Tắt QC

Trắc nghiệm Quốc phòng và an ninh 12 Cánh diều bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Quốc phòng và an ninh 12 Cánh diều Trắc nghiệm Quốc phòng và an ninh 12 Cánh diều bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tại sao phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang?

  • A. Bảo đảm cho LLVT luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống
  • B. Bảo đảm cho LLVT luôn có tinh thần cảnh giác cách mạng trước thủ đoạn của kẻ thù
  • C. Bảo đảm cho LLVT có  bản chất cách mạng, có mục tiêu, phương hướng chiến đấu đúng đắn
  • D. Bảo đảm cho LLVT được huấn luyện và rèn luyện tốt mọi lúc mọi nơi sẵn sàng chiến đấu

Câu 2: Khi nào được huy động lực lượng dự bị động viên?

  1. Khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ
  2. Khi thi hành lệnh thiết quân luật
  3. Để phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm

Phát biểu đúng là

  • A. 1 và 2.
  • B. 3 và 2.
  • C. 1 và 3.
  • D. 1, 2 và 3.

Câu 3: Bộ đội địa phương do cơ quan nào trực tiếp chỉ huy?

  • A. Chính quyền địa phương.
  • B. Bộ quốc phòng.
  • C. Bộ Tổng tham mưu.
  • D. Cơ quan quân sự địa phương.

Câu 4: Dân quân tự vệ được xác định là lực lượng như thế nào trong nền quốc phòng toàn dân

  • A. Dân quân tự vệ là lực lượng cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân
  • B. Dân quân tự vệ là lực lượng xung kích trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân
  • C. Dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân
  • D. Dân quân tự vệ là lực lượng xung kích trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.

Câu 5: Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dự bị động viên nhằm đạt mục đích:

  • A. Duy trì sức mạnh chiến đấu của lực lượng dự bị động viên  đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
  • B. Hoàn thiện cơ chế lãnh đạo và tăng cường chất lượng cho lực lượng vũ trang nhân dân.
  • C. Bảo đảm sức mạnh của quân đội, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.
  • D. Hoàn thiện và tăng cường số lượng, chất lượng cho lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.

Câu 6: Biên giới quốc gia được cấu thành bởi bộ phận nào sau đây?

  • A. Biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển và trên không.
  • B. Biên giới quốc gia trong lòng đất và trên biển.
  • C. Biên giới quốc gia trên không, trên biển và trong lòng đất
  • D. Biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất.

Câu 7: Phương tiện kỹ thuật của lực lượng dự bị động viên gồm những phương tiện nào?

  • A. Phương tiện vận tải, làm đường, cầu phà, thông tin liên lạc.
  • B. Phương tiện thông tin liên lạc, y tế, phương tiện vận tải làm đường.
  • C. Phương tiện vận tải làm đường, xếp dỡ, thông tin liên lạc, y tế và một số phương tiện khác.
  • D. Phương tiện vận tải làm đường, thông tin liên lạc và các thiết bị khoa học công nghệ.

Câu 8: Ngày truyền thống lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội là 

  • A. 19/10/1946 
  • B. 22/12/1946 
  • C. 22/12/1945
  • D. 19/10/1945 

Câu 9: Ngày Truyền thống lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh là

  • A. 30/4/1945
  • B. 4/9/1945
  • C. 22/12/1945
  • D. 10/10/1945

Câu 10: Dân quân tự vệ là:

  • A. Là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, và là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
  • B. Là một bộ phận của quân đội nhân dân Việt Nam
  • C. Là lực lượng vũ trang thoát ly sản xuất, công tác
  • D. Là lực lượng phòng thủ dân sự

Câu 11: Nhiệm vụ của Bộ đội địa phương là 

  • A. Làm hậu cần cho toàn dân đánh giặc ở địa phương khi có chiến tranh.
  • B. Bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong thời bình. 
  • C. Là lực lượng nòng cốt bảo vệ biên giới quốc gia.
  • D. Kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu và qua lại biên giới.

Câu 12: Đâu không phải nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng?

  • A. Duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới cửa khẩu.
  • B. Tham gia thực hiện chính sách dân tộc tôn giáo. 
  • C. Phòng chống ứng phó khắc phục sự cố thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu,... 
  • D. Lao động sản xuất, đảm bảo hậu cần khi có chiến tranh.

Câu 13: Một trong những nội dung giáo dục chính trị đối với dân quân tự vệ là:

  • A. Giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước, .
  • B. Giáo dục truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa.
  • C. Giáo dục truyền thống đấu tranh dũng cảm.
  • D. Giáo dục truyền thống kiên quyết chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Câu 14: Một trong những nội dung xây dựng lực lượng dự bị động viên  là:

  • A. Tạo nguồn, đăng ký, quản lý lực lượng dự bị động viên.
  • B. Tạo nguồn, đăng ký, biên chế lực lượng dự bị động viên.
  • C. Tạo nguồn, đăng ký, tổ chức lực lượng dự bị động viên theo kế hoạch.
  • D. Tạo nguồn, đăng ký, kiểm tra lực lượng dự bị động viên theo pháp lệnh qui định.

Câu 15: Một trong những quan điểm của Đảng về xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia:

  • A. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một bộ phận rất quan trọng của Nhà nước Việt Nam.
  • B. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là yếu tố cơ bản nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
  • C. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam.
  • D. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 16: Thực hiện huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đối với lực lượng dự bị động viên nhằm:

  • A. Giúp nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.
  • B. Giúp nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu động viên tham gia mở rộng quân đội.
  • C. Giúp nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu động viên và tổng động viên khi có lệnh.
  • D. Giúp lãnh đạo, chỉ huy nắm được thực trạng tổ chức, xây dựng lực lượng dự bị động viên 

Câu 17: Độ tuổi của công dân Việt Nam tham gia lực lượng dân quân tự vệ là:

  • A. Đủ 18 tuổi đến 42 tuổi cho nam công dân; đủ 18 tuổi đến 35 tuổi cho nữ công dân.
  • B. Đủ 18 tuổi đến 42 tuổi cho nam công dân; đủ 18 tuổi đến hết 30 cho nữ công dân.
  • C. Đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi cho nam công dân; đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi cho nữ công dân.
  • D. Đủ 20 tuổi đến 45 tuổi cho nam công dân; đủ 20 tuổi đến hết 35 tuổi cho nữ công dân.

Câu 18: Những biện pháp chủ yếu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là

  1. Chưa nhất thiết phải giải quyết yêu cầu về vũ khí, trang bị kỹ thuật
  2. Xây dựng đội ngũ cán bộ lực lượng vũ trang nhân dân có phẩm chất, năng lực tốt
  3. Nâng cao chất lượng huấn luyện – giáo dục, xây dựng phát triển khoa học quân sự Việt Nam
  4. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với lực lượng vũ trang nhân dân

Số phát biểu đúng là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 19: Một trong những nội dung xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ hiện nay là:

  • A. Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ coi trọng chất lượng là chính.
  • B. Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ coi trọng chất lượng chính trị
  • C. Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ toàn diện
  • D. Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ toàn diện có sức chiến đấu cao

Câu 20: Một biểu hiện của sức mạnh tổng hợp trong xây dựng lực lượng dự bị động viên  là:

  • A. Sự chăm lo xây dựng lực lượng dự bị động viên của các địa phương.
  • B. Sự chăm lo xây dựng lực lượng dự bị động viên của Bộ, Ngành.
  • C. Sự chăm lo xây dựng lực lượng dự bị động viên của toàn xã hội.
  • D. Sự chăm lo xây dựng lực lượng dự bị động viên của Bộ Quốc phòng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác