Tắt QC

Trắc nghiệm sinh học 9 bài 15: ADN (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 bài 15: ADN (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Yếu tố nào quy định cấu trúc không gian của ADN?

  • A. Các liên kết cộng hoá trị và liên kết hydro.
  • B. Nguyên tắc bổ sung của các cặp bazơ nitơ.
  • C. Các liên kết cộng hoá trị.
  • D. Các liên kết hydro.

Câu 2: Cặp gen đồng hợp là cặp gen gồm 2 alen giống nhau về

  • A. Chiều dài, tỉ lệ % và số lượng các loại nucleotit.
  • B. Chiều dài, tỉ lệ % các loại nucleotit.
  • C. Chiều dài, tỉ lệ %, số lượng và trình tự sắp xếp các loại nucleotit.
  • D. Chiều dài, tỉ lệ % và số lượng các loại nucleotit, số lượng liên kết hydro.

Câu 3: Xác định tỉ lệ phần trăm từng loại nucleotit trong phân tử ADN, biết ADN có A = 1/3 G.

  • A. A = T = 37,5%; G = X = 12,5%.
  • B. A = T = 12,5%; G = X = 37,5%.
  • C. A = T = 20%; G = X = 60%.
  • D. A = T = 10%; G = X = 30%.

Câu 4: Tên gọi của phân tử ADN là:

  • A. Axit đêôxiribônuclêic
  • B. Axit nuclêic
  • C. Axit ribônuclêic
  • D. Nuclêôtit

Câu 5: ADN là hợp chất cao phân tử vì:

  • A. Khối lượng của nó rất lớn đạt đến hàng triệu, chục triệu đvC.
  • B. Khối lượng của nó lớn hơn gấp nhiều lần so với ARN.
  • C. Chứa từ hàng chục ngàn đến hàng triệu đơn phân.
  • D. Cả A và C.

Câu 6: ADN có đặc điểm là:

  • A. Có kích thước lớn.
  • B. Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
  • C. Thành phần chủ yếu là các nguyên tố : C, H, O, N, P.
  • D. Cả A, B và C

Câu 7: Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là

  • A. glucôzơ.
  • B. axit amin.
  • C. nuclêôtit.
  • D. cả A và B.

Câu 8: Một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỉ XX là:

  • A. Quy luật di truyền của Menden
  • B. Quy luật di truyền liên kết của Moocgan
  • C. Cấu trúc và chức năng NST
  • D. Mô hình ADN của Oatxon và F.Crick

Câu 9: Các thành phần cấu tạo chính của 1 nucleotit là gì?

  • A. Axit photphoric, đường deoxyribo, bazơ nitric.
  • B. Axit photphoric, đường ribo, bazơ nitric.
  • C. Axit photphoric, đường deoxyribo, nitơ.
  • D. Axit photphoric, đường ribo, nitơ.

Câu 10: Tính đặc thù của DNA mỗi loài được thể hiện ở

  • A. Số lượng ADN.
  • B. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit.
  • C. Tỉ lệ (A+T)/(G+X).
  • D. Chứa nhiều gen.

Câu 11: Một gen có 70 chu kỳ xoắn, số lượng nucleotit của gen đó là

  • A. 700 
  • B. 1400
  • C. 1800
  • D. 2100

Câu 12: Tính đa dạng và đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây qui định:

  • A. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào
  • B. Số lượng các nuclêôtit
  • C. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của các nucleotid trong phân tử ADN
  • D. Tỉ lệ (A+T)/(G+X) trong phân tử ADN

Câu 13: Chiều dài mỗi chu kì xoăn trên phân tử ADN là bao nhiêu?

  • A. 20 Å
  • B. 34 Å
  • C. 10 Å
  • D. 3,4 Å

Câu 14: Đường kính vòng xoắn của phân tử ADN là:

  • A. 20nm
  • B. 20μm
  • C. 20mm
  • D. 20 Å

Câu 15: Một đoạn ADN có A = 18%. G của nó sẽ chiếm bao nhiêu %?

  • A. 82%
  • B. 32%
  • C. 41%
  • D. 64%

Câu 16: Một nuclêôtit được cấu tạo từ các thành phần nào?

  • A. một nhóm photphat, một bazơ nitơ, và một hidrocacbon
  • B. một nhóm photphat, một bazơ nitơ, và một đường 5C
  • C. một glixerol, một bazơ nitơ, và một đường 5C
  • D. một nhóm amin, một bazơ nitơ, và một đường 5C

Câu 17: Một gen có 3000 nucleotit, khối lượng phân tử của gen đó là

  • A. 9 x 105
  • B. 9 x 104
  • C. 3 x 105
  • D. 3 x 104

Câu 18: Oatxon và F. Crick mô tả chiều xoắn của phân tử ADN là:

  • A. Chiều từ trái sang phải
  • B. Chiều từ phải qua trái
  • C. Cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ
  • D. Xoắn theo mọi chiều khác nhau

Câu 19: Mỗi chu kì xoăn của ADN cao 34Å gôm 10 cặp nuclêôtit. Vậy chiều dài của mỗi nuclêôtit tương ứng với bao nhiêu Å?

  • A. 34 Å
  • B. 3,4 Å
  • C. 1,7 Å
  • D. 17 Å

Câu 20: Một gen dài 4080Å, số lượng nucleotit của gen đó là

  • A. 1200 
  • B. 4800
  • C. 2400 
  • D. 4080

Câu 21: Gen có tỉ lệ giữa hai loại nucleotit khác nhau bằng 7/3, biết G > T. Tính tỉ lệ phần trăm nucleotit từng loại.

  • A. A = T = 35%; G = X = 15%.
  • B. A = T = 15%; G = X = 35%.
  • C. A = T = 70%; G = X = 30%.
  • D. A = T = 30%; G = X = 70%.

Câu 22: Xác định tỉ lệ phần trăm nucleotit lọai A trong phân tử ADN, biết ADN có G = 31,25%.

  • A. 31,25%.
  • B. 12,5%.
  • C. 18,75%.
  • D. 25%.

Câu 23: Một đoạn phân tử ADN có 60 chu kì xoắn. Số nuclêôtit trên đoạn ADN đó là

  • A. 6000 nuclêôtit.
  • B. 600 nuclêôtit.
  • C. 1200 nuclêotit
  • D. 1200 cặp nuclêổtit

Câu 24: Một phân tử ADN có 200 nuclêôtit loại Ađênín, 800 nuclêôtit loại Guanin. Số vòng xoắn trong phân tử ADN là:

  • A. 100 vòng
  • B. 50 vòng 
  • C. 25 vòng
  • D. 5 vòng

Câu 25: Gen I dài 5100Å, gen II dài 3060Å. Số nucleotit gen I nhiều hơn gen II là 1200. Tính số liên kết hydro của mỗi gen.

  • A. Gen I: 2250, gen II: 4000.
  • B. Gen I: 4000, gen II: 2250.
  • C. Gen I: 2000, gen Ii: 2000.
  • D. Gen I: 2250, gen II: 2000.

Câu 26: Hai mạch đơn pôlinuclêotit của phân tử ADN liên kết với nhau bằng liên kết:

  • A. Cộng hóa trị giữa axit phosphoric của nuclêôtit mạch đơn này với nuclêotit của mạch đơn kia.
  • B. Hiđro giữa axit phosphoric của nuclêôtit mạch đơn này với đường của nuclêotit mạch đơn kia
  • C. Hiđro giữa các bazơ nitric của mạch đơn này với bazơ nitric mạch đơn kia theo nguyên tắc bổ sung (A-G, T-X)
  • D. Hiđro giữa các bazơ nitric của mạch đơn này với bazơ nitric mạch đơn kia theo ngyên tắc bổ sung (A-T, G-X)

Xem đáp án

Xem toàn bộ: Giải bài 15 sinh 9: ADN


Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác