Trắc nghiệm sinh học 9 bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thông tin di truyền là gì?
A. Trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của gen được dịch mã thành trình tự các axit amin trong phân tử protein.
- B. Trình tự các đối mã của tARN, sẽ dịch mã thành trình tự các axit amin trong phân tử protein.
- C. Trình tự các ribonucleotit của ARN được dịch mã thành trình tự các axit amin trong phân tử protein.
- D. Trình tự các axit amin trong phân tử protein.
Câu 2: Sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng nào dưới đây là đúng?
- A. ADN → ARN → protein → tính trạng.
B. Gen → mARN → protein → tính trạng.
- C. Gen → mARN → tính trạng.
- D. Gen → ARN → protein → tính trạng.
Câu 3: mARN có vai trò gì trong mối quan hệ giữa gen và protein?
- A. Gắn axit amin vào để tổng hợp protein.
B. Truyền đạt thông tin về cấu trúc của protein sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào chất.
- C. Chứa thông tin mã hoá các axit amin.
- D. Cấu trúc nên riboxom tham gia vào tổng hợp protein.
Câu 4: Các bước của quá trình hình thành chuỗi axit amin theo trình tự như thế nào?
1. Các tARN một đầu gắn với 1 axit aamin, đầu kia mang bộ 3 đối mã vào riboxom khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X.
2. Khi riboxom dịch 1 nấc trên mARN thì 1 axit amin được gắn vào chuỗi axit amin.
3. mARN rời khỏi nhân ra tế bào chất để tổng hợp chuỗi axit amin.
4. Khi riboxom dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi axit amin được tổng hợp xong.
- A. 1 → 2 → 4 → 3.
- B. 2 → 1 → 4 → 3.
C. 3 → 1 → 2 → 4.
- D. 3 → 2 → 1 → 4.
Câu 5: Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở:
- A. Trong nhân tế bào
- B. Trên phân tử ADN
- C. Trên màng tế bào
D. Tại ribôxôm của tế bào chất
Câu 6: Các thành phần nào sau đây tham gia vào quả trình tổng hợp prôtêin?
- A. ADN (gen), mARN và rARN
- B. mARN, tARN và ribôxôm
C. ADN (gen), mARN, tARN và ribôxôm.
- D. ADN (gen), mARN và tARN
Câu 7: Gen và protein có mối quan hệ với nhau thông qua cấu trúc trung gian nào?
A. mARN
- B. tARN
- C. rARN
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 8: Quá trình tổng hợp prôtêin được gọi là:
- A. Sao mã
- B. Tự sao
C. Dịch mã
- D. Khớp mã
Câu 9: Mã bộ ba là:
- A. mã gồm 3 nucleotit trên mạch khuôn đứng kế tiếp nhau mã hoá cho 1 axit amin.
- B. mã gồm 3 ribonucleotit trên mạch khuôn mã hoá cho 1 axit amin.
- C. mã di truyền.
D. Cả A và C.
Câu 10: Sự giống nhau giữa ADN, ARN và protein là
1. Đều là các đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào.
2. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm các đơn phân.
3. Đều cấu tạo từ nhiều hợp chất hữu cơ.
4. Giữa các đơn phân đều có liên kết cộng hoá trị và liên kết hydro.
5. Tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự của các đơn phân quy định.
- A. 1, 2 và 3
- B. 1, 2, 4 và 5
C. 1, 2 và 5
- D. 1, 2, 3, 4, và 5.
Câu 11: Phân tử nào được dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin?
- A. tARN
- B. ADN
C. mARN
- D. rARN
Câu 12: Sự tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở:
A. Chất tế bào
- B. Nhân tế bào.
- C. Bào quan.
- D. Không bào.
Câu 13: Chọn phát biểu đúng về quá trình dịch mã.
- A. Mỗi mARN chỉ liên kết với một ribôxôm nhất định.
B. mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm (pôliribôxôm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
- C. Mỗi phân tử mARN được làm khuôn tổng hợp nhiều loại prôtêin.
- D. Mỗi chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ nhiều loại mARN.
Câu 14: Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. ARN và protein đều được tổng hợp ở tế bào chất.
- B. Nguyên tắc trong tổng hợp protein là nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bổ sung.
- C. tARN mang axit amin vào riboxom khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung.
- D. Trình tự các nucleotit trên ADN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi polypeptit
Câu 15: Sự hình thành chuỗi axít amin dựa trên khuôn mẫu nào?
- A. tARN.
- B. rARN.
C. mARN.
- D. Ribôxôm
Câu 16: Trâu, bò, ngựa, thỏ, … đều ăn cỏ nhưng lại có prôtêin và các tính trạng khác nhau do đâu?
- A. Bộ máy tiêu hoá của chúng khác nhau
B. Chúng có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
- C. Cơ chế tổng hợp prôtêin khác nhau.
- D. Có quá trình trao đổi chất khác nhau.
Câu 17: Khi nào quá trình dịch mã dừng lại
- A. Khi riboxom không còn đủ khả năng hình thành liên kết peptit
- B. Khi gặp tín hiệu kết thúc trên tARN
C. Khi gặp các tín hiệu kết thúc trên mARN
- D. Khi không còn axit amin tự do
Câu 18: Sự tạo thành chuỗi axit amin diễn ra theo nguyên tắc:
- A. Nguyên tắc bổ sung
- B. Nguyên tắc khuôn mẫu
C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu
- D. Nguyên tắc bán bảo toàn
Câu 19: Thành phần không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã là:
A. ADN
- B. tARN
- C. mARN
- D. Ribôxôm
Câu 20: Nguyên liệu trong môi trường nội bào được sử dụng trong quá trình tổng hợp prôtêin là:
- A. Ribônuclêôtit
- B. Axitnuclêic
C. Axit amin
- D. Các nuclêôtit
Câu 21: Chuỗi polypeptit có chiều dài là 1500Å. Biết một axit amin có độ dài trung bình 3Å. Hãy xác định số ribonucleotit có trong mARN đã tổng hợp chuỗi polypeptit đó.
- A. 1500
- B. 1501
- C. 1502
D. 1503
Câu 22: Khởi đầu quá trình dịch mã là sự kiện nào?
- A. mARN đi từ nhân ra ngoài tế bào chất
- B. hình thành ribôxôm
- C. hình thành liên kết peptit
D. ribôxôm bám vào mARN, tARN - Met gắn vào bộ ba mở đầu
Câu 23: Kết quả của giai đoạn dịch mã là:
- A. Tạo ra phân tử mARN mới.
- B. Tạo ra phân tử tARN mới.
- C. Tạo ra phân tử rARN mới.
D. Tạo ra chuỗi pôlipeptit mới.
Câu 24: Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ: Gen → mARN → Prôtêin → tính trạng là:
A. trình tự các axitamin trong phân tử prôtêin được quy định bởi trình tự các nuclêôtit trên ADN.
- B. sau khi hình thành, mARN thực hiện tổng hợp prôtêin ở trong nhân.
- C. khi ribôxôm chuyển dịch trên mARN thì prôtêin đặc trưng được hình thành làm cơ sở cho sự biểu hiện các tính trạng.
- D. Cả A, B và C.
Câu 25: Tại sao sự biểu hiện tính trạng của con giống với bố mẹ?
- A. ADN của con giống với ADN của bố mẹ
- B. Kiểu gen của con giống với kiểu gen của bố mẹ
C. Protêin của con giống với protêin của bố mẹ
- D. mARN của con giống với mARN của bố mẹ
Câu 26: Một gen có dài 4080Å khi tổng hợp 2 chuỗi polypeptit cần môi trường cung cấp bao nhiêu axit amin (kể cả axit amin mở đầu).
A. 798
- B. 799
- C. 800
- D. 802
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận