Trắc nghiệm phần hai chương II Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV (có đáp án)

Nhằm củng cố lại kiến thức cho các bạn học sinh một cách hiệu quả nhất. Tech12h đã soạn thảo và sưu tập bộ câu hỏi trắc nghiệm phần hai chương II Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV sgk lịch sử 10. Trong bộ câu hỏi trắc nghiệm này có đa dạng câu hỏi trắc nghiệm theo nhiều mức độ khác nhau từ dễ, trung bình và khó. Hi vọng giúp các bạn ôn tập kiến thức tốt nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Trấn là đơn vị hành chính được đặt ra đầu tiên dưới triều đại nào?

A.Tiền Lê        B.Lý

C.Trần            D.Hồ

 

Câu 2. Mô hình tổ chức hành chính nào sau đây thuộc thời Lê sơ sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông?

A. Đạo, phủ, châu, hương, giáp.

B. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã.

C. Lộ, trấn, phủ, châu, xã.            

D. Lộ, phủ, châu, huyện, xã.

 

Câu 3. Thể chế quân chủ chuyên chế có nghĩa là

A.Vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao, trực tiếp điều hành và giải quyết mọi việc trọng đại của quốc gia

B.Vua và các tướng lĩnh quân sự cùng điều hành quản lí đất nước

C.Quyền lực tập trung trong tay một nhóm quý tộc cao cấp

D.Tầng lớp tăng lữ nắm vai trò quyết định trong các vấn đề chính trị và quân sự

 

Câu 4. Thời Lý – Trần – Hồ, quan hệ nước ta với phương Bắc như thế nào?

A. Giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.

B. Giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn.

C. Giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn nhưng luôn giữ tư thế dân tộc độc lập.

D. Hợp tác bình đẳng, hai bên cùng có lợi.

 

Câu 5. Bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua

A.Lý Thái Tổ

B.Lê Thái Tổ

C.Trần Thánh Tông

D.Lê Thánh Tông

 

Câu 6. Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV được xây dựng theo thể chế

A.Dân chủ           B.Cộng hòa

C.Quân chủ         D.Quân chủ chuyên chế

 

Câu 7. Bộ Luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì?

A.Hình Luật

B.Quốc triều hình luật

C.Hình thư

D.Hoàng Việt luật lệ

 

Câu 8. Người hạ Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (1010) là

A.Ngô Quyền

B.Đinh Tiên Hoàng

C.Lê Hoàn

D.Lý Công Uẩn

 

Câu 9. Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê là gì?

A.Bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo

B.Bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị

C.Bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc

D.Bảo vệ tài sản và tính mạng của nông dân làng xã

 

Câu 10. Trong các thế kỉ X – XV, quân đội được tuyển theo

A.Chế độ “ngụ binh ư nông”

B.Chế độ nghĩa vụ quân sự

C.Chế độ lao dịch

D.Chế độ trưng binh

 

Câu 11. Người có công dẹp “loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước là

A.Đinh Bộ Lĩnh

B.Đinh Công Trứ

C.Đinh Điền

D.Ngô Xương Ngập

 

Câu 12. Vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách trong lĩnh vực nào?

A.Kinh tế.                B. Giáo dục.           

C. Hành chính.       D. Văn hóa.

 

Câu 13. Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, triều đại có tới hai vị vua trị vì là

A.Nhà Trần             B.Nhà Lê

C.Nhà Đinh             D.Nhà Lý

 

Câu 14. Nhà Lê được thành lập sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa

A.Hương Khê          B.Bãi Sậy

C.Lam Sơn                D.Tây Sơn

 

Câu 15. Việc đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn (đê quai vạc) được thực hiện bắt đầu từ triều đại nào?

A.Nhà Lý              B.Nhà Tiền Lê

C.Nhà Trần          D.Nhà Lê sơ

 

Câu 16. Ý không phản ánh chính xác hoạt động đối nội của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV là

A.Coi trọng đến việc bảo vệ an ninh đất nước

B.Thực hiện chính sách đoàn kết với các dân tộc

C.Cho phép các tù trưởng miền núi lập thành vùng tự trị

D.Chăm lo đến đời sống nhân dân

 

Câu 17. Việc nhà Lý gả công chúa và ban hành chức tước cho các tù trưởng dân tộc ít người nhằm mục đích gì?

A. Thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc.

B. Lấy lòng người dân tộc thiểu số.

C.Thực hiện chính sách đa dân tộc.

D. Giúp các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế.

 

Câu 18. “Hà đê sứ”là chức quan của nhà Trần đặt ra để

A.Quan sát nhân dân đắp đê

B.Trông coi việc sửa chữa, đắp đê

C.Hằng năm báo cáo tình hình lũ lụt, thiên tai cho nhà vua biết

D.Mở kho phát lương thực cho nhân dân khi gặp lũ lụt, thiên tai

 

Câu 19. Ý không phản ánh chính xác hoạt động đối ngoại của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV là

A.Thực hiện cống nạp với các triều đại phương Bắc, nhưng vẫn giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ

B.Thần phục các triều đại phương Bắc và các nước láng giềng

C.Giữ mối quan hệ hòa hiếu, thân thiện với các nước láng giềng

D.Khi bị xâm lược hoặc bị xâm phạm biên giới thì sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

 

Câu 20. Biểu hiện phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV là

A.Sự ra đời của đô thị Thăng Long

B.Hệ thống chợ làng phát triển

C.Sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ

D.Sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống

 

Câu 21. Thế kỉ X – XV, ở miền Bắc đã hình thành các làng nghề thủ công truyền thống như

A.Bát Tràng, Thổ Hà, Chu Đậu, Huê Cầu

B.Bát Tràng, Đông Hồ, Chu Đậu

C.Bát Tràng, Hương Canh, Huê Cầu

D.Thổ Hà, Vạn Phúc

 

Câu 22. Các xưởng thủ công do nhà nước, tổ chức và quản lí trong các thế kỉ XI – XV được gọi là

A.Đồn điền              B.Quan xưởng

C.Quân xưởng        D.Quốc tử giám

 

Câu 23. Trong các thế kỉ X – XV, việc buôn bán trong nước diễn ra chủ yếu ở

A.Các bến cảng: Vân Đồn, Lạch Trường

B.Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa

C.Các làng nghề thủ công,

D.Vùng biên giới Việt – Trung

 

Câu 24. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp thế kỉ X – XV là

A.Các chính sách khuyến khích thương nghiệp của nhà nước phong kiến

B.Do hoạt động tích cực của thương nhân nước ngoài

C.Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp trong hoàn cảnh đất nước độc lập, thống nhất

D.Năm 1149, nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn (Quảng Ninh) làm bến cảng để buôn bán và trao đổi hàng hóa với nước ngoài

 

Câu 25. Nguyên nhân quan trọng nhất dần đến sự của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV là

A.Đất nước độc lập, thống nhất và phát triển của nông nghiệp

B.Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển các làng nghề

C.Nhân dân đã tiếp thu thêm nhiều nghề mới từ bên ngoài

D.Nhu cầu trong nước ngày càng tăng

 

Câu 26. Biểu hiện sự phát triển vượt bậc của thương nghiệp trong các thế kỉ X – XV là

A.có bước phát triển so với các thế kỉ trước đó.

B.giao lưu buôn bán với người phương Tây.

C.buôn bán trong nước phát triển, giao lưu buôn bán bên ngoài.

D.nhiều đô thị được hình thành và buôn bán sầm uất.

 

Câu 27. Các quan xưởng thủ công do Nhà nước tổ chức và quản lí trong các TK XI – XV gọi là

A. đồn điền.                       B. quan xưởng.  

C. quân xưởng.                 D. công xưởng.

 

Câu 28. Ý nào không phản ánh đúng khi đánh giá về thủ công nghiệp của nước ta trong các thế kỉ X- XV?

A.Các nghề thủ công cổ truyền phát triển mạnh.

B.Thợ quan xưởng đã sản xuất một số sản phẩm kĩ thuật cao.

C.Một số làng nghề truyền thống được hình thành và phát triển.

D.Đã xuất hiện một số nghề thủ công mới được du nhập từ phương Tây.

 

Câu 29. Ý nào không phản ánh chính xác mục đích của việc các triều đại phong kiến nước ta đều thành lập xưởng thủ công nhà nước (quan xưởng), tập trung các thợ giỏi trong nước?

A.Chuyên lo việc đúc tiền

B.Rèn đúc vũ khí và đóng các loại thuyền chiến phục vụ quân đội

C.May mũ áo cho nhà vua, quan lại và quý tộc, xây dựng các cung điện, dinh thự

D.Vừa sản xuất, vừa buôn bán

 

Câu 30. Ngay sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta phải tiến hành kháng chiến chống giặc ngoại xâm nào?

A.Chống quân Tống lần thứ nhất

B.Chống quân Tống lần thứ hai

C.Ba lần chống quân Mông – Nguyên

D.Chống quân Minh

 

Câu 31. Biểu hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp trong các thế kỉ X – XV là

A. hệ thống chợ làng phát triển.

B. sự phòng phú của các mặt hàng mĩ nghệ.

C. sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống.

D. sự ra đời của đô thị Thăng Long.

 

Câu 32. Trong xã hội phong kiến, sự phát triển về kinh tế đưa đến hệ quả gì về mặt xã hội?

A.Đẩy nhanh sự phân hóa xã hội

B.Nông dân ngày càng bị bần cùng hóa

C.Đại địa chủ bước lên vũ đài chính trị

D.Mâu thuẫn giữa vua với nhân dân ngày càng tăng

 

Câu 33. Các vua Lý, vua Lê hàng năm thường về các địa phương để làm gì?

A. Cùng nông dân làm công tác thủy lợi.

B. Làm lễ cày ruộng tịch điền.

C. Kiểm tra lại việc ban cấp ruộng  đất cho nông dân.

D. Kiểm tra lại nhân khẩu ở địa phương.

 

Câu 34. Thời Lê, ngoại thương giảm sút do

A. nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài.

B. chính sách trọng nông ức thương của nhà nước phong kiến.

C. chế độ thuế khóa nặng nề.

D. các cửa biển bị bồi lấp gây khó khăn cho thuyền bè qua lại.

 

Câu 35. Ai là người đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”?

A.Lý Thường Kiệt

B.Trần Thủ Độ

C.Trần Hưng Đạo

D.Trần Thánh Tông

 

Câu 36. Để thể hiện tinh thần tiêu diệt giặc Mông – Nguyên đến cùng, trên cánh tay các tướng sĩ quân đội nhà Trần đã khắc chữ

A.Thề không đội trời chúng với giặc Mông – Nguyên

B.Nếu gặp giặc Mông – Nguyên, phải liều chết mà đánh

C.Hào khí Đông A

D.Sát thát

 

Câu 37. Tinh thần chủ động đối phó với quân Tống của nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương

A.Vườn không nhà trống

B.Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc

C.Lập phòng tuyến chắc chắn để chặn giặc

D.Tích cực chuẩn bị lương thảo, vũ khí, luyện quân để chống lại thế mạnh của giặc

 

Câu 38. Để đối phó với thế mạnh của quân Mông – Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện kế sách

A.Ngụ binh ư nông

B.Tiên phát chế nhân

C.Vườn không nhà trống

D.Lập phòng tuyến chắc chắn để đánh giặc

 

Câu 39. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, quân dân Đại Việt đã đập tan quân xâm lược

A.Mông –Nguyên           B.Minh .

C.Nam Hản.                       D.Tống.

 

Câu 40.Nguyên nhân chủ yếu khiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ năm 1407 thất bại?

A.Thế giặc mạnh.                                                            

B.Nhà Hồ không có tướng tài giỏi.

C.Nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân.

D.Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn.

 

Câu 41. Ở giữa thế kỉ XV, để giải quyết khó khăn trong nước, nhà Tống đã chủ trương

A.Đánh 2 nước Liêu, Hạ.

B.Đánh Chăm Pa để mở rộng lãnh thổ.

C.Đánh Đại Việt làm cho Liêu, Hạ phải kiềng nể.

D. Giải hòa với Đại Việt để đánh Liêu, Hạ.

 

Câu 42.“ Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” là chủ trương của

A.Trần Hưng Đạo.          B.Lê Hoàn .

C.Lê Lợi.                             D.Lý Thường Kiệt.

 

Câu 43.Kế sách “ vườn không nhà trống ” được nhân dân ta thực hiện có hiệu quả trong cuộc kháng chiến nào sau đây ?

A.Chống quân xâm lược Mông-Nguyên.

B.Chống quân xâm lược Tống thời Lí.

C.Chống quân xâm lược Minh.

D.Chống quân xâm lược Tống thời Tiền Lê.

 

Câu 44."Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" là câu nói nổi tiếng  thể hiện sự tự tôn dân tộc, ý chí quyết  tâm chống giặc giữ nước của  danh tướng nào dưới thời Trần?

A.Trần Thủ Độ.                  B.Trần Bình Trọng.

C.Trần Quốc Tuấn.           D.Trần Quốc Toản

 

Câu 45.Chiến thắng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn là trận nào?

A.Chí Linh (1424)                                                             

B.Diễn Châu (1425)

C.Tốt Động – Chúc Động (1426).               

D.Chi Lăng – Xương Giang (1427) .

 

Câu 46.Lê Hoàn chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống giành thắng lợi ở đâu?

A.Sông Như Nguyệt.

B. Sông Bạch Đằng.

C.Chi lăng - Xương Giang.

D.Tốt Động - Chúc Động

 

Câu 47.Sắp xếp thứ tự theo thời gian các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta trong các thế kỉ X-XV.

1. kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

2.kháng chiến chống quân Mông-Nguyên

3.kháng chiến chống Tống thời Lí.

4.khởi nghĩa Lam Sơn.

A.1,2,3,4.              B.2,3,4,1.

C.1,3,2,4.              D.3,2,4,1.

 

Câu 48.“ Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu Thần trước đã ”, là câu nói của ai ?

A.Trần Hưng Đạo .

B.Trần Thủ Độ.

C.Trần Quốc Toản.

D.Trần Quang Khải.

 

Câu 49. Vị vua nào dưới thời Trần khi lên làm Thái thượng hoàng đã xuất gia đầu Phật và lập ra dòng Thiên Trúc Lâm Đại Việt.

A. Vị vua Trần Thái Tông.

B. Vị vua Trần Thánh Tông.

C. Vị vua Trần Nhân Tông.

D. Vị vua Trần Anh Tông.

 

Câu 50. Thời kì nào Nho giáo, Phật Giáo, Đạo giáo được du nhập vào nước ta?

A. Thời Văn Lang – Âu Lạc          

B. Thời Bắc thuộc.

C. Thời Ly                                              

D. Thời Trần

 

Câu 51. Nho giáo chiếm vị trí độc tôn ở nước ta vào thời kì nào?

A. Thời Tiền Lê                       B. Thời L‎y

C. Thời Trần                             D. Thời Lê.

 

Câu 52. Thờì Bắc thuộc, hệ tư tưởng phong kiến nào được truyền bá vào nước ta?

A. Hệ tư tưởng Nho giáo truyền vào nước ta.

B. Hệ tư tưởng Phật giáo truyền vào nước ta.

C. Hệ tư tưởng Nho giáo, Phật giáo truyền vào nước ta.

D. Hệ tư tưởng Ấn Độ giáo truyền vào nước ta.

 

Câu 53. Phật giáo phát triễn mạnh mẽ nhất ở nước ta vào thời kì nào?

A. Dưới thời nhà Đinh – Tiền Lê

B. Dưới thời nhà Ly – Trần.

C. Dưới thời nhà Hồ

D. Dưới thời nhà Lê Sơ.

 

Câu 54. Dưới thời Trần, ai là thầy giáo, nhà Nho được triều đình trọng dụng nhất?

A. Trương Hán Siêu.

B. Chu Văn An.

C. Nguyễn Trãi.

D. Phạm Sư Mạnh

 

Câu 55. Từ thời Bắc thuộc, hai tôn giáo lớn đã được truyền bá vào nước ta, từng bước hoà nhập vào cuộc sống của nhân dân, đó là tôn giáo nào?

A. Đó là Nho giáo và Phật giáo.

B. Đó là Phật giáo và Đạo giáo.

C. Đó là Phật giáo và Thiên chúa giáo.

D. Đó là Phật giáo và Ấn Độ giáo.

 

Câu 56. Vị vua nào cho lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long, ‘đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, vẽ 72 vị hiền tài, bốn mùa cúng tế và cho Hoàng thái tử đến học”vào năm 1070?

A.  Vị vua L‎ý Thái Tổ.

B.  Vị vua L‎ý Thái Tông.

C.  Vị vua L‎ý Nhân Tông.

D.  Vị vua L‎ý Thánh Tông.

 

Câu 57. Thời nhà Trần có một danh sĩ được gọi là “ Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Đó là ai?

A. Lê Quý Đôn

B. Chu Văn An.

C. Phạm Sư Mạnh

D. Mạc Đĩnh Chi

 

Câu 58. Biểu hiện nào cho thấy giáo dục giáo dục, thi cử được quan tâm đặc biệt ở thời Lê sơ?

A. Cứ 3 năm lại tổ chức một kì thi Hội.

B. Cho dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu, đặt lễ xướng danh.

C. Cứ 3 năm lại tổ chức một kì thi Hội, Cho dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu.

D. Cứ 3 năm lại tổ chức một kì thi Hội, Cho dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu, đặt lễ xướng danh.

 

Câu 59. Chùa Diên hựu được xây dựng vào:

A. Thời Lý.

B. Thời Trần

C. Thời Lê

D. Thời Nguyễn.

 

Câu 60. Trần Thái Tông viết hai câu thơ:

“Người lính già đầu bạc

Kể mãi chuyện Nguyên Phong”

Để nói về chiến công oanh liệt chống quân xâm lược nào?

A. Chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077)

B. Chống quân xâm lược nhà Nguyên (1288)

C. Chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)

D. Chống quân xâm lược nhà Minh (1427)

 

Câu 61. Những công trình nghệ thuật, Kiến trúc nào của nước ta thuộc “An Nam tứ đại khí”?

A. Đền Quán Thánh.

B. Chùa Trần Quốc

C. Chùa Diên Hựu

D. Đền Ngọc Sơn.

 

Câu 62. Tình hình khoa học kĩ thuật ở nước ta từ thế kỉ XI- XV:

A. Phát triễn tương đối toàn diện.

B. Đã có những bước tiến đang kể so với thế giới.

C. Chủ yếu phát triển về khoa học xã hội, hạn chế sự phát triễn khoa học kĩ thuật.

D. Phát triễn toàn diện.

 

Câu 63. Tình hình văn học nước ta thế kĩ XI-XV:

A. Văn học đã phát triễn với nhiều thể loại phong phú.

B. Văn học chữ Hán phát triễn là chủ yếu, với hàng loạt các bài thơ, phú hịch.

C. Nội dung văn học còn mang nặng tư tưởng tôn giáo, nhất là tư tưởng của đạo phật.

D. Văn học thể hiện niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc.

 

Câu 64. Ai là tác giả của tác phẩm “ Bạch Đằng giang phú”, một tác phẩm thể hiện niềm tự hào dân tộc?

A. Tác giả là Trần Quốc Tuấn.

B. Tác giả là Trương Hán Siêu

C. Tác giả là Nguyễn Trãi.

D. Tác giả là Lý Thường Kiệt.‎

 

Câu 65. Bộ sử đầu tiên của nước ta được biên soạn có nhan đề là:

A. Đại Việt sử.

B. Đại Việt sử kí

C. Đại Việt Sử kí toàn thư.

D. Đại Việt thông sử.

 

Câu 66. Ai là tác giả của hai câu thơ dưới đây:

“Tướng võ, quan hầu đều biết chữ,

Thợ Thuyền, thư lại cũng hay thơ”

A. Tác giả Trần Nguyên Đán

B. Tác giả Trần Nhân Tông

C. Tác giả Trần Quang Khải

D. Tác giả Trần Sư Mạnh.

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

1 - B

2 - B

3 - A

4 - C

5 - D

6 - D

7 - C

8 - D

9 - B

10 - A

11 - A

12 - C

13 - A

14 - C

15 - B

16 - C

17 - A

18 - B

19 - B

20 - D

21 - A

22 - B

23 - B

24 - C

25 - A

26 - C

27 - B

28 - D

29 - D

30 - A

31 - C

32 - A

33 - B

34 - A

35 - A

36 - D

37 - B

38 - C

39 - C

40 - C

41 - C

42 - D

43 - A

44 - A

45 - D

46 - B

47 - A

48 - A

48 - C

50 - B

51 - D

52 - A

53 - B

54 - B

55 - B

56 - D

57 - D

58 - D

59 - A

60 - C

61 - C

62 - C

63 - D

64 - B

65 - B

66 - A

Từ khóa tìm kiếm: câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10, bộ trắc nghiệm ôn tập lịch sử 10, câu hỏi ôn thi lịch sử 10, câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10 hay nhất, trắc nghiệm lịch sử 10 năm 2018

Bình luận

Giải bài tập những môn khác