Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức học kì II (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt có nhan đề là gì?

  •      A. Việt Nam sử lược.

  •      B. Đại Nam thực lục.

  •      C. Đại Việt sử kí.
  •      D. Đại Việt sử kí toàn thư.

Câu 2: Vị tướng nào đã được vua Trần hai lần cử làm Quốc công tiết chế - tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến chống quân Nguyên?

  •      A. Trần Khánh Dư.

  •      B. Trần Quang Khải.

  •      C. Trần Quốc Tuấn.
  •      D. Trần Thủ Độ.

Câu 3: Ai là người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử?

  •      A. Trần Thánh Tông.

  •      B. Trần Thuận Tông.

  •      C. Trần Nhân Tông.
  •      D. Trần Anh Tông.

Câu 4: Cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly thất bại chủ yếu do

  •      A. sự uy hiếp của nhà Minh.
  •      B. không được sự ủng hộ của nhân dân.

  •      C. tài chính đất nước trống rỗng.

  •      D. sự chống đối của quý tộc Trần.

Câu 5: Văn học thời Trần mang đậm tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, vì

  •      A. Đại Việt vươn lên trở thành cường quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á.

  •      B. đất nước liên tục phải đương đầu và chiến thắng trước các cuộc xâm lược.
  •      C. nền kinh tế phát triển, tinh thần tự cường của dân tộc dâng cao.

  •      D. nhà nước chú trọng xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc.

Câu 6: Loại tiền giấy được phát hành dưới thời Hồ có tên là

  •      A. Thái Bình thông bảo.

  •      B. Thánh Nguyên thông bảo.

  •      C. Thông bảo hội sao.
  •      D. Thuận Thiên thông bảo.

Câu 7: Năm 1075, quân dân nhà Lý thực hiện các cuộc tập kích sang đất Tống, nhằm mục đích

  •      A. đòi lại phần đất mà trước kia nhà Tống chiếm giữ.

  •      B. đánh vào nơi tập trung lương thực và vũ khí của nhà Tống.
  •      C. buộc nhà Tống phải thần phục và cống nạp cho Đại Việt.

  •      D. xâm chiếm đất đai để mở rộng lãnh thổ Đại Việt.

Câu 8: Năm 1010, vua Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư về Đại La, vì

  •      A. nơi đây có sông Tô Lịch thông ra sông Hồng, nhiều phong cảnh đẹp.

  •      B. Đại La gần với quê hương của nhà vua (Từ Sơn - Bắc Ninh).

  •      C. nơi đây hội tụ những điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm đất nước.
  •      D. muốn hạn chế thế lực của bộ phận quý tộc nhà Tiền Lê.

Câu 9: Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý đặt dưới sự lãnh đạo của ai?

  •      A. Lý Thường Kiệt.
  •      B. Lê Quý Đôn.

  •      C. Lê Duy Vỹ.

  •      D. Lê Đại Hành.

Câu 10: Từ thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào cho công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc?

  •      A. Tập trung vào xây dựng thành lũy, chế tạo vũ khí.

  •      B. Chỉ chú trọng xây dựng lực lượng quân sự mạnh.

  •      C. Chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

  •      D. Cần quy tụ, chiêm mộ nhiều tướng lĩnh tài giỏi.

Câu 11: Tư tưởng nào xuyên suốt cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 - 1077)?

  •      A. bị động.

  •      B. phòng thủ.

  •      C. chủ động.
  •      D. phòng ngự.

Câu 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nước Đại Ngu (1406 - 1407) thất bại chủ yếu là do: nhà Hồ

  •      A. không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.
  •      B. không có vũ khí tốt, quân đội mạnh.

  •      C. không có thành lũy kiên cố.

  •      D. không có tướng lĩnh tài giỏi.

Câu 13: Để giữ ổn định vùng biên giới của đất nước, nhà Lý đã thực hiện chính sách gì?

  •      A. Cho các tù trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.

  •      B. Ban cấp ruộng đất cho các tù trưởng dân tộc miền núi.
  •      C. Gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.

  •      D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.

Câu 14: Bộ luật của Đại Việt được ban hành dưới thời Trần có tên là

  •      A. Quốc triều hình luật.

  •      B. Hoàng Việt luật lệ.

  •      C. Luật Gia Long.
  •      D. Luật Hồng Đức.

Câu 15: Năm 1418, Lê Lợi đã tập hợp hào kiệt bốn phương, dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh tại căn cứ nào?

  •      A. Chi Lăng (Lạng Sơn).

  •      B. Xương Giang (Bắc Giang).

  •      C. Lam Sơn (Thanh Hoá).
  •      D. Chúc Động (Hà Nội).

Câu 16: Nhà Hồ đã thực hiện chính sách gì để tăng cường sức mạnh quân sự?

  •      A. Cải cách chế độ học tập, thi cử để chọn người tài.
  •      B. Lập lại kỉ cương, cải tổ quy chế quan lại.

  •      C. Tăng cường lực lượng chính quy, xây dựng thành luỹ.

  •      D. Thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô.

Câu 17: Cách kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý có điểm gì độc đáo?

  •      A. Chủ động đề nghị giảng hoà với quân Tống.

  •      B. Tổ chức Hội thề Đông Quan với quân Tống.

  •      C. Chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng.
  •      D. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.

Câu 18: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:

“Tuổi già nhưng sức chẳng già,

Vung gươm Bắc tiến, quân nhà Tống tan,

Xuôi Nam, Chiêm quốc kinh hoàng,

Thơ thần một áng, lời vàng còn ghi”

  •      A. Lý Long Tường.

  •      B. Lý Công Bình.

  •      C. Lý Thường Kiệt.
  •      D. Lý Kế Nguyên.

Câu 19: Nhà Trần đã thực hiện nhiều biện pháp để phục hồi và phát triển nông nghiệp, ngoại trừ việc

  •      A. khuyến khích nhân dân khai hoang.

  •      B. nghiêm cấm các tôn thất lập điền trang.
  •      C. miễn giảm tii thuế cho nhân dân.

  •      D. quan tâm đến đê diều, thủy lợi.

Câu 20: Tháng 11/1426, nghĩa quân Lam Sơn đã mai phục và giành thắng lợi trước quân Minh ở đâu?

  •      A. Chi Lăng - Xương Giang.

  •      B. Tốt Động - Chúc Động.
  •      C. Rạch Gầm - Xoài Mút.

  •      D. Ngọc Hồi - Đống Đa.

Câu 21: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa,… là những tác phẩm nổi tiếng của

  •      A. Lương Thế Vinh.
  •      B. Ngô Sỹ Liên.

  •      C. Nguyễn Trãi.

  •      D. Lê Quý Đôn.

Câu 22: Vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như tể tướng, đại tổng quản, đại hành khiển nhằm mục đích gì?

  •      A. Tuân theo di huấn của tổ tông.

  •      B. Tránh việc gây chia rẽ nội bộ trong triều.

  •      C. Đơn giản hóa bộ máy hành chính.

  •      D. Tập trung quyền hành vào tay vua.

Câu 23: Trong các thế kỉ X – XVI, tôn giáo có địa vị quan trọng nhất ở Chăm-pa là

  •      A. Hồi giáo.

  •      B. Công giáo.

  •      C. Hin-đu giáo.
  •      D. Phật giáo.

Câu 24: Lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông: “Một thước núi, một tấc sống của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần... Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tôi phải tru di” đã cho thấy điều gì?

  •      A. Đại Việt thời Lê sơ đã trở thành cường quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á.

  •      B. Nhà Lê quyết tâm kháng chiến chống quân Minh, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

  •      C. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia của nhà Lê sơ.
  •      D. Sự phát triển cường thịnh của nền kinh tế Đại Việt dưới thời Lê sơ.

Câu 25: Trong những năm từ 1220 - 1353, Vương quốc Chăm-pa

  •      A. được hình thành và bước đầu phát triển.

  •      B. bị Chân Lạp xâm lược và cai trị.

  •      C. ngày càng suy thoái và khủng hoảng.

  •      D.  bước vào thời kì phát triển thịnh đạt nhất.

Câu 26: Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI là gì?

  •      A. Thương mại đường biển và trồng lúa.

  •      B. Trồng lúa kết hợp chăn nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản.
  •      C. Sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán đường biển.

  •      D. Khai thác lâm sản (trầm hương, ngà voi,…).

Câu 27: Năm 1424, để gỡ thị bị quân Minh bao vây, Nguyễn Chích đề nghị nghĩa quân Lam Sơn tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân

  •      A. lên núi Chí Linh.

  •      B. vào Nghệ An.
  •      C. ra Đông Đô.

  •      D. lên núi Tam Điệp.

Câu 28: Trong quá trình cai quản vùng đất Phù Nam cũ, triều đình Ăng-co của Cam-pu-chia đã

  •      A. tổ chức chính quyền đô hộ một cách chặt chẽ.

  •      B. đồng hoá người Phù Nam thành người Chân Lạp.

  •      C. vơ vét bóc lột nhân dân và thu được nhiều của cải.

  •      D. gặp nhiều khó khăn, hầu như không quản lí được.

Câu 29: Nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lê sơ cho dựng các bia Tiến Sĩ trong Văn Miếu không nhằm mục đích nào dưới đây?

  •      A. Răn đe quan lại phải có trách nhiệm với với dân cho xứng với bảng vàng.

  •      B. Vinh danh những người đỗ đạt cao trong các kì thi do nhà nước tổ chức.

  •      C. Khuyến khích, cổ vũ tinh thần học tập, thi cử của quần chúng nhân dân.

  •      D. Để lại cho hậu thế những công trình kiến trúc, điêu khắc độc đáo, sinh động.

Câu 30: Đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa và Đại Việt có điểm gì giống nhau?

  •      A. Buôn bán qua đường biển là ngành chính.

  •      B. Thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.

  •      C. Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành chính.
  •      D. Công - thương nghiệp là nền tảng chính.

Câu 31: Nhà Minh lấy cớ gì khi đem quân sang xâm lược Đại Ngu?

  • A. Nhà Hồ không sử sứ giả sang xin sắc phong.

  • B. Nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần.
  • C. Nhà Trần cho quân xâm lấn lãnh thổ nhà Minh.

  • D. Nhà Trần không thần phục, cống nạp nhà Minh.

Câu 32: Bộ “Quốc triều hình luật” thời Lê sơ còn có tên gọi khác là

  •      A. Luật Gia Long.

  •      B. Luật Hồng Đức.
  •      C. Hoàng Việt luật lệ.

  •      D. Hoàng triều luật lệ.

Câu 33: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly thất bại là gì?

  • A. Sự uy hiếp của nhà Minh.

  • B. Sự chống đối của quý tộc Trần.

  • C. Tài chính đất nước trống rỗng.

  • D. Không được sự ủng hộ của nhân dân.

Câu 34: Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, đặt niên hiệu Thuận Thiên, khôi phục lại quốc hiệu

  •      A. Đại Cồ Việt.

  •      B. Đại Ngu.

  •      C. Đại Việt.
  •      D. Vạn Xuân.

Câu 35: Biện pháp phát triển nông nghiệp nào đã được nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lý - Trần - Lê sơ đưa vào trong các bộ luật?

  •      A. Cho phép vương hầu, quý tộc lập điền trang.

  •      B. Chia ruộng cho nông dân theo phép quân điền.

  •      C. Bảo vệ sức kéo cho sản xuất nông nghiệp.
  •      D. Khuyến khích nhân dân lai tạo giống lúa mới.

Câu 36: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 – 1407) thất bại là gì?

  • A. Nhà Hồ không có tướng lĩnh tài giỏi.

  • B. Quân Minh có ưu thế hơn về lực lượng, vũ khí.

  • C. Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn.

  • D. Nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc

Câu 37: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:

“Từng phen khóc lóc theo cha,

Rồi đem nợ nước, thù nhà ra cân,

Núi Lam Sơn tìm giúp minh quân,

Bình Ngô đại cáo bút thần ra tay?”

  •      A. Nguyễn Trãi.
  •      B. Nguyễn Xí.

  •      C. Lê Sát.

  •      D. Lê Lợi.

Câu 38: Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, cư dân Chăm-pa đã đạt được thành tựu nổi bật nào trên lĩnh vực kinh tế?

  •      A. Trở thành nước có nền thương mại đường biển phát triển nhất Đông Nam Á.

  •      B. Đưa thương cảng Óc Eo thành một trong những trung tâm buôn bán quốc tế.

  •      C. Xây dựng thành công con đường buôn bán tơ lụa qua vùng biển Đông Nam Á.

  •      D. Mở rộng cảng Đại Chiêm (Quảng Nam), xây dựng cảng Tân Châu (Bình Định).

Câu 39: Nhận xét nào dưới đây không đúng về tình hình văn hóa - giáo dục thời Lê sơ?

  •      A. Phật giáo chiếm vị trí độc tôn trong xã hội.
  •      B. Văn học chữ Hán phát triển và giữ ưu thế.

  •      C. Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng.

  •      D. Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục.

Câu 40: Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê đã biên soạn bộ sách nào dưới đây?

  •      A. Đại Việt sử kí.

  •      B. Đại Nam thực lục.

  •      C. Đại Việt sử kí toàn thư.
  •      D. Việt Nam sử lược.


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác