Tắt QC

Trắc nghiệm sinh học 9 bài 23: Đột biến số lượng NST (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 bài 23: Đột biến số lượng NST (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong tế bào sinh dưỡng thể dị bội có số lượng NST là:

  • A. 2n + 1, 2n – 1.
  • B. 2n + 2, 2n – 2.
  • C. 3n + 1, 3n – 1.
  • D. Cả A và B.

Câu 2: Cơ chế phát sinh thể một nhiễm và thể ba nhiễm là:

  • A. Liên quan đến sự không phân li của 3 cặp NST.
  • B. Liên quan đến sự không phân li của 1 cặp NST.
  • C. Liên quan đến sự không phân li của 2 cặp NST.
  • D. Cả A và B.

Câu 3: Hiện tượng một cặp NST trong bộ NST bị thay đổi về số lượng gọi là:

  • A. Dị bội thể
  • B. Đa bội thể
  • C. Tam bội
  • D. Tử bội

Câu 4: Hậu quả của thể dị bội là gì?

  • A. Làm mất cân bằng hệ gen, giảm sức sống, sức sinh sản tuỳ loài.
  • B. Tăng sức sống, sức sinh sản.
  • C. Tế bào sinh trưởng nhanh, cơ quan to hơn bình thường.
  • D. Cả B và C.

Câu 5: Nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện đột biến về số lượng NST là:

  • A. Do rối loạn cơ chế phân li NST ở kỳ sau của quá trình phân bào.
  • B. Do NST nhân đôi không bình thường.
  • C. Do sự phá huỷ thoi vô sắc trong phân bào.
  • D. Do không hình thành thoi vô sắc trong phân bào.

Câu 6: Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là:

  • A. 47 chiếc NST
  • B. 47 cặp NST
  • C. 45 chiếc NST
  • D. 45 cặp NST

Câu 7: Cơ chế phát sinh các giao tử: n – 1, n + 1 là do:

  • A. một cặp NST tương đồng không được nhân đôi
  • B. một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của nguyên phân
  • C. một cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân
  • D. tất cả các cặp NST không phân li

Câu 8: Đột biến liên quan đến sự thay đổi số lượng của một hay một vài cặp NST gọi là

  • A. Đột biến đa bội chẵn.
  • B. Đột biến đa bội lẻ.
  • C. Đột biến dị bội.
  • D. Cả A và B.

Câu 9: Thể một nhiễm khi giảm phân cho những loại giao tử nào?

  • A. n và n – 1.
  • B. n và n + 1.
  • C. n.
  • D. 2n và 2n – 1.

Câu 10: Cơ chê phát sinh thể dị bội là do sự phân li không bình thường của một cặp NST trong giảm phân, tạo nên:

  • A. Giao tử có 3 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng.
  • B. Giao tử có 2 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng, 
  • C. Hai giao tử đều có 1 NST của cặp tương đồng.
  • D. Hai giao tử đều không có NST nào của cặp tương đồng.

Câu 11: Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là bao nhiêu?

  • A. 22
  • B. 23
  • C. 24
  • D. 46

Câu 12: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Đột biến dị bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.
  • B. Đột biến dị bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
  • C. Đột biến dị bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
  • D. Đột biến dị bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.

Câu 13: Ruồi giấm 2n = 8, số lượng NST của thể ba nhiễm là

  • A. 9
  • B. 10
  • C. 7
  • D. 6

Câu 14: Trường hợp cơ thể sinh vật có bộ nhiễm sắc thể mất hẳn một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, di truyền học gọi là:

  • A. thể khuyết nhiễm.
  • B. thể không nhiễm.
  • C. thể một nhiễm kép.
  • D. thể một nhiễm.

Câu 15: Thể một nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng:

  • A. Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó
  • B. Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó
  • C. Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó
  • D. Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó

Câu 16: Một tế bào của người có 22 nhiễm sắc thể thường và một cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Khẳng định nào sau đây về tế bào đó là đúng:

  • A. Tinh trùng (n - 1)
  • B. Tinh trùng (n + 1)
  • C. Tinh trùng (n)
  • D. Trứng đã thụ tinh.

Câu 17: Ở Tinh Tinh có 2n = 48, thể dị bội 2n-1 có số NST trong tế bào sinh dưỡng là

  • A. 46 NST
  • B. 47 NST
  • C. 48 NST
  • D. 49 NST

Câu 18: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 48. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm. Tính số NST ở kì sau I trong tế bào loài?

  • A. 49 NST đơn
  • B. 49 NST kép
  • C. 51 NST đơn
  • D. 51 NST kép

Câu 19: Nếu cho hai loại giao tử n + 1 và n thụ tinh với nhau, hợp tử sẽ phát triển thành thể:

  • A. một nhiễm.
  • B. hai nhiễm.
  • C. ba nhiễm.
  • D. không nhiễm.

Câu 20: Hội chứng Tơcnơ ở nữ do mất 1 NST giới tính X, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là

  • A. 44
  • B. 45
  • C. 46
  • D. 47

Câu 21: Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ có thể không nhiễm?

  • A. 2n + 1
  • B. 2n – 1
  • C. 2n + 2
  • D. 2n – 2

Câu 22: Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là:

  • A. 46 NST
  • B. 47 NST
  • C. 48 NST
  • D. 49 NST

Câu 23: Thể nào sau đây không phải là thể lệch bội?

  • A. Thể 3 nhiễm trên NST thường.
  • B. Người bị bệnh Đao 
  • C. Thể không nhiễm trên NST giới tính.
  • D. Người bị bệnh ung thư máu.

Câu 24: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Väy thể (2n – 1) cây cà có số lượng nhiễm sắc thể là:

  • A. 26
  • B. 24
  • C. 25
  • D. 23

Câu 25: Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội, dạng (2n – 1)?

  • A. Hội chứng Tơcnơ
  • B. Hội chứng Claiphentơ
  • C. Ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé.
  • D. Hội chứng Đao.

Câu 26: Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A. Bệnh nhân Tơcnơ chỉ có 1 NST X trong cặp NST giới tính.
  • B. Hội chứng Tơcnơ xuất hiện với tỉ lệ 1% ở nữ.
  • C. Người mắc bệnh Đao có 3 NST ở cặp NST giới tính.
  • D. Bệnh bạch tạng được chi phối bởi cặp gen dị hợp.

Câu 27: Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao?

  • A. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.
  • B. Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường, 
  • C. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường,
  • D. Giao tử không chứạ nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác