Tắt QC

Trắc nghiệm sinh học 12 bài 42: Hệ sinh thái

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 12 bài 42: Hệ sinh thái. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì

  • A. có cấu trúc lớn nhất
  • B. có chu trình tuần hoàn vật chất
  • C. có nhiều chuỗi và lưới thức ăn
  • D. có sự đa dạng sinh học

Câu 2: Câu nào không đúng ?

  • A. Các hệ sinh thái nhân tạo có nguồn gốc tự nhiên.
  • B. Các hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra, phục vụ cho mục đích của con người.
  • C. Hệ sinh thái là sự thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường mà nó tồn tại
  • D. Hệ sinh thái là một cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, là hệ thống mở tự điều chỉnh.

Câu 3: Tại sao mặt trăng không phải là một hệ sinh thái?

  • A. vì không có sinh vật sống ở đó.
  • B. vì không có đầy đủ các chất vô cơ và hữu cơ.
  • C. vì mặt trăng nhiệt độ thấp, quanh năm lạnh.
  • D. vì ở đó không có nước.

Câu 4: Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống vì:

  • A. Nó có chu trình sinh học hoàn chỉnh        
  • B. Nó bao gồm các cơ thể sống tạo thành
  • C. Nó có cấu trúc của một hệ thống sống      
  • D. Nó luôn tồn tại bền vững

Câu 5: Hệ sinh thái nào sau đây cần phải bổ sung thêm nguồn vật chất để nâng cao hiệu quả sử dụng?

  • A. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới
  • B. Hệ sinh thái biển
  • C. Hệ sinh thái sông, suối
  • D. Hệ sinh thái nông nghiệp

Câu 6: Tại sao có thể coi một giọt nước lấy từ ao hồ là 1 hệ sinh thái?

  • A. Vì nó có hầu hết các yếu tố của một hệ sinh thái.
  • B. Vì thành phần chính là nước.
  • C. Vì nó chứa nhiều động vật thủy sinh.
  • D. Vì nó chứa nhiều động vật, thực vật và vi sinh vật.

Câu 7: Câu nào sau đây là không đúng?

  • A. Hệ sinh thái là 1 cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, là 1 hệ thống mở tự điều chỉnh
  • B. Hệ sinh thái là sự thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường mà nó tồn tại
  • C. Các hệ sinh thái nhân tạo có nguồn gốc tự nhiên
  • D. Các hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra và phục vụ cho mục đích của con người

Câu 8: Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm:

  • A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ
  • B. sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải
  • C. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải
  • D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hệ sinh thái rừng nhiệt đới?

  • A. Khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, có nhiều tầng.
  • B. Ánh sáng mặt trời ít soi xuống mặt đất nên có nhiều loài cây ưa bóng.
  • C. Động vật và thực vật đa dạng và phong phú, có nhiều động vật cỡ lớn.
  • D. Khí hậu ít ổn định, vai trò của các nhân tố hữu sinh và các nhân tố vô sinh là như nhau.

Câu 10: Hệ sinh thái nào dưới đây là hệ sinh thái trên cạn?

  1.  Hệ sinh thai rừng nhiệt đới                         
  2. Sa van
  3. Sa mạc                                                     
  4. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
  5.  Hệ sinh thái thảo nguyên.

Trả lời

  • A. 1, 2, 3, 4                                             
  • B. 1,2 ,3 , 5
  • C. 1, 2, 4, 5                                       
  • D. 1, 3, 4, 5

Câu 11: Một hệ sinh thái mà năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, có các chu trình chuyển hóa vật chất và có số lượng loài sinh vật phong phú là

  • A. hệ sinh thái biển
  • B. hệ sinh thái nông nghiệp
  • C. hệ sinh thái thành phố
  • D. hệ sinh thái tự nhiên

Câu 12: Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở

  • A. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng
  • B. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng
  • C. chu trình dinh dưỡng , chuyển hóa năng lượng
  • D. thành phần cấu trúc, chuyển hóa năng lượng

Câu 13: Hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: Năng lượng mặt trời là nguồn sơ cấp, số loài hạn chế và thường xuyên được bổ sung vật chất?

  • A. Hệ sinh thái nông nghiệp                          
  • B. Hệ sinh thái biển
  • C. Dòng sông đoạn hạ lưu                             
  • D. Rừng mưa nhiệt đới

Câu 14: Hệ sinh thái bền vững nhất khi sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc sinh dưỡng

  • A. lớn nhất
  • B. tương đối lớn
  • C. ít nhất
  • D. tương đối ít

Câu 15: Về nguồn gốc, hệ sinh thái được phân thành các kiểu:

  • A. các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước
  • B. các hệ sinh thái lục địa và đại dương
  • C. các hệ sinh thái rừng và biển
  • D. các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo

Câu 16: Các hệ sinh thái được sắp xếp theo chiều tăng dần của vĩ độ từ xích đạo lên Bắc Cực lần lượt là:

  • A. rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới
  • B. đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên
  • C. rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên
  • D. savan, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới

Câu 17: Khi nói về hệ sinh thái, nhận định nào sau đây sai?

  • A. Hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
  • B. Một giọt nước ao cũng được coi là 1 hệ sinh thái
  • C. Ở hệ sinh thái nhân tạo, con người không phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ
  • D. Một hệ sinh thái gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và quần xả sinh vật.

Câu 18: Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?

  • A. Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau, đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
  • B. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau
  • C. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
  • D. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau, đồng thời tác động lên các thành phần vô sinh của sinh cảnh

Câu 19: Cho các phát biểu sau về hệ sinh thái: 

  1. Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là nhóm có khả năng truyền năng lượng từ quần xã đến môi trường vô sinh
  2. Bất ki sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái
  3. Trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải gồm chủ yếu các loài sống dị dưỡng như vi khuẩn, nấm và 1 số vi sinh vật hóa tự dưỡng
  4. Hệ sinh thái tự nhiên thường có tính ổn định cao hơn nhưng thành phần loài kém đa dạng hơn hệ sinh thái nhân tạo

Số phát biểu đúng là: 

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3

Câu 20: Thành phần cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái tự nhiên có

  • A. thành phần loài phong phú, số lượng cá thể nhiều,…
  • B. kích thước cá thể đa dạng, các cá thể có tuổi khác nhau,…
  • C. có đủ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải, phân bố không gian nhiều tầng,…
  • D. cả A, B và C

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác