Tắt QC

Trắc nghiệm sinh học 9 bài 5: Lai hai cặp tính trạng tiếp theo

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 bài 5: Lai hai cặp tính trạng tiếp theo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập?

  • A. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.
  • B. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng.
  • C. Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng.
  • D. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.

Câu 2: Định luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng

  • A. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.
  • B. hoán vị gen.
  • C. liên kết gen hoàn toàn.
  • D. các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh.

Câu 3: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về

  • A. sự phân li độc lập của các tính trạng.
  • B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.
  • C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.
  • D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.

Câu 4: Phép lai tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình là: 

  • A. AABb x AABb
  • B. AaBB x Aabb
  • C. AAbb x aaBB
  • D. Aabb x aabb

Câu 5: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a – thân thấp; B – quả tròn, b – quả bầu dục. Cho cây cà chua thân cao, quả tròn lai với thân thấp, quả bầu dục F1 sẽ cho kết quả như thế nào nếu P thuần chủng? (biết các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử và tính trạng thân cao, quả tròn là trội so với thân thấp, quả bầu dục).

  • A. 100% thân cao, quả tròn.
  • B. 50% thân cao, quả tròn : 50% thân thấp, quả bầu dục.
  • C. 50% thân cao, quả bầu dục : 50% thân thấp, quả tròn.
  • D. 100% thân thấp, quả bầu dục.

Câu 6: Quy luật phân li độc lập các cặp tính trạng được thể hiện ở: 

  • A. Con lai luôn đồng tính
  • B. Con lai luôn phân tính
  • C. Sự di truyền của các cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhau
  • D. Con lai thu được đều thuần chủng

Câu 7: Lai cặp bố mẹ thuần chủng, bố có kiểu hình hạt vàng trơn, mẹ có kiểu hình hạt lục nhăn, ở F$_{1}$ được toàn kiểu hình hạt vàng trơn, sau đó cho F$_{1}$ tự thụ. Giả sử mỗi tính trạng chỉ do một cặp gen quy định, các gen trội là gen trội hoàn toàn. Hãy cho biết, ở F2 kiểu gen AaBb chiếm tỉ lệ:

  • A. 1/2
  • B. 1/4
  • C. 1/8
  • D. 1/16

Câu 8: Giả sử: A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. A và B trội hoàn toàn so với a và b, các gen phân li độc lập. Bố mẹ có kiểu gen là: AABb và aabb. Tỷ lệ phân tính ở đời con sẽ như thế nào? 

  • A. Có tỷ lệ phân li 1: 1
  • B. Có tỷ lệ phân li 1: 2 : 1
  • C. Có tỷ lệ phân li 9: 3: 3: 1
  • D. Có tỷ lệ phân li 1: 1: 1: 1

Câu 9: Thực hiện phép lai P: AABB x aabb. Các kiểu gen thuần chủng xuất hiện ở con lai F$_{2}$ là: 

  • A. AABB và AAbb
  • B. AABB và aaBB
  • C. AABB, AAbb và aaBB
  • D. AABB, AAbb, aaBB và aabb

Câu 10: Phép lai tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình là:

  • A. AABb x AABb
  • B. AaBB x Aabb
  • C. AAbb x aaBB
  • D. Aabb x aabb

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác