Tắt QC

Trắc nghiệm Quốc phòng và an ninh 12 Cánh diều bài 1: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975 (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Quốc phòng và an ninh 12 Cánh diều bài 1: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975 (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Mục đích thành lập của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia là

  • A. liên hợp với các nước khác để giành lại độc lập. 
  • B. khôi phục lại chế độ chiếm hữu nô lệ.      
  • C. giải phóng dân tộc Campuchia khỏi họa diệt chủng.    
  • D. thúc đẩy phát triển kinh tế.

Câu 2: Nghệ thuật quân sự trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam là

  • A. kết hợp kịp thời với các lực lượng của các nước yêu chuộng hòa bình.         
  • B. làm sụp đổ lực lượng Pol Pot – Ieng Sary. 
  • C. kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch.
  • D. chế độ Pol Pot có nhiều lỗ hổng, thiếu sót trong khâu quản lí.

Câu 3: Tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam vào thời gian nào?

  • A. 19/3/1976.        
  • B. 21/3/1976.         
  • C. 30/4/1977.         
  • D. 26/4/1977.

Câu 4: Thủ đô Phnom Penh được giải phóng vào

  • A. 7/1/1979.           
  • B. 3/2/1954.           
  • C. 30/4/1975.         
  • D. 19/8/1979.

Câu 5: Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam do

  • A. bị tổn thất nặng nề và chịu sự lên án mạnh mẽ của dư luận tiến bộ trên thế giới cũng như trong nước.                       
  • B. sự phản đối của nhân dân trong nước dẫn đến sự thay đổi bộ máy nhà nước.
  • C. do cạn kiệt nguồn lương thực, vũ khí.                
  • D. do hoàn cảnh tự nhiên khắc nghiệt, dịch bệnh lây lan nhanh chóng.

Câu 6: Trong cuộc chiến nào ta đã kết hợp tạo sức mạnh tổng hợp giữa lực lượng vũ trang địa phương, bộ đội chủ lực Việt Nam cùng với nhân dân yêu nước Campuchia?

  • A. Đấu tranh chống quân Nguyên Mông.                         
  • B. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.                        
  • C. Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.                         
  • D. Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.

Câu 7: Ý không đúng khi nói về giá trị lịch sử của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc là

  • A. thể hiện truyền thống nhân đạo, vì hòa bình, vì sự ổn định của khu vực và trên thế giới.
  • B. khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia Việt Nam trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
  • C. là cuộc chiến tranh tự vệ chính nghĩa bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.                              
  • D. viết tiếp trang sử vẻ hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Câu 8: Năm ___________ chính quyền Trung Quốc chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa.

  • A. 1956.               
  • B. 1974.               
  • C. 1979.               
  • D. 1982.

Câu 9: Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, Việt Nam nhất quán giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp

  • A. nhất quán với các chủ trương của Đảng và Nhà nước.                         
  • B. quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.             
  • C. hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.                                
  • D. tuyên bố chủ quyền biển đảo.

Câu 10: Đối với quần đảo Trường Sa, có ____ nước, ______ bên tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần đảo này.

  • A. 6;7.                  
  • B. 4;5.                  
  • C. 3;4.                  
  • D. 5; 6.

Câu 11: Nước nào sau đây không tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần đối với quần đảo Trường Sa?

  • A. Việt Nam.         
  • B. Trung Quốc.     
  • C. Hàn Quốc.         
  • D. Philippines.

Câu 12: Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn khẳng định 

  • A. sức mạnh về đấu tranh quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao của Việt Nam.            
  • B. truyền thống yêu chuộng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế của dân tộc Việt Nam.
  • C. mối quan hệ của Việt Nam với các nước trên trường quốc tế.                               
  • D. sự phát triển về kinh tế - chính trị của Việt Nam so với các nước lân cận.

Câu 13: Ý nào sau đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc?

  • A. Tự giác thực hiện nghĩa vụ quân sự.                                       
  • B. Hạn chế tham gia các hoạt động tri ân người có công với đất nước.
  • C. Không tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa do địa phương tổ chức.                           
  • D. Chỉ đăng kí nghĩa vụ quân sự khi bị ép buộc.

Câu 14: Ý không đúng về trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh là

  • A. nhận thức đầy đủ, sâu sắc quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
  • B. tập trung học tập, hạn chế rèn luyện sức khỏe.    
  • C. tham gia các hoạt động chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng.           
  • D. tham gia tuyên truyền về giá trị lịch sử, nghệ thuật quân sự Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 15: Tội ác mà tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary gây cho nhân dân ta là

  • A. phá đồi, núi, săn bắn động vật hoang dã.            
  • B. rải chất độc hóa học phá hoại mùa màng.                      
  • C. thả bom bắn phá nhiều cứ điểm của bộ đội ta.              
  • D. đốt nhà, phá hoại hoa màu, tàn sát dã man đồng bào ta.

Câu 16: Tại sao nói cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam thể hiện tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung của nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia? 

  • A. Vì nhân dân Việt Nam đã giúp dân tộc Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, mở ra thời kì mới trong quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia.                        
  • B. Vì nhân dân Việt Nam đã giúp nhân dân Campuchia bảo vệ biên giới phía Tây Nam.
  • C. Vì nhân dân Việt Nam đã góp phần giúp nhân dân Campuchia khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh.                 
  • D. Vì nhân dân Việt Nam chia sẻ cho nhân dân Campuchia những kinh nghiệm chống giặc.

Câu 17: Cho các phát biểu sau

  1. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo sau năm 1975, ta đã kết hợp chặt chẽ các mặt đấu tranh quân sự (khi cần thiết), chính trị, ngoại giao, pháp lí.
  2. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo sau năm 1975, ta đã áp dụng có hiệu quả Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
  3. Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc là cuộc chiến tranh tự vệ chính nghĩa bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
  4. Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, quân và dân ta đã tổ chức phản công trên các khu vực miền núi có địa hình trắc trở.

Số phát biểu đúng là

  • A. 2.                      
  • B. 4.                       
  • C. 1.                       
  • D. 3.

Câu 18: Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, chúng ta đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng bằng cách nào?

  • A. Quân và dân các tỉnh biên giới trực tiếp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đồng thời nhờ sự lên án mạnh mẽ của dư luận tiến bộ trên thế giới.               
  • B. Kết hợp với lực lượng quân đội ở các nước khác trên thế giới để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
  • C. Kiên quyết, chủ động đánh địch ngay khi địch xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
  • D. Xây nhiều thành lũy, pháo đài ngăn chặn sự tấn công của địch.

Câu 19: Giá trị lịch sử cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam sau năm 1975 là

  • A. khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia đối với vùng biển của Việt Nam.
  • B. khẳng định sức mạnh quân sự, lòng đoàn kết của nhân dân Việt Nam.                         
  • C. khẳng định tài ngoại giao của lãnh đạo Việt Nam và các quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới.                       
  • D. khẳng định Việt Nam tôn trọng luật pháp quốc tế, đồng thời cho thế giới biết sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta.

Câu 20: Học sinh trường H thường xuyên chủ động tìm hiểu, học tập nắm chắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung. Hành động này thể hiện

  • A. lòng hiếu học của các học sinh trong trường.                
  • B. khả năng nhận thức, lòng hiếu học của học sinh trường H.               
  • C. sự tò mò, ham học hỏi của các học sinh trong trường.            
  • D. trách nhiệm của học sinh trường H đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác