợp Aa.
  • B. Vì ông nội bị câm điếc bẩm sinh di truyền cho cháu.
  • C. Vì ông ngoại bị câm điếc bẩm sinh di truyền cho cháu.
  • D. Do các tác nhân gây đột biến.

Câu 17: Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra ở đâu trong tế bào? (mức 1)

  • A. Màng tế bào.
  • B. Chất tế bào.
  • C. Nhân tế bào.
  • D. Ribôxôm.

Câu 18: Luồng thông tin di truyền ở tế bào được thể hiện bằng sơ đồ nào?

  • A. ADN→ ARN → prôtêin.
  • B. ADN → ARN.
  • C. ARN → prôtêin.
  • D. ADN → prôtêin.

Câu 19: Ruồi giấm có những đặc điểm nào thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền?

  • A. Có nhiều tính trạng đối lập, đơn gen, dễ quan sát.
  • B. Dễ nuôi trong môi trường tự nhiên, đơn gen.
  • C. Thời gian sinh trưởng và phát triển dài, dễ tạo biến dị nên dễ theo dõi.
  • D. Dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn, có nhiều biến dị dễ quan sát, số lượng NST ít. 

Câu 20: Môt gen đã tổng hợp được 4 phân tử mARN. Nếu có 4 ribôxôm trượt qua hết các phân tử mARN trên thì có bao nhiêu phân tử prôtêin được hình thành?

  • A.  4 phân tử prôtêin.
  • B. 8 phân tử prôtêin.
  • C. 12 phân tử prôtêin.
  • D. 16 phân tử prôtêin.

Câu 21: Đặc trưng nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I ?

  • A. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép.
  • B. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
  • C. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
  • D.  Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh

Câu 22: Nội dung nào sau đây không phải là của phương pháp phân tích các thế hệ lai?

  • A. Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
  • B. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ lai.
  • C. Theo dõi sự di truyền toàn bộ các cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
  • D. Dùng toán thống kê phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.

Câu 23: Điều nào đúng khi nói về cấu tạo của phân tử ARN là:

  • A. Cấu tạo gồm 2 mạch xoắn song song.
  • B. Cấu tạo gồm 2 mạch thẳng.
  • C.  Kích thước và khối lượng phân tử nhỏ hơn ADN.
  • D.  Gồm có 4 loại đơn phân là: A, T, G, X.

Câu 24: Bản chất mối quan hệ giữa gen (ADN) và mARN là gì? 

  • A. mARN là khuôn mẫu để tổng hợp ADN.
  • B. Hai mạch của gen làm khuôn mẫu để tổng hợp nên mARN.
  • C. Trình tự các nuclêôtit của mARN qui định trình tự nuclêôtit của gen.
  • D. Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen qui định trình tự nuclêôtit của mARN.

Câu 25: Ở ruồi giấm 2n = 8. Số lượng nhiễm sắc thể kép ở kì giữa của giảm phân II là?

  • A. 2.
  • B. 4.
  • C. 8.
  • D. 16.

Câu 26: Số cặp nuclêôtit trong mỗi gen là:

  • A. Từ 300 đến 600.
  • B. Từ  600 đến 1500.
  • C. Từ 1500 đến 2000.
  • D. Từ 2000 đến 2500.

Câu 27: Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin?

  • A. Cấu trúc bậc 1.
  • B. Cấu trúc bậc 2.
  • C. Cấu trúc bậc 3.
  • D. Cấu trúc bậc 4.

Câu 28: Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 tạo ra: 

  • A. Hai loại giao tử với tỉ lệ 3A : 1a
  • B. Hai loại giao tử với tỉ lệ 2A : 1a
  • C. Hai loại giao tử với tỉ lệ 1A : 1a
  • D. Hai loại giao tử với tỉ lệ 1A : 2a

Câu 29: Một phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là 1.200.000, biết loại T = 200.000. Vậy số nuclêôtit loại X là bao nhiêu?

  • A. X = 1.000.000
  • B. X = 500.000
  • C. X = 400.000
  • D. X = 800.000

Câu 30: Quá trình hình thành chuỗi axít amin có sự tham gia của loại ARN nào?

  • A. mARN.
  • B. tARN.
  • C. rARN.
  • D. mARN, tARN và rARN.

Câu 31: Trong thí nghiệm của Moocgan, nếu cho  lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài, với thân đen, cánh cụt, sau đó cho ruồi ­F­1­ tạp giao với nhau, giả định có sự liên kết hoàn toàn thì kết quả phép lai ở F­2­ về kiểu hình  là:

  • A. 1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt.
  • B. 2 thân xám, cánh dài: 1 thân đen cánh cụt.
  • C. 3 thân xám, cánh dài: 1 thân đen cánh cụt.
  • D. 1 thân xám, cánh dài: 3 thân đen, cánh cụt.

Câu 32: Trong quá trình thụ tinh, hợp tử được tạo thành do sự kết hợp giữa:

  • A. 1 tinh bào và 1 trứng.
  • B. 1 tinh trùng và 1 noãn bào.
  • C. 1 tinh trùng và 1 trứng.
  • D. 1 tinh trùng và 1 thể cực.

Câu 33: Một người phụ nữ mắt nâu (aa) muốn chắc chắn sinh ra con mắt đen thì phải lấy người chồng có kiểu gen và kiểu hình nào sau đây ?

  • A. Mắt đen (AA).
  • B. Mắt đen (Aa).
  • C. Mắt nâu (aa).
  • D. Không thể có khả năng đó. 

Câu 34: Ở cà chua, tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được: 

  • A. Toàn quả vàng.
  • B. Toàn quả đỏ.
  • C. Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng.
  • D. Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng.

Câu 35: Sự duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể là nhờ những quá trình nào? 

  • A. Nguyên phân, giảm phân.
  • C. Giảm phân, thụ tinh.
  • B. Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
  • D. Nguyên phân, thụ tinh.

Câu 36: Đột biến là gì?

  • A. Biến đổi xảy ra trong kiểu gen.
  • B. Sự thay đổi kiểu hình của sinh vật,
  • C. Biến đổi xảy ra trong ADN và NST.
  • D. Biến đổi xảy ra do môi trường.

Câu 37: Thí nghiệm của Menden đem lai hai thứ đậu Hà lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, F2 thu được số kiểu hình:

  • A. 2 kiểu hình.
  • B.  3 kiểu hình.
  • C. 5 kiểu hình.
  • D.  4 kiểu hình.

Câu 38: Ở kì nào của giảm phân II, nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào?

  • A. Kì đầu.
  • B. Kì cuối.
  • C. Kì giữa.
  • D.  Kì sau.

Câu 39: Hiện tượng nào sau đây xảy ra trong quá trình thụ tinh?

  • A. Bộ nhiễm sắc thể ở tất cả tế bào con được giữ vững và giống như bộ nhiễm sắc thể của hợp tử.
  • B. Có sự tổ hợp bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và cái.
  • C. Các giao tử kết hợp ngẫu nhiên tạo nên các tổ hợp nhiễm sắc thể giống nhau về nguồn gốc.
  • D. Có sự kết hợp nhân của giao tử đực và cái.

Câu 40: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống? 

  • A. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
  • B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
  • C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
  • D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác