Tắt QC

Trắc nghiệm sinh học 12 bài 3: Đột biến gen (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 12 bài 3: Đột biến gen (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đột biến gen mang lại hậu quả gì cho bản thân sinh vật?

  • A. Đa số là có lợi   
  • B. Đa số là có hại   
  • C. Đa số là trung tính          
  • D. Không có lợi

Câu 2: Ở sinh vật nhân sơ có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polipeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì: 

  • A. mã di truyền có tính đặc hiệu 
  • B. mã di truyền có tính thái hóa
  • C. ADN của vi khuẩn có dạng vòng
  • D. gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon

Câu 3: Gen có 1170 nucleotit và có G = 4A. Sau khi đột biến xảy ra, phân tử protein do gen đột biến tổng hợp bị giảm một axit amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp lần, nhu cầu nucleotit loại A giảm xuống 14 nucleotit. Số liên kết hidro bị hủy qua quá trình trên sẽ là:

  • A. 11417       
  • B. 13104
  • C. 11466       
  • D. 11424

Câu 4: Xét cùng một gen,trường hợp đột biến  nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hơn các trường hợp còn lại?

  • A. Mất một cặp nu- ở vị trí số 15 
  • B. Thêm một cặp nu- ở vị trí số 6
  • C. Thay một cặp nu- ở vị trí số 3
  • D. Thay một cặp nu- ở vị trí số 30

Câu 5: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì

  • A. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.
  • B. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein.
  • C. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được protein.
  • D. gen bị biến đổi dẫn tới không truyền đạt được vật chất di truyền qua các thế hệ.

Câu 6: Thể đột biến là gì?

  • A. Cá thể mang đồng thời nhiều đột biến
  • B. Cá thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình
  • C. Quần thể có nhiều cá thể mang đột biến
  • D. Cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình

Câu 7: Xử lí ADN bằng chất acridin có thể gây biến đổi gì ?

  • A. Làm mất cặp nu-                       
  • B. Làm thêm cặp nu-
  • C. Làm thay cặp nu- này bằng cặp nu- khác        
  • D. Làm thêm hoặc mất một cặp

Câu 8: Khi dùng để xử lí ADN, acridin có vai trò gì ?

  1. Chèn vào mạch khuôn gây đột biến thay một cặp nu-
  2. Chèn vào mạch khuôn gây đột biến mất một cặp nu-
  3. Chèn vào mạch khuôn gây đột biến thêm một cặp nu-
  4. Chèn vào mạch mới đang tổng hợp gây đột biến  thay một cặp nu-
  5. Chèn vào mạch mới đang tổng hợp gây đột biến mất một cặp nu-
  6. Chèn vào mạch mới đang tổng hợp gây đột biến thêm một cặp nu-

Câu trả lời đúng là :

  • A. 2 hoặc 3 hoặc 5        
  • B. 3 hoặc 5         
  • C. 1 hoặc 3 hoặc 6               
  • D. 2 hoặc 4

Câu 9: Một đột biến làm giảm chiều dài của gen đi 10,2A$^{0}$ và mất 8 liên kết hidro. Khi gen ban đầu và gen đột biến đồng thời nhân đôi 3 lần liên tiếp thì số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho gen đột biến giảm đi so với gen ban đầu là:

  • A. A=T=8; G=X=16.
  • B. A=T=16; G=X=8
  • C. A=T=7; G=X=14
  • D. A=T=14; G=X=7

Câu 10: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
  • B. Khi các bazo nito dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nucleotit.
  • C. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nucleotit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp.
  • D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.

Câu 11: Mức độ có lợi hoặc có hại của gen đột biến phụ thuộc vào: 

  • A. số lượng cá thể trong quần thể
  • B. môi trường sống và tổ hợp gen
  • C. tần số phát sinh đột biến gen
  • D. tỉ lệ đực, cái trong quần thể

Câu 12: Dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác loại thì : 

  • A. chỉ bộ ba có nucleotit thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi
  • B. toàn bộ các bộ ba nucleotit trong gen bị thay đổi
  • C. nhiều bộ va nucleotit trong gen bị thay đổi
  • D. các bộ ba từ vị trí cặp nucleotit bị thay thế đến cuối gen bị thay đổi

Câu 13: Tiền đột biến  là:

  • A .Đột biến xảy ra trước khi có tác nhân gây đột biến.
  • B. Đột biến mới chỉ xảy ra trên một mạch nào đó của gen.
  • C. Đột biến mới chỉ xảy ra trên một gen nào đó của ADN.
  • D. Đột biến mới chỉ gây biến đổi một cặp nu- nào đó của gen.

Câu 14: Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại

  • A. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài cặp nucleotit.
  • B. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài nucleotit.
  • C. nhiều điểm trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một số cặp nucleotit.
  • D. một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan tới một cặp nucleotit.

Câu 15: Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không có khả năng: 

  • A. di truyền qua sinh sản vô tính
  • B. nhân lên trong mô sinh dưỡng
  • C. di truyền qua sinh sản hữu tính
  • D. tạo thể khảm

Câu 16: Một gen dài 3060A$^{0}$ có tỉ lệ A/G = 4/5. Đột biến xảy ra không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng tỉ lệ A/G ≈ 79,28%. Loại đột biến đó là

  • A. thay thế 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X.
  • B. thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X.
  • C. thay thế 2 nucleotit loại A bằng 2 nucleotit loại G.
  • D. đảo vị trí cặp A – T và G – X ở 2 bộ ba khác nhau.

Câu 17: Một đột biến gen làm mất 3 cặp nu ở vị trí số 5 ; 10 và 31.Cho rằng bộ ba mới và bộ ba cũ không cùng mã hóa một loại axitamin và đột biến không ảnh hưởng đến bộ ba kết thúc.Hậu quả của đột biến trên là :

  • A. Mất 1 axitamin và làm thay đổi 10 axitamin liên tiếp sau axitamin thứ nhất của chuổi pôlipeptit.
  • B. Mất 1 axitamin và làm thay đổi 10 axitamin đầu tiên của chuổi pôlipeptit.
  • C. Mất 1 axitamin và làm thay đổi 9 axitamin liên tiếp sau axitamin thứ nhất của chuổi pôlipeptit.
  • D. Mất 1 axitamin và làm thay đổi 9 axitamin đầu tiên của chuổi pôlipeptit.

Câu 18: Một đoạn ADN mạch kép có 4050 liên kết hidro, biết rằng trong đó hàm lượng nucleotit loại T chiếm 15%. Khi gen bị đột biến, tỉ lệ A/G của gen là 43,27%. Nếu chiều dài của gen đột biến không đổi so với gen bình thường thì đột biến gen thuộc dạng

  • A. thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A - T
  • B. thay thế 2 cặp G – X bằng 2 cặp A - T
  • C. thay thế 3 cặp G – X bằng 3 cặp A - T
  • D. thay thế 4 cặp G – X bằng 4 cặp A - T

Câu 19: Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dnagj hiếm gặp bắt đôi vs nucleotit bình thường nào sau đây có thể gây nên đột biến gen? 

  • A. Adenin
  • B. Timin
  • C. Xitozin
  • D. 5-BU

Câu 20: Một đột biến điểm xảy ra và không làm thay đổi chiều dài của gen.Chuổi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp sẽ thay đổi thế nào so với gen ban đầu ?

  • A. Mất hoặc thêm 1 axitamin
  • B. Thay đổi 1 axitamin
  • C. Thay đổi toàn bộ các axitamin kể từ điểm bị đột biến tương ứng
  • D. Không thay đổi hoặc làm thay đổi 1 axitamin

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác