Tắt QC

Trắc nghiệm sinh học 9 bài 9: Nguyên nhân

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 bài 9: Nguyên nhân. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Quá trình nguyên phân xảy ra ở đâu? 

  • A. Tế bào sinh dục sơ khai
  • B. Tế bào sinh dưỡng
  • C. Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 2: Quá trình nguyên phân xảy ra ở tế bào nào của cơ thể? 

  • A. Tế bào sinh sản
  • B. Tế bào sinh dưỡng
  • C. Tế bào trứng
  • D. Tế bào tinh trùng

Câu 3: Kết quả kì giữa của nguyên phân các NST với số lượng là

  • A. n (kép)
  • B. 2n(đơn). 
  • C. 2n (kép).
  • D. n (đơn).

Câu 4: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu tháo xoắn. Quá trình này là ở kì nào của nguyên phân

  • A. Kì đầu
  • B. Kì giữa
  • C. Kì sau
  • D. KÌ cuối

Câu 5: Sự sinh trưởng ở các mô, cơ quan và tế bào là nhờ quá trình nào?

  • A. Nguyên phân. 
  • B. Giảm phân.
  • C. Thụ tinh.
  • D. Phát sinh giao tử.

Câu 6: Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là sự

  • A. Sao chép bộ NST của tế bào mẹ sang 2 tế bào con.
  • B. Phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con.
  • C. Phân chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.
  • D. Phân chia đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con.

Câu 7: Trong tế bào của một loài, vào kỳ giữa của nguyên phân, người ta xác định có tất cả 16 cromatit. Loài đó có tên là: 

  • A. Người
  • B. Ruồi giấm
  • C. Đậu hà lan
  • D. Lúa nước

Câu 8: Trong chu kì nguyên phân, trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại là: 

  • A. Kỳ đầu và kỳ cuối
  • B. Kỳ sau và kỳ cuối
  • C. Kỳ sau và kỳ giữa
  • D. Kỳ cuối và kỳ giữa

Câu 9: Trong quá trình nguyên phân. sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kỳ nào? 

  • A. Kỳ trung gian
  • B. Kỳ đầu
  • C. Kỳ giữa
  • D. Kỳ sau

Câu 10: Trong quá trình phân chia tế bào, thoi phân bào có vai trò gì? 

  • A. Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của ADN
  • B. Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của NST
  • C. Giúp NST phân chia về hai cực của tế bào
  • D. Là nơi hình thành ti thể

Câu 11: Ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo? 

  • A. 1 hàng
  • B. 2 hàng
  • C. 3 hàng 
  • D. 4 hàng

Câu 12: Kết thúc quá trình nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là: 

  • A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn
  • B. Lưỡng bội ở trạng thái kép
  • C. Đơn bội ở trạng thái đơn
  • D. Đơn bội ở trạng thái kép

Câu 13: Trạng thái của NST ở kì cuối của quá trình nguyên phân như thế nào? 

  • A. Đóng xoắn cực đại
  • B. Bắt đầu đóng xoắn
  • C. Dãn xoắn
  • D. Bắt đầu tháo xoắn

Câu 14: Qua quá trình nguyên phân, bộ NST ở tế bào con được tạo ra từ tế bào mẹ (2n) có đặc điểm gì? 

  • A. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép
  • B. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn
  • C. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn
  • D. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép

Câu 15: Các tế bào con tạo ra qua nguyên phân, có bộ NST như thế nào sao với tế bào mẹ? 

  • A. Giống hoàn toàn mẹ
  • B. Giảm đi một nửa so với mẹ
  • C. Gấp đôi so với mẹ
  • D. Gấp ba lần so với mẹ

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác